You are on page 1of 11

BÀI 22

NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC.
NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)
--------
Câu 1. Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh gì tại
miền Nam Việt Nam ?
A. Chiến lược “ Chiến tranh đơn phương”. B. Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”.
C. Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”. D. Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 2. Hãy xác định lực lượng tham gia trong chiến lược “Ch/tr cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam?
A. Được tiến hành bằng quân đội tay sai.
B. Được tiến hành bằng quân đội Sài gòn.
C. Được tiến hành bằng lực lượng đồng minh của Mĩ, quân đội Sài gòn.
D. Được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài gòn.
Câu 3.Vì sao đến giữa năm 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
A. Chính phủ Mĩ muốn kết thúc nhanh chiến tranh ở Việt Nam.
B. Chính phủ Mĩ muốn tạo điều kiện mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản.
D. Mĩ sợ Trung Quốc đem quân sang chi viện cho Việt Nam.
Câu 4. Mĩ mở đầu chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bằng cuộc hành quân vào địa phương nào?
A. Hành quân vào thôn Vạn Tường ( Quảng Ngãi). C. Hành quân “tìm diệt”.
B. Hành quân vào Núi Thành (Quảng Nam). D. Hành quân Gianxơn Xiti.
Câu 5. Chiến thắng nào mở ra khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược
“chiến tranh cục bộ”?
A. Chiến thắng “Ấp Bắc”. B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. Chiến thắng mùa khô thứ nhất (1965 – 1966). D. Chiến thắng mùa khô thứ hai (1966 – 1967
Câu 6. Mùa khô thứ nhất (1965 – 1966) địch mở đợt phản công hướng chiến lược chính là
A. Đông Nam Bộ và Liên khu V. B. Tây Nam Bộ và Liên khu IV.
C. Căn cứ Dương Minh Châu. D. Vạn Tường ( Quảng Ngãi).
Câu 7. Âm mưu của Mĩ khi mở cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc
Tây Ninh) nhằm
A. mở rộng “Ấp chiến lược”. B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. giành lại thế chủ động trên chiến trường. D. tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Câu 8. Từ mà Mĩ và chính quyền Sài Gòn gọi vùng đất do cách mạng nắm giữ là
A. “đất thánh Va Ti Can” B. “đất thánh Việt Cộng”.
C. đất cánh mạng. D. đất Việt Cộng.
Câu 9. Điểm mới trong âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” là
A. mở rộng chiến tranh xâm lược Cam-pu-chia. B. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào.
C. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. D. mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
Câu 10. Đồng minh của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Miền Nam gồm bao nhiêu nước?
A. 4 nước. B. 5 nước. C. 6 nước. D. 7 nước.
Câu 11. Các nước Đồng minh của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Miền Nam là
A. Thái Lan, ÔxTrâylia, Niu Dilân.
B. Anh, Pháp, ITaLia, Đức.
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Phi Líp Pin, Ôx Trây lia, Niu Dilân.
D. Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức.
Câu 12. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện
đoạn tư liệu nói về ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường ( Quảng Ngãi): “Vạn Tường, được coi là (a)
đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “ tìm Mĩ mà đánh (b)” trên khắp Miền Nam”.
A. a. “Ấp Bắc”, b. “lùng ngụy mà diệt” B. a. Điện Biên Phủ, b. tay sai mà diệt
C. a. Sài Gòn, b. đánh cho ngụy nhào D. a. Hà Nội, b. đánh cho ngụy nhào.
Câu 13. Đến cuối năm 1967, Cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được
bao nhiêu nước lên tiếng ủng hộ?
A. 40 nước B. 41 nước C. 42 nước D. 43 nước
Câu 14. Thế trận mà quân dân ta đã sử dụng để đánh địch trong mùa khô thứ nhất (đông – xuân 1965-
1966) là
A. chiến tranh vũ trang nhân dân. B. chiến tranh du kích.
C. chiến tranh nhân dân. D. chiến tranh tổng lưc.
Câu 15. Cuộc đấu tranh phá “Ấp chiến lược” của quần chúng ở vùng nông thôn đã nhận được sự hỗ trợ
của lực lượng nào?
