You are on page 1of 7

CHỦ ĐỀ:QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG

ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC VÀ GIÁ TRỊ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIẾU TOÀN
QUỐC LẦN THỨ III (9/1960)
I) QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ
QUỐC MỸ XÂM LƯỢC
1. Bối cảnh lịch sử
Ở miền Nam sau năm 1954, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của Pháp Mỹ đã
nhảy vào thay chân Pháp thống trị miền Nam Việt Nam. Âm mưu xâm lược của
Mỹ đối với miền Nam là biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới chia cắt lâu dài
hai biền Bắc Nam
2. Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1954- 1960)
Âm mưu của địch
+ Lập nên chính quyền tay sai Ngô Định Diệm.
Tổ chức bầu cử quốc hội ở miền Nam, lập chế độ “Việt Nam cộng hòa” do Diệm
làm Tổng thống.
+ Tăng cường viện trợ về mọi mặt cho Diệm, tăng cường nhiều cố vấn quân sự
Mỹ ở Miền nam Việt Nam.
+ Diệm ra sắc lệnh “Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “tố cộng” ,
“diệt cộng”, ban hành đạo luật 10/59 thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nước
nào hoặc bất cứ ai không ăn cánh với chúng.
Chủ chương của Đảng
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1-1959)
Khẳng định: nhân dân miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ
chính quyền Mỹ - Diệm.
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có thể chuyển thành cuộc kháng chiến
lâu dài, nhưng thắng lợi nhất định thuộc về ta.
Kết quả và ý nghĩa
Làm sụp đổ hoàn toàn chiến lược chiến tranh đơn phương.
Phong trào Đồng Khởi của quân và dân miền Nam năm 1960 giành thắng lợi đã
mở ra bước ngoặt phát triển mới trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước , giải
phóng miền Nam
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập vào ngày
20/12/1960 do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.
Phong trào đã tạo ra những nhân tốc vững chắc đảm bảo cho sự thắng lợi của
cuộc kháng chiến chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân miền Nam
3. Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ( 1961-1965)
Âm mưu của địch
Chiến lược chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu
mới, được tiến hành chủ yếu bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống
cố vấn Mỹ , được Mỹ tranh bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm
chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Âm mưu cơ bản “Dùng người
Việt đánh người Việt”
Thủ đoạn của địch
Xây dựng “Ấp chiến lược” nhằm cô lập lực lượng cách mạng khỏi nhân dân miền
Nam
Thành lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam để trực tiếp chỉ đạo quân
Ngụy.
Thực hiện các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” hòng tiêu diệt lực lượng
vũ trang cách mạng miền Nam
Chủ chương của Đảng
Bộ chính trị chỉ thị: Chuyển cuộc đấu tranh từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh
cách mạng
Ngày 23/1/1961, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa III quyết định
thành lập Trung ương Cục miền Nam.
Tháng 12/1963, Nghị quyết trung ương 9 khóa III đã xác định “ đấu tranh vũ trang
đóng vai trò quyết định trực tiếp “ thắng lợi trên chiến trường.
Tháng 3/1964, Hội nghị Chính trị đặc biệt Biểu thị khối đại đoàn kết, quyết tâm bảo vệ
miền Bắc giải phóng miền Nam
Kết quả và ý nghĩa
Phong trào đấu tranh giành nhiều thắng lợi
Đã sáng tạo một phương thức tiến công, phương châm tác chiến độc đáo ở miền Nam
là : hai chân (quân sự, chính trị), ba mũi (quân sự, chính trị, binh vận) , ba vùng (đô
thị, nông thôn đồng bằng, miền núi).
Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ (1/11/1963)
Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam
Ba trụ cột của chiến lược sụp đổ “ Chính quyền mạnh, Quân đội mạnh, Bình định nông
thôn”
4. Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)
Âm mưu của địch
Chính quyền Tổng thống Mỹ Giôn Xơn quyết định tiến hành chiến lược “ Chiến tranh
cục bộ “ ở miền Nam.
Đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh và quân các nước Đồng minh của Mỹ vào trực tiếp
tham chiến, quân đội Sài Gòn đóng vai trò hỗ trợ quân Mỹ và thực hiện bình định
Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng 4 không quân và hải quân đánh phá miền Bắc
nhằm làm suy yếu miền Bắc và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng
miền Nam
Thủ đoạn của địch
+Ngày 5/8/1964, sau khi dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” Mỹ lấy cớ dùng không quân
và hải quân đánh phá miền Bắc.
+ Từ tháng 3/1965, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ “đưa quân
viễn chinh Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ vào miền Nam.
Chủ trương của đảng
Tháng 12/1965 hội nghị lần thứ 12 “Kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị” “Đánh
lâu dài, dựa vào sức mình là chính”
Hội nghị lần thứ 13 “ Mở mặt trận ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho Việt
Nam”
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 đã thông qua Nghị quyết về
“tổng công kích, tổng khởi nghĩa” của Bộ chính trị”
Ý nghĩa và kết quả
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân giành thắng lợi
Ngừng ném bom miền Bắc từ 1-11-1968
Hạn chế đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam
Làm sụp đổ hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ
5. Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ( 1969-1975)
Âm mưu của địch
Tổng thống Mỹ đưa ra chiến lược chiến tranh mới “Việt Nam hóa chiến tranh” Từng
bước rút quân chiến đấu Mỹ về nước
Dùng người Việt đánh người Việt
Đẩy mạnh thực hiện chính sách bình định nông thôn, đánh vào hậu phương quốc tế
của Việt Nam
Thủ đoạn của địch
Viện trợ cho quân đội Sài Gòn
Tiến hành hành quân bình định và càn quét
Chủ trương của đảng
1-1970 Hội nghị 18 - BCH TW III Đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên tất cả mặt trận,
vừa tấn công vừa xây dựng lực lượng
Đầu năm 1972 Hội nghị 20 – BCH TW III Kiên trì kháng chiến đến thắng lợi hoàn
toàn. Phối hợp chiến đấu cùng quân dân Lào, Campuchia.
23-2-1972Bộ chính trị và thường vụ quân uỷ TW Thông qua kế hoạch tiến công chiến
lược Xuân -Hè năm 1972.
7-1973 Hội nghị 21 - BCH TW Khóa III + Từng bước thực hiện kế hoạch hiệp định
Paris + Chiến tranh cách mạng
Tiếp tục tư tưởng chiến lược tiến công; nắm bắt thời cơ để giải phóng đất nước, từ
ngày 30/9-8/10/1974
Ngày 25/3/1975, bộ chính trị bổ sung quyết tâm chiến lược: giải phóng miền Nam
trước mùa mưa
Ý nghĩa và kết quả
Vào lúc 11h 30 ngày 30/4/1975 cờ chiến thắng được cắm trên Dinh Độc lập báo hiệu
sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Từ ngày 1 đến 2/5 toàn bộ các tỉnh còn lại cùng các đảo Côn Sơn, Phú Quốc được giải
phóng
Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 đã kết thúc vẻ vang 30 năm đấu tranh kiên cường
chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, kết thúc hơn 100 năm đô hộ của đế quốc , thực
dân
II) GIÁ TRỊ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIẾU TOÀN QUỐC LẦN THỨ III
(9/1960)
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra từ ngày
5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960 tại Hà Nội. Đây là một sự kiện quan trọng không chỉ
trong lịch sử của Đảng mà còn trong lịch sử phát triển của Việt Nam.
1. Định hình chính sách và chiến lược
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III đã đưa ra các quyết sách quan trọng về chính
sách kinh tế, chính trị và xã hội. Điều này bao gồm việc xác định các mục tiêu phát
triển kinh tế, quyết định về chiến lược chiến tranh và quyết liệt xây dựng chính quyền
nhân dân ở các cấp bậc.
