You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI KIỂM TRA


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ BÀI:
Đề 1
Anh (chị) trình bày ngắn gọn nhận thức của bản thân về một số luận điểm
sau:
1. Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách
mạng Việt Nam.
2. Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 chẳng qua là một sự ăn may.
3. Nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) thì không có Hội nghị
Giơnevơ bàn về vấn đề Đông Dương.

Đề 2:
1. Trình bày khái quát về giai đoạn 1954-1975 ở Việt Nam.
2. Đánh giá khái quát về thành tựu và hạn chế của 35 năm đổi mới ở Việt Nam.
Từ đó, anh (chị) hãy bình luận ngắn về những thành tựu, hạn chế đó.

Họ và tên:Nguyễn Thị Như Quỳnh


Mã sinh viên:20S9010697
Nhóm:05
BÀI LÀM

1
Đề 1
1.- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì
mới cho cách mạng Việt Nam
-Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản
duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên
sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước,
hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
-Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và
hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng
trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường
phát triển của dân tộc ta
-Đảng ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc ta.Sự ra đời của Đảng là sản
phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
-Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có
Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc
theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam
vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết
được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng
diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất
nước Việt Nam.
-Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống
nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng
vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định
phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 85 năm qua.
2. Thực tế lịch sử cho thấy không bao giờ có sự ăn may nào cả, thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám là kết quả tất yếu từ sự chủ động, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh.:
-Kể từ mùa Xuân năm 1930, sau hơn 9 năm ra đời, mặc dù có những giai đoạn cách
mạng Việt Nam phải trải qua những khó khăn, thách thức khó lường, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã từng bước khẳng định uy tín, sức ảnh hưởng và năng lực lãnh đạo của
một chính đảng cách mạng.
-Về tình hình quốc tế, khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến giai đoạn kết thúc, các
nước đồng minh đã giải quyết vấn đề Đông Dương trên cơ sở lợi ích của mình mà
không tính tới nguyện vọng và đóng góp của nhân dân nơi đây trong cuộc đấu tranh

2
chung chống chủ nghĩa phát xít. Từ đó, số phận của Việt Nam và Đông Dương đã bị
chúng định đoạt theo kiểu áp đặt, có tính chất thỏa thuận lợi ích. Danh nghĩa là “đồng
minh giải giáp quân Nhật” nhưng bản chất là “thực hiện lợi ích đã được thương
lượng” giữa các nước thắng trận.
-Trở lại với tình hình Việt Nam, thực hiện Quân lệnh số 1, công cuộc Tổng khởi nghĩa
chính thức diễn ta từ đêm 13 rạng sáng ngày 14/8/1945. Đến ngày 28/8/1945, các địa
phương trong cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa giành được chính quyền về tay nhân
dân.
-Giữa lúc lực lượng cách mạng và phản cách mạng, giữa dân tộc ta và bọn Anh, Mỹ,
Tưởng, Pháp đang diễn ra cuộc chạy đua giành lấy quyền làm chủ Việt Nam và Đông
Dương từ tay Nhật thì chúng ta nhờ đã tích cực chuẩn bị từ trước về mọi mặt, luôn
trong tư thế sẵn sàng tổng khởi nghĩa, bám sát tình hình để chớp thời cơ. Do vậy, chỉ
trong vòng hai tuần lễ, chúng ta đã lật ngược được tình thế, thay đổi số phận từng bị
Pháp, Nhật thống trị và các nước thắng trận trong thế chiến thứ hai đã “an bài”, thành
một nước độc lập, có chủ quyền; đồng thời, chúng ta cũng làm cho nhân dân thế giới
thấy rằng, “nhân dân Việt Nam không phải chỉ riêng mình mà chiến đấu mà còn vì
hoà bình, dân chủ và độc lập trên thế giới mà chiến đấu”
Nếu đặt cuộc Cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam trong bối cảnh khu vực, thế
giới lúc bấy giờ và trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta càng thấy sự vĩ
đại, càng khâm phục tài năng, tính sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh và sức mạnh đại đoàn kết, ý chí quyết tâm của cả dân tộc Việt Nam được kết
tinh từ mấy ngàn năm văn hiến. Với nhận thức ấy, chúng ta có đầy đủ cơ sở lịch sử
khách quan để khẳng định rằng, thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945
ở Việt Nam không thể là “một sự ăn may”.
 3. Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
tạo cơ sở căn bản đi đến ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Đông Dương
-Với âm mưu tiếp tục can thiệp để duy trì sự có mặt của quân Pháp ở Đông Dương, đế
quốc Mỹ tăng cường viện trợ cho quân đội Pháp và cùng chính quyền thực dân đẩy
mạnh hoạt động quân sự, đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch Na-va hòng giành thắng lợi
quyết định trên chiến trường.
-Trong khi đó, Kế hoạch Na-va của Pháp và Mỹ đang đứng trước nguy cơ thất bại do
sức mạnh quân sự của quân và dân trên khắp các chiến trường Đông Dương. Từ giữa
tháng 3-1954, ta mở nhiều đợt tấn công, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có nguy cơ
tiêu diệt; cùng với đó là sức ép của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, ngày
26-4-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ đã được triệu tập bàn về chiến tranh ở Đông Dương;
trong khi bàn cãi thành phần tham dự, thì ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ
toàn thắng.
-Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu chấm hết cho âm mưu, bản chất ngoan cố,
hiếu chiến của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên bàn Hội nghị; buộc Chính phủ Pháp
cùng các bên tham dự Hội nghị (trừ Mỹ) ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương ngày 21-7-1954.
Đề 2