A. Lực lượng công nhân. B. Lực lượng tự vệ.
C. Lực lượng dân quân. D. Lực lượng vũ trang.
Câu 16. Ở thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ
quân đội Sài Gòn… đấu tranh đòi
A. cơm áo, hòa bình. B. Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
C. tự do, dân sinh, dân chủ. D. độc lập, tự do, hạnh phúc.
Câu 17. Mỹ đã mở bao nhiêu cuộc hành quân trong mùa khô thứ nhất (đông – xuân 1965-1966)?
A. 430 cuộc. B. 440 cuộc. C. 450 cuộc. D. 460 cuộc.
Câu 18. Mỹ đã mở bao nhiêu cuộc hành quân trong mùa khô thứ hai ( đông – xuân 1966- 1967)?
A. 895 cuộc. B. 896 cuộc. C. 897 cuộc. D. 898 cuộc.
Câu 19. Cuộc hành quân lớn nhất của Mĩ và quân Đồng minh trong mùa khô thứ hai ( đông – xuân
1966-1967) mang tên
A. “Ánh sáng sao” B. “Bình định” C. “Tìm diệt” D. Gian Xơn Xiti
Câu 20. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời khi nào?
A. 22 /12/1960. B. 20/12/1960. C. 24/12/1960. D. 28/12/1960.
Câu 21. Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được bao nhiêu tổ chức
Quốc tế và bao nhiêu tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ?
A. 9 tổ chức quốc tế và 8 tổ chức khu vực. B. 8 tổ chức quốc tế và 6 tổ chức khu vực.
C. 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực. D. 10 tổ chức quốc tế và 3 tổ chức khu vực.
Câu 22. Trong 4 tháng mùa khô (từ tháng 1/1966) trên toàn Miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng
chiến đấu bao nhiêu tên địch?
A. 100.000 tên. B. 104.000 tên C. 200.000 tên. D. 300.000 tên.
Câu 23. Trong mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965-1966) quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu bao
nhiêu quân Mĩ?
A. 12.000 quân B. 22.000 quân C. 32.000 quân D. 42.000 quân
Câu 24. Trong mùa khô thứ 2, trên toàn Miền Nam quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu bao nhiêu
quân Mĩ?
A. 68.000 quân. B. 69.000 quân. C. 70.000 quân. D. 80.000 quân.
Câu 25. Việc hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký
kết và việc quân Mĩ rút quân khỏi Việt Nam đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở miền Nam?
A. Tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng có lợi cho cuộc
đấu tranh của nhân dân miền Nam.
B. Quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam, tình hình cách mạng gặp khó khăn.
C. Lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, có khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn.
D. Chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang dao động, có nguy cơ sụp đổ.
Câu 26. Quân Mĩ vừa mới vào Miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” nhờ dựa vào
A. sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
B. ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại.
C. sự tham gia nhiệt tình của quân đồng minh.
D. ưu thế về chính trị trong nước.
Câu 27. Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất
của Mĩ?
A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
B. Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam.
C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào Miền Bắc và từ miền Bắc vào Miền Nam.
D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
Câu 28. Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với
ta ở Hội nghị Pari?
A. Trong “chiến tranh đặc biệt”. B. Trong “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. Trong “ chiến tranh cục bộ”. D. Trong chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ 2.
Câu 29. Tổng thống nào của nước Mĩ đã quyết định áp dụng chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Miền
Nam Việt Nam?
A. Aixen hao. B. Kennơđi. C. Giôn xơn. D. Ních xơn.
Câu 30. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh cục bộ”?
A. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966. C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
B. Chiến thắng mùa khô 1966 – 1967. D. Chiến thắng Plâyme, Đất Cuốc, Bàu Bàng.
Câu 31. Trong cuộc k/c chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam với vai trò là
A. hậu phương lớn. B. tiền tuyến lớn. C. điểm trọng yếu . D. mặt trận quan trọng.
Câu 32. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang chiến lược
A. “Chiến tranh đặc biệt” B. “Việt Nam hóa chiến tranh”
C. “Phi Mĩ hóa chiến tranh” D. “chiến tranh Đông Dương”
Câu 33. Trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, Mĩ sử dụng lực lượng quân
đội Sài Gòn như
A. lực lượng đi đầu ở Đông Dương. B. lực lượng mũi nhọn ở Đông Dương.
C. lực lượng xung kích ở Đông Dương. D. lực lượng đông nhất ở Đông Dương.
Câu 34. Để hạn chế sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta,
Mĩ đã dùng thủ đoạn nào?