2. Tăng cường đồng lòng và đoàn kết
Đại hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đoàn kết và sự đồng lòng
trong Đảng và nhân dân. Sự thống nhất về chiến lược và mục tiêu phát triển đã được
xác định rõ ràng, tạo ra một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ trong cả nước.
3. Đào tạo và phát triển lãnh đạo: Đại hội cũng là một cơ hội để đào tạo và phát
triển lãnh đạo mới cho Đảng. Bằng cách chọn ra những người có năng lực và cam kết
với sự nghiệp cách mạng, Đại hội đã góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ lãnh
đạo vững mạnh.
4. Thể hiện sự dân chủ và minh bạch: Quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội đã thể
hiện sự minh bạch và dân chủ trong quyết định của Đảng. Các vấn đề quan trọng đã
được thảo luận một cách công khai và tranh luận mạnh mẽ, giúp tạo ra sự tin tưởng và
sự đồng thuận trong nội bộ Đảng và nhân dân.
5. Khẳng định vị thế của Đảng và chính quyền nhân dân: Qua Đại hội, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình là một tổ chức lãnh đạo vững mạnh và uy
tín, đồng thời củng cố sự chủ động và quyết tâm của chính quyền nhân dân trong việc
đối phó với các thách thức và nguy cơ từ bên ngoài.
III) CÂU HỎI CỦNG CỔ
Câu 1 Để chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, Hội nghị lần thứ
18BCH Trung ương Đảng (1/1970) đã có chủ trương:
A. Lấy nông thôn làm hướng tiến công chính.
B. Lấy đô thị làm hướng tiến công chính
C. Lấy vùng rừng núi làm hướng tiến công chính.
D. Lấy nông thôn và rừng nói làm hướng tiến công chính
Câu 2 Tính chất thâm độc, xảo quyệt của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là vì:
A. Mỹ lợi dụng những chia rẽ, bất đồng trong phe xã hội chủ nghĩa để tiến hành các
hoạtđộng ngoại giao nhằm chia rẽ, cô lập cách mạng Việt Nam.
B. Quân đội Mỹ có rút dần, nhưng quân đội Việt Nam Cộng hòa tăng mạnh cùng với
sựviện trợ lớn của Mỹ.
C. Âm mưu của Mỹ là dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
D. Cả ba phương án kia đều đúng
Câu 3 Cuộc Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968 có gì khác so với các cuộc
tiếncông trước đó của quân ta?
A. Đây là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn Miền Nam mà hướng trọng tâm
làcác đô thị.
B. Đây là cuộc tiến công đầu tiên của Quân giải phóng Miền Nam có sự phối hợp nổi
dậycủa quần chúng.
C. Đây là cuộc tiến công lớn đầu tiên mà Quân giải phóng Miền Nam trực tiếp chiến
đấuvới quân viễn chinh Mỹ.
D. Đây là cuộc tiến công đầu tiên có sự kết hợp giữa tấn công của quân đội chủ lực và
nổidậy của quần chúng ở trên toàn miền Nam.
Câu 4 Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954 là gì?
A. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, do chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
quảnlý.
B. Đất nước bị chia thành hai miền, có hai chế độ chính trị xã hội khác nhau.
C. Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu.
D. Kẻ thù chính lúc này là đế quốc Mỹ với tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh
Câu 5 Đáp án nào sau đây KHÔNG PHẢI là ý nghĩa thắng lợi cuộc tổng tiến công
chiếnlược năm 1972 của quân ta?
A. Buộc Mỹ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc 12 ngày đêm.
B. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.
C. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam
hoáchiến tranh”.
D. Buộc Mỹ tuyên bố “Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại
củachiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh
Câu 6 Nội dung nào của Hiệp định Paris năm 1973 có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp
giảiphóng miền Nam?
A. Mỹ rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước.
B. Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổcủa Việt Nam.
C. Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự do quyết định tương lai chính trị
củahọ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường b
Câu 7 Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Paris năm 1973 đối với sự
nghiệpkháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là:
A. Đã đánh cho “Mỹ cút”, “ngụy nhào”.
B. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
C. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mỹ cút”

You might also like