You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTRA GKII KHỐI 12

BÀI 21
Nhận biết:
- Nêu được tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.
- Trình bày được diễn biến, kết quả của phong trào “Đồng khởi”.
- Trình bày được hoàn cảnh, nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 -
1960).
- Trình bày được hoàn cảnh ra đời, nội dung, thủ đoạn của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”,
những sự kiện chính trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của nhân
dân Miền Nam.
Thông hiểu:
- Giải thích được nguyên nhân nước ta bị chia cắt sau năm 1954.
- Lí giải được nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960).
- Lí giải được lí do Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đề ra âm mưu " dùng người
Việt trị người Việt".
- Lí giải được lí do, mục đích Mĩ thực hiện thủ đoạn lập “ấp chiến lược”.
- Giải thích được ý nghĩa của các sự kiện trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của Mĩ.
Vận dụng:
- Phân tích được mối quan hệ giữa cách mạng 2 miền.
- Phân tích được ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” và sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam.
- Phân tích được ý nghĩa Đại hội III của Đảng.
- Phân tích được ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc (1/1963).
Vận dụng cao:
- Nhận xét được về tác dụng của phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam trong những năm
1961-1965.
- Rút ra bài học từ phong trào “Đồng khởi”
BÀI 22
Nhận biết:
- Trình bày được hoàn cảnh ra đời, nội dung, thủ đoạn của Mĩ trong các chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Trình bày được ý nghĩa thắng lợi của chiến thắng Vạn Tường, cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Tết Mậu Thân (1968).
- Nhận diện được sự kiện “Điện Biên Phủ trên không “(1972).
- Trình bày được những thắng lợi về chính trị và ngoại giao của nhân dân miền Nam làm
thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
- Trình bày được nội dung của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở VN.
Thông hiểu:
- Lí giải được lí do Mĩ đề ra các chiến lược chiến tranh “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa
chiến tranh”.
- Lí giải được âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong các chiến lược chiến tranh đó.
- Lí giải được ý nghĩa của hiệp định Pari năm 1973.
Vận dụng:
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
- Phân tích được vai trò của hậu phương miền Bắc với cách mạng miền Nam
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
- So sánh được các chiến lược chiến tranh: “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến
tranh” với “Chiến tranh đặc biệt”.
- So sánh hiệp định Pari và hiệp định Giơnevơ.
Vận dụng cao:
- Đánh giá được mối quan hệ, tác động giữa các mặt trận: quân sự và ngoại giao trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ 1954 - 1973.
- Đánh giá được nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Pa ri và rút ra bài học từ thắng lợi của Hội
nghị Pari, so sánh với Hội nghị Giơnevơ
BÀI 21
Nhận biết:
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông
Dương là:
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
B. Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
C. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
D. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 2: Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?
A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã ở Nam Bộ và Trung Bộ.
B. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ hình thành.
C. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
D. lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III (9-1960)?
A. Sự thay đổi của tình hình thế giới
B. Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ
C. Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
D. Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Câu 4: Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965
có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
A. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam
B. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ
D. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch

Thông hiểu:
Câu 5: Nguyên nhân trực tiếp khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954
về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước

A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài VN của Mĩ-Diệm

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất VN trước khi rút quân

D. Do nhân dân VN không muốn hiệp thương thống nhất


Câu 6: Âm mưu chủ yếu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược”
là nhằm
A. củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn.
B. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập để dễ kiểm soát.
C. đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, các ấp.
D. tách dân khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.

Vận dụng:

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam
Việt Nam?
A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
C. làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.
Câu 1: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
A. Cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ, "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá
sản về cơ bản.

You might also like