A. Dùng thủ đoạn chính trị. B. Dùng thủ đoạn kinh tế.
C. Dùng thủ đoạn văn hóa. D. Dùng thủ đoạn ngoại giao.
Câu 35. Sự kiện nổi bật nhất đã diễn ra vào ngày 6/6/1969 tại miền Nam Việt Nam là
A. thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
B. thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. thành lập Ủy ban giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. thành lập Hội thanh niên cứu quốc.
Câu 36. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là
A. chính phủ bất hợp pháp của nhân dân miền Nam.
B. chính phủ bí mật của nhân dân miền Nam.
C. chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam.
D. chính phủ đặc biệt của nhân dân miền Nam.
Câu 37. Để đập tan cuộc hành quân mang tên “ Lam Sơn - 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài
Gòn, quân đội Việt Nam đã phối hợp với
A. quân dân Campuchia. B. quân dân Thái Lan.
C. quân dân Miến Điện. D. quân dân Lào.
Câu 38. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta khi mở cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là
A. Quảng Trị. B. Thừa Thiên Huế. C. Đà Nẵng. D. Tây Nguyên.
Câu 39. Đến cuối tháng 6 - 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là
A. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. B. Huế, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
C. Đà Nẵng, Sài Gòn, Đông Nam Bộ. D. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 40. Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam sau thất bại của chiến
lược
A. “ Chiến tranh đặc biệt”. B. “ Chiến tranh cục bộ”.
C. “ Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “ Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 41. Mĩ lợi dụng mâu thuẫn Trung- Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm
A. hạn chế sự giúp đỡ của các nước này với cuộc kháng chiến của Việt Nam.
B. tạo cớ cho hai nước này gây chiến tranh với nhau.
C. buôn bán vũ khí cho hai bên trong chiến tranh.
D.khống chế hai nước về kinh tế- chính trị.
Câu 42. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện
đoạn tư liệu nói về âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”: “Với chiến lược “VN
hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm (a) trên chiến trường,
đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng (b).”
A. a. xác chết, b. người còn sống.
B. a. quân đồng minh, b. quân đội Sài Gòn.
C. a. xương máu người Việt Nam, b. xương máu người Mĩ.
D. a. xương máu người Mĩ, b. xương máu người Việt Nam.
Câu 43. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được tiến hành trong thời gian nào?
A. Từ ngày 24  30/3/1970. B. Từ ngày 24  25/4/1970.
C. Từ ngày 24  27/5/1970. D. Từ ngày 24  25/3/1970.
Câu 44. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là:
A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
C. Đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của quân đội Sài Gòn.
Câu 45. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 là:
A. Đông Nam Bộ. B. Liên khu V. C. Quảng Trị. D. Tây Nguyên.
Câu 46. Việc hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký
kết và việc quân Mĩ rút quân khỏi Việt Nam đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở miền Nam?
A. Tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng có lợi cho cuộc
đấu tranh của nhân dân miền Nam.
B. Quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam, tình hình cách mạng gặp khó khăn.
C. Lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, có khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn.
D. Chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang dao động, có nguy cơ sụp đổ.
Câu 47. Vì sao nói thắng lợi của quân dân miền Bắc trong việc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng
đường không của đế quốc Mĩ là chiến thắng “Điện Biên phủ trên không”.
A. Vì cuộc chiến đấu xảy ra trên bầu trời Điên Biên Phủ.
B. Vì máy bay Mĩ bj bắn rơi nhiều nhất ở bầu trời Điện Biên Phủ
C. Vì chiến dịch đánh trả máy bay Mĩ mang tên “Điện Biên Phủ trên không”.
D. Vì tầm vóc chiến thắng của quân và dân miền Bắc nên thắng lợi này được coi như trận “Điện
Biên Phủ trên không”.
Câu 48. Lập trường của phái đoàn Việt Nam trong Hội Nghị Pari là:
A. Mĩ rút cố vấn về nước.
B. Mĩ phải giải tán lực lượng Sài Gòn.
C. Mĩ giúp việt Nam đánh ngụy quyền Sài gòn.
D. Mĩ Phải rút hết quân Mĩ và quân Đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Câu 49. Ý nghĩa lịch sử của việc kí kết Hiệp định Pari năm 1973 đối với nhân dân Việt Nam là:
A. Việt Nam hoàn toàn độc lập.
B. Kết thúc thắng lợi của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
C. Khẳng định thắng lợi to lớn của nhân dân 3 nước Đông dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D. Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải
phóng hoàn toàn miền Nam. 
