You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021


MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 12
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề thi
490
Họ và tên học sinh:.....................................................................
Lớp: .............................
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Câu 1: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã tác động như thế nào đến đấu tranh ngoại
giao của ta ở Hội nghị Pa ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A.  Mĩ phải đặt quan hệ ngoại giao với ta.
B.  Buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pa-ri.   
C.  Buộc Mĩ chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Pari.
D.  Ngoại giao của ta ở Hội nghị Pa ri được nâng cao.   
Câu 2: Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi nào của quân và dân mở đầu cho việc Mĩ phải “trút bỏ
gánh nặng chiến tranh lên vai chính quyền và quân đội Sài Gòn” ?
A. Cuộc Tổng tiến công nổi dậy xuân 1968.
B. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết 1973.
C. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972.
Câu 3: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ được tiến hành trên phạm vi
A. Miền Bắc và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
B. Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
C. Tiến hành chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia
D. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 4: Ý nghĩa bao trùm về cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968 là gì?
A.  Mĩ phải chấp nhận đàm phán ở Pari về chấm dứt chiến tranh.
B.  Tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ.
C.  Đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
D.  Mĩ chấm dứt không điều kiện chống phá miền Bắc.
Câu 5: Ý nào phản ánh không đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh
cục bộ” ở miền Nam?
A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về thế phòng ngự.
B. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, coi đây là quốc sách của chiến lược.
C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực, áp đảo quân chủ lực của ta.
D. Mở các cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” vào căn cứ của ta.
Câu 6: Âm mưu cơ bản của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến
lược” là nhằm
A. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập để dễ kiểm soát.
B. tách dân ra khỏi cách mạng, bình định toàn miền Nam.
C. củng cố quyền lực cho chính quyền ở nông thôn và đô thị.
D. mở rộng vùng kiểm soát, ngăn cản nhân dân với cách mạng.
Câu 7: Sau hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ chiến lược chung được đặt
ra cho cách mạng Việt Nam là gì?
A. Khôi phục kinh tế, xây đựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
B. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hoàn thành thống nhất đất nước.
C. Khắc phục hậu quả chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
D. Cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc và tập trung giải phóng miền Nam.
Trang 1/5 - Mã đề thi 490
Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng miền Nam là
A. hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
D. vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Câu 9: Ý nghĩa to lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960)?
A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam.
B. Làm lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
D. Đưa đến Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời.
Câu 10: Năm 1965, Mĩ bắt đầu chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở nước ta khi đang
A. bị thất bại trên chiến trường. B. bị mất thế chủ động chiến lược.
C. bị mất ưu thế về hỏa lực. D. bị mất ưu thế về binh lực.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và
chiến lược “Chiến tranh cục bộ”của Mĩ ở Miền Nam ?
A.  Loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới.
B.  Chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
C.  Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D.  “Dùng người việt đánh người Việt”.
Câu 12: “Đánh sập ngụy quân, ngụy quyền giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm
phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của quân và dân Việt Nam trong
A. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
B. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký 1973.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968.
D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972.
Câu 13: Trong giai đoạn 1961- 1965, để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy
chiến tranh, đế quốc Mỹ đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A.  Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách ”bình định”.
B.  Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và campuchia.
C.  Tăng đầu tư vốn, kỹ thuật phát triển kinh tế miền Nam.
D.  Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại
Câu 14: Tại sao đến năm 1965, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
A. Mĩ lo ngại trước sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô.
B. Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
C. Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hoá chiến tranh Việt Nam.
D. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản hoàn toàn.
Câu 15: Kết qủa lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" là gì?
A. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).
B. Lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.
C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo
D. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”?
A.  Tăng nhanh quân đội Sài gòn.
B.  Chiến thuật trực thăng vận thiết xa vận.
C.  Sử dụng quân đội Mĩ và quân đồng minh.
D.  Dồn dân lập “ấp chiến lược”.
  

Trang 2/5 - Mã đề thi 490


Câu 17: Nội dung nào thể hiện sự khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ ?
A.  “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
B.   Sử dụng quân Mĩ và quân đồng minh.
C.  “Dùng người việt đánh người Việt.
D.   Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
Câu 18: Trong“ Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Tay lo với nội dung chủ yếu là
A. tăng lực lượng quân Sài Gòn. B. tăng cường viện trợ cho Diệm.
C. bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. D. mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
Câu 19: Một trong những biểu hiện vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam (1954-1975) là
A. hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật cùa chủ nghĩa xã hội.
B. trực tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ.
C. chi viện kịp thời các nguồn lực cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ.
D. giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh.
Câu 20: Thắng lợi cơ bản của quân và dân miền Nam trong chống phá “bình định” để góp phần
đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là
A.  giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn.
B.  giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
C.  làm sụp đổ phần lớn hệ thống “ấp chiến lược” của địch.
D.  phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị diễn ra mạnh.
Câu 21: Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý
chí xâm lược của đế quốc Mĩ?
A.  Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. B.  Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
C.  Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. D.  Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 22: Thực tiễn về đấu tranh vũ trang của cách mạng miền Nam Việt Nam (1954-1973) phát
triển từ
A.  Đồng khởi và chiến tranh giải phóng.
B.  chiến tranh du kích và Tổng tiến công.
C.  đấu tranh chính trị và khởi nghĩa của quần chúng.
D.  đấu tranh chính trị và chiến tranh du kích hiện đại.
Câu 23: Quân Mĩ giữ vai trò như thế nào trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”?
A.  Tham gia chiến đấu với quân đồng minh Mĩ.
B.  Tham gia trực tiếp và giữ nhiệm vụ chính trên chiến trường
C.  Tham gia chiến đấu cùng với quân đội Sài Gòn.
D.  Mĩ rút dần chỉ giữ vai trò cố vấn và chỉ huy.
Câu 24: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến
việc
A. Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc lần 1.
B. Mỹ bị lung lay ý chí xâm lược nước ta.
C. Mỹ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
D. Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 25: Thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân ta trên mặt trận quân sự chống “Chiến tranh đặc
biệt” là
A. chiến thắng ở Ba Gia (Quãng Ngãi). B. chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. chiến thắng ở Đồng Xoài ( Bình Phước). D. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).