3
1.Tình hình đất nước sau 1954 bị chia cắt 2 miền.
* Giai đoạn 1954-1964 *Giai đoạn 1965-1975

-Hoàn cảnh lịch sử:Miền Bắc đã được -Hoàn cảnh lịch sử:Mĩ và quân chư hầu
giải phóng;Miền Nam biến thành thuộc ồ ạt vào miền nam.Chiến lược chiến
địa kiểu mới của Mĩ.Mĩ-Ngụy thực hiện tranh cục bộ Mĩ đánh miền Bắc.
chiến tranh đơn phương.Mĩ Diệm phát
xít hệ thống hóa bộ máy chính trị.
-Chủ trương: Tháng 9/1954, Bộ Chính -Chủ trương: Hội nghị TW 9 (11/1963)
trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm xác định quan điểm quốc tế, hướng hoạt
vụ mới và chính sách mới của Đảng Hội động đối ngoại vào việc kết hợp sức
nghị 7 (3/1955) và 8 (8/1955) nhận định: mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để
cốt lõi là phải củng cố miền Bắc, giữ đánh Mỹ và thắng Mỹ. Hội nghị tiếp tục
vững và đấu tranh miền Nam Hội nghị khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh
15(1/1959) bàn về cách mạng miền Nam vũ trang đi đôi. Đối với miền Bắc, trách
Hội nghị 13 (12/1957): “ và cách mạng nhiệm là căn cứ địa, hậu phương đối với
là: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến cách mạng miền Nam, đồng thời nâng
dần từng bước lên CNXH. Tiếp tục đấu cao cảnh giác, triển khai mọi mặt sẵn
tranh thống nhất nước nhà trên cơ sở độc sàng đối phó với âm mưu đánh phá của
lập và dân chủ bằng phương pháp hòa địch Hội nghị 11 (3/1965) và 12
bình” Mục tiêu nhiệm vụ Đại hội III họp (12/1965) đã tập trung đánh gái tình hình
tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 – và đề ra đường lối kháng chiến chống
10/9/1960: hoàn chỉnh đường lối chiến Mỹ cứu nước trên cả nước.
lược chung của cm VN giai đoạn mới.

-Thắng lợi giai đoạn 1954-1975: Ở miền Bắc, chế độ XHCN bước đầu hình thành.
Quân dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ở miền
Nam,1954 – 1960, đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ - Ngụy, đưa
cm từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 1961 – 1965, giữ vững phát triển thế tiến
công, đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. 1965 – 1968, đánh bại chiến
lược chiến tranh cục bộ của Mỹ và chư hầu, buộc Mỹ phải xuống thang, đàm phán với
ta tại Paris. 1969 – 1975 đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ và tay
sai mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đập
tan toàn bộ chính quyền địch, buộc chúng đầu hàng không điều kiện, giải phóng miền
Nam.
-Ý nghĩa giai đoạn 1954-1975:
+Trong nước:Quets sạch quân xâm lược.
Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ.
+Quốc tế:Thúc đẩy cách mạng giải phóng dân tộc.
Góp phần thúc đẩy cách mạng thế giới.

4
2. *Thành tựu của 35 năm đổi mới:
- Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
Việt Nam
 -Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội
- Tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế
-Tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, phát huiy quyền làm chủ của nhân dân
*Hạn chế của 35 năm đổi mới:
- Kinh tế phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền
vững. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia của
nền kinh tế còn thấp. 
- Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường,
còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
-Trên lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị, đổi mới chính trị còn chậm, chưa đồng
bộ với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách
-Việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy có nhiều tiến
bộ song cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước còn nhiều
bất cập
*Bình luận về :
-Thành tựu: Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục
khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và
xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
-Hạn chế:  Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng
bộ công cuộc đổi mới, Đảng phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận- thực tiễn do công cuộc đổi mới đặt ra:
Vấn đề xác định lộ trình và bước đi trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam;Vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc
tế và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa;Vấn đề mô hình và phương thức quản
lý phát triể xã hội;Vấn đề đổi mới đồng bộ giữa chính trị và kinh tế
Vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam;Vấn đề đảng cầm
quyền ;Vấn đề động lực của đổi mới và phát triển Việt Nam trong thời kỳ mới.

You might also like