Câu 50. Vạn Tường là vùng đất thuộc:
A. Tỉnh Quảng Nam. B. Thành phố Đà Nẳng. C. Tỉnh Quảng Ngãi. D. Tỉnh Bình Định.
Câu 51. Hướng tiến công chiến lược chính của quân Mỹ trong mùa khô 1965-1966 là:
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. B. Tây Nam Bộ, Liên Khu V.
C. ĐôngNam Bộ, Liên Khu V. D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Câu 52. Cơ sở nào để Đảng ta khẳng định: “với chiến thắng Vạn Tường”, quân dân MN hoàn toàn có
khả năng đánh bại Mỹ?
A. Đây là trận đánh mà quân Mỹ hoàn toàn chủ động về kế hoạch tác chiến, nhưng đã thất bại.
B. Trong trận này Mỹ có ưu thế vượt trội về quân số và phương tiện chiến tranh.
C. Địa bàn xảy ra trận đánh hoàn toàn có lợi cho Mỹ phát huy tối đa mọi ưu thế của vũ khí.
D. Đây là trận đánh có sự chuẩn bị chu đáo.
Câu 53. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có gì khác so với các cuộc tiến công
trước đó của quân ta?
A. Đây là cuộc tiến công đầu tiên của quân giải phóng miền Nam có sự phối hợp nổi dậy của quần
chúng.
B. Đây là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn miền Nam mà hướng trọng tâm là các đô thị.
C. Đây là cuộc tiến công lớn đầu tiên mà quân giải phóng miền Nam trực tiếp chiến đấu với quân
viễn chinh Mỹ.
D. Đây là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn miền Nam mà hướng trọng tâm là nông thôn.
Câu 54. Bước vào mùa khô thứ hai (1966-1967) Mỹ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân?
A. 890 cuộc hành quân chiến lược. B. 450 cuộc hành quân chiến lược.
C. 980 cuộc hành quân chiến lược. D. 895 cuộc hành quân chiến lược.
Câu 55. Căn cứ Dương Minh Châu thuộc tỉnh nào?
A. Tây Ninh. B. Đồng Nai. C. Sóc Trăng. D. An Giang.
Câu 56. Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trong hoàn cảnh
nào?
A. Quân ta đã giành thắng lợi lớn trên chiến trường, tương quan lực lượng đã thay đổi theo hướng
có lợi cho ta.
B. Phong trào phản đối chiến tranh VN ở Mỹ lên cao, làm cho mâu thuẩn trong nội bộ Mĩ trước
thềm bầu cử tổng thống càng thêm sâu sắc.
C. MB vừa xây dựng CNXH vừa chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ nhưng vẫn đẩy mạnh
hoạt động chi viện cho MN.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 57. Vì sao nói cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở ra bước ngoặt trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
A. Đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ”- một nổ lực của Mỹ trong cuộc chiến
tranh ở VN.
B. Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chuyển sang giai đoạn vừa đánh vừa đàm.
C. Chiến thắng này buộc tổng thống Mỹ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại MB.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 58. Việc hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký
kết và việc quân Mĩ rút quân khỏi Việt Nam đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở miền Nam?
A. Tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng có lợi cho cuộc
đấu tranh của nhân dân miền Nam.
B. Quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam, tình hình cách mạng gặp khó khăn.
C. Lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, có khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn.
D. Chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang dao động, có nguy cơ sụp đổ.
Câu 59. Việc hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký
kết và việc quân Mĩ rút quân khỏi Việt Nam đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở miền Nam?
A. Tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng có lợi cho cuộc
đấu tranh của nhân dân miền Nam.
B. Quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam, tình hình cách mạng gặp khó khăn.
C. Lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, có khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn.
D. Chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang dao động, có nguy cơ sụp đổ.
Câu 60. Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Bắc năm 1965 là
A. công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc bị gián đoạn.
B. quân dân miền Bắc trực tiếp đương đầu với đế quốc Mỹ xâm lược.
C. miền Bắc đẩy mạnh thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến lớn ở miền Nam.
D. miền Bắc đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa XHCN.
Câu 61. Chiến thắng nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mỹ trong
“Chiến tranh cục bộ”?
