You are on page 1of 4

Đề cương “ôn 6 điểm” Lịch sử

1,Ý nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước ta sau Hiệp định Paris
năm 1973: Đất nước hòa bình, thống nhất
2,Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-
1975) giành thắng lợi đối với Việt Nam là:Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân trong cả nước
3,Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa thống nhất đất nước
về mặt nhà nước: Tạo điều kiện thuận lợi để gia nhập ASEAN
4,Ý nào sau đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính
trị: Xây dựng nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa
5,Sau đại thắng mùa xuân 1975, vấn đề thống nhất đất nước trở nên cấp thiết
vì:lãnh thổ thống nhất nhưng mỗi miền tồn tại một chính quyền riêng
6,Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng(9/1960) xác định mối quan hệ
hai miền Nam-Bắc là: mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau
7,Chiến lược “Chiến tranh cục bộ của Mĩ ra đời trong hoàn cảnh nào: Sau thất
bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
8,Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng khi: Pháp rút quân khỏi đảo Cát
Bà(16/5/1955)
9,Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ là: Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
10,Phạm vi thực hiện của chiến lược Chiến tranh cục bộ là:miền Nam và mở
rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc --> cả nước.
11,Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26/4 -30/4/1975 là:
tạo điều kiện cho quân dân ta tiến công, nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại ở
Nam Bộ.
12,Để tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ đã để lại
hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ kinh tế
cho chính quyền Sài Gòn (cái này là sau khi kí Hiệp định Paris nha mn)
13,Địa phương cuối cùng được giải phóng ở miền Nam là tỉnh Châu
Đốc(2/5/1975)
14,Điểm giống nhau cơ bản của 3 chiến lược chiến tranh “đặc biệt”, “cục bộ” và
Việt Nam hóa chiến tranh là: đều là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới.
15,Quốc hội khóa VI thống nhất họp kì đầu tiên đã có quyết định là:Lấy tên
nước là CHXHCN Việt Nam,Sài Gòn-Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí
Minh(ngoài ra còn quyết định Quốc huy mang dòng chữ CHXHCN Việt
Nam,quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng)
16,Đến năm 1969, nhân dân miền Nam đã có chính phủ riêng, đó là:Chính phủ
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam(6/6/1969)
17,Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI(1986) là: không thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho mục tiêu ấy thực
hiện hiệu quả hơn.
18,Công cuộc Đổi mới của Đảng được tiến hành trong bối cảnh: cách mạng
khoa học-kĩ thuật trở thành xu thế trên Thế giới.
19,Hội nghị 21 Ban chấp hành TW Đảng(7/1973) xác định kẻ thù của nhân dân
miền Nam là:đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
20, Cuối năm 1974- đầu năm 1975, trước tình hình so sánh lực lượng miền Nam
mau lẹ có phần lợi cho Cách mạng, Bộ chính trị TW Đảng đã đề ra kế hoạch giải
phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976
21,Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta đánh trận then chốt mở màn ở Buôn Ma
Thuột.
22,Ý nghĩa to lớn của phong trào Đồng khởi (1959-1960) là đánh dâu bước phát
triền của Cách mạng miền Nam Việt Nam,chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang
thế tấn công.
23,Công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên được thông
qua tại:Đại hội Đảng lần thứ VI(12-1986).
24,Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam
là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí đó không bao giờ thay đổi”,
thể hiện nguyện vọng nào của nhân dân Việt Nam sau đại thắng mùa Xuân
1975: thống nhất nhà nước về mọi mặt
25, Vai trò nổi bật của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là: cố vấn chỉ
huy và trực tiếp tham chiến.
26,Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã căn bản
hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào:Hiệp định Paris, là
thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
27, Ngay sau khi vào miền Nam Việt Nam thay chân Pháp (1954), Mĩ đã dựng
lên chính quyền Ngô Đình Diệm.
28, Chiến thắng nào của nhân dân Việt Nam mở đầu phong trào chống chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” :Chiến thắng Ấp Bắc( Mĩ Tho)
29, Chiến thắng Vạn Tường(Quảng Ngãi,tháng 8/1965) chứng tỏ điều gì:Lực
lượng vũ trang cách mạng miền Nam Việt Nam đã đủ sức đương đầu và đánh
bại quân viễn chinh Mĩ.
30,Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là:
dùng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.
31,Chiến thắng nào của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” của Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp
miền Nam: chiến thắng Vạn Tường(Quảng Ngãi).
32,Chiến lược chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân
kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai,dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố
vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhắm
chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
33,Giữa tháng 5/1956, quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam khi chưa thực
hiện nội dung điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ là : thực hiện hiệp thương
Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam.
34.1, Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) là sự ra đời của
mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam(20/10/1960).
34.2, Âm mưu lớn nhất của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam
là : “Dùng người Việt đánh người Việt”.
35,Chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến
tranh đặc biệt là chiến thắng Ấp Bắc, chống chiến tranh cục bộ là Chiến thắng
Vạn Tường.
36,Sự khác biết cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với “Chiến tranh
đặc biệt” là: sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và đồng
thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
37,Ngay sau khi Hiệp định Paris được kí kết, chính quyền Sài Gòn tiếp tục
ngang nhiên phá hoại Hiệp định, huy động lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn
ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm” vùng giải
phóng của ta.
38,Sau đại thắng mùa xuân 1975, tổ chức bộ máy nhà nước ta có đặc điểm: Tổ
quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ.(câu này tra trên gg đấy)
39,Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI(1976) là hoàn
thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
40,Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt
nhà nước sau 1975:Kì họp quốc hội khóa VI(1976)
41,Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì
đại hội nào của Đảng:Đại hội VII(1991), đại hội VIII(1996), đại hội IX(2001)
42,Một trong những chủ trương của Đảng ta về đổi mới kinh tế là

:- Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô,
trình độ công nghệ.
- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
--> Chắc là đề sẽ cho 1 trong 3 cái này rồi bắt mình chọn nên chắc phải nhớ cả 3
thôi :(
43,Điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội là:độc lập và
thống nhất
44,Kết quả nào cho thấy bước tiến lớn trong cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội
năm 1976 so với Tổng tuyển cử bầu quốc hội năm 1946 là: Chế độ dân chủ nhân
dân được củng cố vững chắc.
45,Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu
quốc hội năm 1946 và năm 1976 là: được tiến hành ngay sau thắng lợi to lớn của
cuộc chiến chống ngoại xâm.
46,Phương châm tác chiến của quân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí
Minh(4/1975) là “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
47,Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có ý nghĩa quốc tế là:tác
động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với
phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
48,Bộ Chính trị TW Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong điều kiện
lịch sử nào: So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách
mạng.
49,Điểm mới của “chiến tranh cục bộ” so với “chiến tranh đặc biệt” là: sử dụng
quân Mĩ và đồng minh, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
50,Điểm khác biệt cơ bản về mục tiêu xây dựng CNXH của Đại hội đại biểu
toàn quốc lần III(9/1960) so với đại hội đại biểu VI (12/1986) là: Tiến nhanh
tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
51,Đại hội đại biểu lần thứ III(9/1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử: Cách
mạng hai miền Nam-Bắc có những bước tiến quan trọng

From Vũ Đình Tuấn with love


P/s: những cái gì cho cô cho ôn hầu hết nằm trong đề cương này rồi, thế này thì
sống sao đây

You might also like