Trang 3/5 - Mã đề thi 490


Câu 26: Các chiến lược chiến tranh của Mĩ từ năm 1961 đến năm 1968, có điểm giống nhau cơ
bản là
A.  Mĩ là lực lượng tham gia chủ yếu. Chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
B.  quân đội Sài Gòn là lực lượng tham gia chủ yếu. Chống lại lực lượng cách mạng và nhân
dân ta.
C.  loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân cũ. Chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
D.  loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới. Chống lại cách mạng và nhân dân ta.
Câu 27: Lực lượng tham gia chủ yếu trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ là
A.  quân đồng minh Mĩ.
B.  quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C.  quân Mĩ.
D.  quân đội Sài Gòn.
Câu 28: Đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ" ở nước ta với sự tham gia của lực
lượng
A.  Quân Mĩ, quân đội tay sai Lào và Campuchia.
B.  Quân Mĩ, quân một số đồng minh Mĩ và quân các đảng phái tay sai.
C.  Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D.  Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn và quân các đảng phái tay sai. .
Câu 29: Phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”của Mĩ nổi bật nhất là
A.  phong trào đấu tranh của tín đồ Phật giáo và “đội quân tóc dài”.
B.  phong trào học sinh. sinh viên và “đội quân tóc dài”.
C.  phong trào biểu tình của thanh niên trí thức miền Nam.
D.  phong trào các tầng lớp nhân dân đặc biệt là tuổi trẻ.
Câu 30: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ
hóa” chiến tranh xâm lược?
A.  “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
B.  Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C.  Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D.  Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
Câu 31: Nội dung nào không phải là ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1968?
A.   buộc Mĩ phải chấp nhận đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
B.   buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
C.   Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1
D.   buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
Câu 32: Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã đánh dấu bước
phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A.  Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
B.  Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C.  Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
D.  Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
Câu 33: Thắng lợi nào của quân và dân ta ở miền Nam, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng
ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Thắng lợi Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Thắng lợi Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. Thắng lợi Bình Giã (Bà Rịa). D. Thắng lợi Đồng Xoài (Bình Phước).

Trang 4/5 - Mã đề thi 490


Câu 34: Thắng lợi của quân và dân ta ở trận Vạn Tường ( Quảng ngãi) đã chứng tỏ điều gì?
A.  Quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
B.  Lực lương cách mạng miền Nam có thể đương đầu trực tiếp với quân Mĩ.
C.  Lực lương vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.
D.  Nước Mĩ tuy giàu nhưng lực lượng quân sự thực sự không mạnh.
Câu 35: Nội dung nào phản ánh không đúng điểm giống nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” với
“Chiến tranh đặc biệt”?
A.  Đều là những cuộc chiến tranh nhằm chiếm đất, giành dân.
B.  Đều hoạt động phối hợp quân sự, chính trị, ngoại giao.
C.  Đều hoạt đông phối hợp phá hoại miền Bắc.
D.  Đều có quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa là cố vấn chỉ huy.
Câu 36: Sau chiến thắng Vạn Tường (8/1965), Đảng Lao động Việt Nam đưa ra nhận định gì?
A.  Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành.
B.  Cách mạng đã chuyển sang phản công.
C.  Quân ta có khả năng đánh bại chiến tranh cục bộ của Mĩ.
D.  Quân ta đánh bại hoàn toàn chiến tranh cục bộ của Mĩ.
Câu 37: Thủ đoạn nào được coi là “quốc sách” và “xương sống” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn
trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam ?
A.  Tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn.
B.  Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
C.  Dồn dân lập “Ấp chiến lược ”.
D.  Viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 38: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) thắng lợi nào của quân và dân
miền Nam đã mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”?
A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972.
B. Hiệp định Pari kí đầu năm 1973.
C. Chiến thắng Vạn Tường (1965) .
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968.
Câu 39: Một trong những điểm giống nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hoá
chiến tranh là gì
A. Mĩ ra sức dồn dân, lập ấp, coi ấp chiến lược là quốc sách
B. thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt“
C. mở ra các cuộc tiến công để tìm diệt và bình định
D. sử dụng quân đội Sài Gòn để mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương
Câu 40: Chỗ dựa chiến lược “chiến tranh đặc biệt”của Mĩ ở miền Nam là
A.  hệ thống cố vấn Mĩ.
B.  lực lượng quân đội tay sai.
C.  “Ấp chiến lược” và “ấp tân sinh”.
D.  “Ấp chiến lược ” và quân đội tay sai.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 5/5 - Mã đề thi 490

You might also like