A. Chiến thắng Núi Thành. B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng mùa khô 1965- 1966. D. Chiến thắng mùa khô 1966- 1967.
Câu 62. Thành tích của quân dân MB trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của
Đế quốc Mỹ là:
A. Bắn rơi, phá huỷ 3243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B52.
B. Bắn rơi, phá huỷ 3423 máy bay, trong đó có 5 máy bay B52.
C. Bắn rơi, phá huỷ 3423 máy bay, trong đó có 8 máy bay B52.
D. Bắn rơi, phá huỷ 3243 máy bay, trong đó có 5 máy bay B52.
Câu 63. Phong trào thi đua của nhân dân MB trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong những năm
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ là:
A. Ba mục tiêu. B. Ba cao điểm. C. Hai giỏi. D. Ba tốt.
Câu 64. Tình hình kinh tế MB trong thời kì 1965-1968 là:
A. Các trung tâm công nghiệp lớn đếu phân tán về các địa phương.
B. Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
C. Phong trào hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp được phát động rầm rộ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 65. Thực hiện chiến lược “VN hóa chiến tranh”, đế quốc Mỹ đã:
A. Tăng cường quân đội viễn chinh Mỹ sang chiến trường MN.
B. Tăng cường hệ thống cố vấn Mỹ cho chiến trường MN, cùng một số lực lượng lớn quân đội chư
hầu.
C. Quân đội Sài Gòn được phát triển nhằm thay thế dấn vai trò của quân Mỹ trên chiến trường.
D. Giữ nguyên số quân Mỹ và chư hầu ở MN, phát triển ngụy quân thành lực lượng chủ lực để có
thể đương đầu với Việt cộng.
Câu 66. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “VN hóa chiến tranh” là:
A. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
B. Quân đội Sài Gòn là một bộ phận của lực lượng chủ lực “tìm diệt”.
C. Vai trò của quân Mỹ và hệ thống cố vấn Mỹ giảm dần.
D. Hệ thống cố vấn Mỹ được tăng cường tối đa, trong khi đó viện trợ Mỹ giảm dần.
Câu 67. Điểm khác nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các chiến lược chiến tranh
khác là gì?
A. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân đội Sài Gòn được xem là một lực lượng
xung kích ở Đông Dương.
B. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” quân đội Mỹ vẫn được xem là một lực lượng xung
kích ở Đông Dương.
C. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân đội Sài Gòn được xem là quân chủ lực trong
nhiệm vụ bình định Đông Dương.
D. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân chư hầu được xem là quân chủ lực trong
nhiệm vụ bình định Đông Dương.
Câu 68. Vì sao nói việc Mỹ áp dụng chiến lược “VN hóa chiến tranh”, cuộc kháng chiến của nhân dân
ta đã bước sang một giai đoạn phức tạp, ác liệt?
A. Vì quân Mỹ rút dần, nhưng quân đội Sài Gòn tăng mạnh cùng với sự viện trợ lớn của Mỹ.
B. Vì cuộc “VN hóa chiến tranh” gắn với âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông
Dương.
C. Vì Mỹ còn lợi dụng những chia rẽ, bất đống trong phe XHCN để tiến hành các hoạt động ngoại
giao nhằm chia rẽ, cô lập CMVN.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 69. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập có ý nghĩa như
thế nào?
A. Khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng miền Nam trên lĩnh vực quân sự.
B. Đây là thắng lợi trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng miền Nam, đáp ứng
yêu cầu cấp thiết của mặt trận đấu tranh ngoại giao.
C. cách mạng miền Nam đã có đủ cơ sở pháp lí để đấu tranh chống lại chính quyền Sài Gòn trên mặt
trận ngoại giao.
D. Khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng miền Nam trên lĩnh vực ngoại giao.
Câu 70. Đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi chiến tranh xâm lược ra toàn Dông Dương vào:
A. Năm 1965. B. Năm 1968. C. Năm 1970. D. Năm 1969.
Câu 71. Hướng tiến công của Mỹ trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn 719” là:
A. Đông Nam Bộ. B. Liên khu V.
C. Đường 9- Nam Lào. D. Chiến khu Dương Minh Châu.
Câu 72. Tên của một phong trào học sinh, sinh viên MN trong những năm chống Mỹ là:
A. Xếp bút nghiên. B. Hát cho đồng bào tôi nghe.
C. Năm xung phong. D. Ba sẵn sàng.
Câu 73. Một bài hát nổi tiếng trong phong trào học sinh, sinh viên MN là:
A. Cùng nhau đi Hồng binh. B. Tự nguyện.
C. Hoa xuân ca. D. Câu hò bên bờ Hiền Lương.
Câu 74. Ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 là
A. đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
B. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
C. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của quân đội Sài Gòn.
Câu 75. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 là
A. Đông Nam Bộ. B. Quảng Trị. C. Liên khu V . D. Tây Nguyên.
Câu 76. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược là do
A. cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.
B. bị thất bại bởi cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. thất bại trong cuộc hành quân xâm lược Campuchia.
D. thất bại trong trận Đường 9- Nam Lào.
Câu 77. Những tỉnh đầu tiên phải đương đầu với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân
và hải quân của Mỹ là
A. Quảng Bình, Hải Phòng, Nghệ An. B. Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa.
C. Quảng Ninh, Hà Tỉnh, Thanh Hóa. D. Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh.
Câu 78. Âm mưu Tổng thống Níchxơn khi thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
là gì ?
A. Cứu nguy cho chiến lược” Việt Nam hóa chiến tranh” và taọ thế mạnh trên bàn đàm phán ở
Paris.
B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta.
D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Câu 79. Trận “ Điện Biên Phủ trên không” là  kết quả của chiến thắng lịch sử nào của quân dân ta?
A. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.
B. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.
C. Đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.
D. Đánh bại 2 lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.
Câu 80. Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở hội nghị Paris?
A. Bị  thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào tết Mậu Thân năm 1968.
C. Bị thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
D. Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược12 ngày đêm tàn phá miền Bắc.
Câu 81. Cho các sự kiện sau:
1. hội nghị bốn bên chính thức họp phiên đầu tiên  tại Paris.
2. Hiệp định Paris được ký chính thức.
3. Nichxơn tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng tuần tự thời gian.
A. 2,3,1. B. 1,2,3. C. 3,2,1. D. 1,3,2.
Câu 82. Tại sao gọi việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm tàn phá miền Bắc của Mĩ là
“trận Điện Biên Phủ trên không”?
A. Thắng lợi vang dội như trận Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Đánh bại cuộc tập kích bằng đường không của Mĩ vào Điện Biên Phủ.
C. Buộc Mĩ phải đàm phán với ta ở hội nghị  Paris.
D. Sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, buộc Mĩ phải chấp nhận ký hiệp định Pari do ta đưa ra trước đó.
Câu 83. Địa phương đầu tiên trên MB đạt 5 tấn thóc/ha là:
A. Tỉnh Thái Bình. B. Tỉnh Nghệ An. C. Tỉnh Nam Định. D. Tỉnh Nam Hà.
Câu 84. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của
cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
Câu 85. Một trong những thị xã bị hủy diệt trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ là:
A. Thị xã Đồng Hới. B. Thị xã Hà Đông. Thị xã Lào Cai. D. Thị xã Hà Tĩnh.
Câu 86. Lập trường của phái đoàn VN trong Hội nghị Pari năm 1973 là:
A. Mỹ phải rút hết quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi MNVN.
B. Mỹ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN.
C. Mỹ phải tôn trọng các quyền tự quyết của nhân dân MNVN.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 87. Đàm phán 4 bên được bắt đầu từ khi nào?
A. 13/5/1968. B. 15/3/1969. C. 25/1/1969. D. 15/2/1969.
Câu 88. Theo nội dung thỏa thuận tại Hiệp định Pari năm 1973, khi nào hai bên sẽ thực hiện ngửng bắn
ở MN?
A. 24 giờ 21/7/1973. B. 24 giờ 21/11/1973. C. 24 giờ 27/1/1973. D. 4 giờ 21/2/1973.
Câu 89. Quyền dân tộc cơ bản được khẳng định trong Hiệp định Pari năm 1973 là gì?
A. Độc lập, chủ quyên. B. Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
C. Thống nhất D. Tất cả các ý trên.
Câu 90. Ý nghĩa lịch sử của việc kí kết Hiệp Định Pari năm 1973 là:
A. Kết thúc thắng lợi của cuộc chiến tranh xâm lược VN của Đế quốc Mỹ.
B. Khẳng định thắng lợi to lớn của ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
C. Hiệp định đã tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước của dân tộc.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 91. Hiệp định Pari năm 1973 có gì khác với Hiệp Định Giơnevơ năm 1954?
A. Hiệp định Giơnevơ bàn về Đông Dương, Hiệp định Pari bàn về VN.
B. Thời hạn rút quân đươc quy định trong Hiệp định Pari ngắn hơn so với Hiệp định Giơne vơ.
C. Việc tập kết quân được quy định trong Hiệp định Pari không tập kết thành hai vùng hoàn chỉnh
như Hiệp định Giơnevơ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 92. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ra đời trong hoàn cảnh nào?
A.Cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ, “Chiến tranh đăc biệt” đã bị phá sản về cơ bản.
B. Ngụy quyền miền Nam đứng trước cuộc khủng hoảng.
C. Trên thế giới, quan hệ Liên Xô–Trung Quốc ngày càng xấu, khối đoàn kết trong phe XHCN bị
rạn nứt.
D. Mĩ gặp khó khăn trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Câu 93. “Chiến tranh cục bộ” khác “Chiến tranh đăc biệt” ở điểm nào?
A. “Chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới.
B. “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống cố vấn Mỹ, bằng phương tiện
chiến tranh hiện đại của Mỹ.
C. “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng cả quân chủ lực Mỹ, quân chư hầu và cả quân ngụy.
D. “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành ở miền Nam.
Câu 94. Trưởng đoàn đại biểu của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam tại Hội nghị Pari năm
1973 là ai?
A. Phạm Văn Đồng. B. Nguyễn Duy Trinh. C. Lê Đức Thọ. D. Trần Bửu Kiểm.
Câu 95. Hình dạng của chiếc bàn đàm phán trong hội nghị Pari năm 1973 là
A.Hình vuông. B. Hình tròn. C. Hình chữ nhật. D. Hình thoi.
Câu 96. Cùng với thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mĩ còn mở rộng chiến
tranh ở đâu?
A. Chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. Chiến tranh ở Lào.
C. Chiến tranh ở Campuchia. D. Chiến tranh cả Đông Dương.
Câu 97. Những lực lượng nào tham gia chiến lược” chiến tranh cục bộ”?
A. Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ.
B. Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. Quân đội Sài Gòn.
Câu 98. Ưu  thế về quân sự của Mĩ trong chiến lược” Chiến tranh cục bộ” là
A. nhiều vũ khí hiện đại. B. không quân, hải quân.
C. quân số đông, vũ khí hiện đại. D. thực hiện nhiều chiến thuật mới.
Câu 99. Ý nào thể hiện điểm khác của chiến lược”chiến tranh cục bộ” so với “chiến lược chiến tranh
đặc biệt” mà Mĩ thực hiện ở Miền Nam Việt Nam?
A. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mỹ, quân đồng minh Mĩ.
B. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kĩ
thuật phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. Dùng người Việt đánh người Việt.
D. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
Câu 100. Âm mưu của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” là
A. đánh bại quân chủ lực của ta và kết thúc chiến tranh.
B. tạo ra ưu thế về binh lực hỏa lực để áp đảo quân lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến
trường.
C. củng cố lực lượng quân đội Sài Gòn để có thể giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực
lượng vũ trang của ta ra khỏi miền Nam.
D. giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam và nở rộng chiến tranh sang Lào và Căm-
phuchia.
Câu 101. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ được tiến hành ở miến Nam Việt Nam bằng lực
lượng
A. quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân Sài Gòn.
B. quân Mĩ và quân Sài Gòn.
C. quân đội Sài Gòn và liên quân Mĩ-Anh-Pháp.
D. quân Mĩ và quân các nước đồng minh của Mĩ.
Câu 102. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”được thể hiện
trong chiến thuật.
A. “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. B. Lập “ấp chiến lược”.
C. “Tìm diệt” và “bình định” D. “tìm diệt” và “lấn chiếm”
Câu 103. Với chiến lược quân sự “tìm diệt”, Mĩ có âm mưu gì trong cục diện chiến tranh ở chiến
trường miền Nam giai đoạn 1965-1968?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng của ta trở về phòng ngự làm cho chiến
tranh tàn lụi dần.
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. Tạo lợi thế trên mặt trận ngoại giao.
Câu 104. Hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường?
A. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
B. Buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược khác.
C. Đánh bại Mĩ về quân sự.
D. Được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp
miền Nam.
Câu 105. Chiến thắng Vạn Tường thể hiện khả năng gì của quân ta trong chiến đấu chống chiến chiến
lược “chiến tranh cục bộ”?
A. Đánh thắng hòan toàn quân Mĩ trong chiến lược”chiến tranh cục bộ”.
B. Có khả năng đánh thắng quân Mĩ trong “chiến tranh cục bộ”.
C. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận chính trị trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
D. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao trong chiến lược “ chiến tranh cục bộ”.
Câu 106. Những điểm giống nhau giữa hai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “chiến
tranh cục bộ” (1965-1968) là gì?
A. Lực lượng tham gia chiến tranh đều là quân Mĩ và quân đội tay sai nhằm chống lại lực lượng
cách mạng và nhân dân ta.
B. Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa vừa có “cố vấn” chỉ huy.
C. Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ, nhằm chiếm đất, giành dân, đặt ách thống trị
thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và kết hợp hoạt động quân sự với chính trị -ngoại giao.
D. Vừa chiến tranh ở miền Nam vừa mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền
Bắc.
Câu 107. Căn cứ vào đâu ta quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968?
A. Sự thất bại của Mĩ về quân sự trong chiến lược “chiến tranh cục bộ.”
B. Ta nhận định tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta, lợi dụng mâu thuẫn của Mĩ trong cuộc
bầu cử Tổng thống 1968.
C. Sự giúp đỡ về vật chất, phương tiện chiến tranh của Liên Xô, Trung Quốc.
D. Quân đội Trung Quốc sang giúp ta đánh Mĩ.
Câu 108. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã tạo bước ngoặt căn bản trong cuộc
đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì.
A. Đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “ phi Mỹ hóa” chiến tranh
xâm lược.
B. Đã buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Đã buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán ở Paris để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
D. Đã giáng một đòn mạnh vào chính quyền Sài Gòn, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.
Câu 109. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 ta đạt được thắng lợi nào?
A. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Huế, Sài Gòn và toàn miền Nam được
thành lập.
B. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ,  quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và
quân đội Sài Gòn.
C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và
quân đội Sài Gòn, buộc Mĩ đàm phán rút quân về nước.
D. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn quyết định vào chính quyền
và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân..
Câu 110. Thắng lợi lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 là gì?
A. Đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố” phi Mỹ hóa”
chiến tranh xâm lược.
B. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Mĩ buộc phải đến hội nghị Pari để đàm phán với ta.
D. Đây là đòn đánh bất ngờ, làm choMĩ không dám đưa quân Mĩ và quân chư hầu vào miền Nam.
Câu 111. Mĩ dựa vào sự kiện nào để lấy cớ đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân?
A. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
B. Bị thất bại ở trận Vạn Tường.
C. Quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.
D. Mĩ thất bại trong hai  mùa khô  1965- 1966, 1966- 1967.
Câu 112. Tại sao Mỹ lại chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
A. Thất bại ở trận Vạn Tường.
B. Thất bại trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 của quân ta.
C. Thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. Thất bại của chiến lược” chiến tranh cục bộ”
Câu 113. Thủ đoạn mới được đế quốc Mĩ thực hiện trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
gì?
A. Tăng số lượng ngụy quân.
B. Rút dần quân Mĩ về nước.
C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia.
D. Cô lập cách mạng Việt Nam.
Câu 114. Sự khác nhau trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” là
A. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
B. “Dùng người Việt đánh người Việt”
C. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
D. “dùng quân đồng minh của Mĩ đánh người Việt”
Câu 115. Ngày 24, 25/4/1970, hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì?
A. Đoàn kết cùng nhau kháng chiến chống Mĩ.
B. Vạch trần âm mưu” Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C. Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của
nhân dân ba nước Đông Dương.
D. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.

You might also like