You are on page 1of 8

ĐỀ THI THỬ MÔN LỊCH SỬ MÃ 004 (NĂM 2023)

Câu 1: Mục đích của việc đồng bào cả nước hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng” và xây
dựng “Quỹ độc lập” mà Chính phủ phát động là:
A.Giải quyết khó khăn về tài chính đất nước.
B.Quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.
C.Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.
D.Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.
Câu 2: Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân
dân của ta là:
A.Kháng chiến toàn diện
B.Kháng chiến dự vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
C.Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia
D.Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 3: Hình thức đấu tranh thời kì 1936 – 1939 là:
A.Khởi nghĩ vũ trang.
B.Kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
C.Chính trị kết hợp với vũ trang.
D.Khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa.
Câu 4: Ai là tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”?
A.Chủ tịch Hồ Chí Minh
B.Trường Chinh
C.Phạm Văn Đồng
D.Võ Nguyên Giáp
Câu 5: Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc
khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Đó là thắng
lợi của chiến dịch nào?
A.Chiến dịch Việt Bắc 1947
B.Chiến dịch Biên Giới 1950
C.Chiến dịch Tây Bắc 1952
D.Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 6: Sau thất bại ở Việt Bắc và buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, thực dân Pháp
tăng cường thực hiện chính sách gì?
A.Dựa vào bọn Việt gian phản động để chống lại ta.
B.Tăng viện binh từ bên Pháp sang để giành thế chủ động.
C.“Dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D.Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.
Câu 7: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa là:
A.Liên Xô
B.Trung Quốc
C.Lào
D.Cam-pu-chia
Câu 8: Vì sao tháng 6 năm 1950 Trung ương Đảng và Chính phủ ta Quyết định mở chiến dịch
Biên giới?
A.Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
B.Khai thông biên giới, mở con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước
dân chủ thế giới.
C.Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt -Trung, mở rộng và củng
cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
D.Để đánh bại kế hoạch Rơ-ve.

1
Câu 9: Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế
phòng ngự sang thế tiến công. Đó là thắng lợi nào?
A.Thắng lợi của ta trong diến dịch Việt Bắc 1947.
B.Thắng lợi của ta trong chiến dịch Biên giới 1950.
C.Thắng lợi của ta trong chiến dịch Tây Bắc 1952.
D.Thắng lợi của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 10: “Kế hoạch Đờ lát đờ Tát-xi nhi” (12/1950) ra đời là kết quả của:
A.Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ trong việc đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông
Dương.
B.Sự can thiệp ngày càng sâu của Mĩ vào chiến tranh xâm lược Đông Dương.
C.Sự “dính líu trực tiếp” của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
D.Sự cứu vãn tình thế sa lầy trên chiến trường Đông Dương của Pháp.
Câu 11: Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai tại đâu?
A.Hương Cảng (Trung Quốc)
B.Ma Cao (Trung Quốc).
C.Pác Bó (Cao Bằng).
D.Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
Câu 12: Tại Đại hội Đảng lần thứ II, ai được bầu làm Tổng bí thư của Đảng?
A.Chủ tịch Hồ Chí Minh
B.Đồng chí Phạm Văn Đồng
C.Đồng chí Trường Chinh
D.Đồng chí Trần Phú.
Câu 13: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đó là ý nghĩa của sự kiện
nào?
A.Hội nghị thành lập Đảng (3/3/1930)
B.Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10/1930)
C.Đại hội lần thứ I của Đảng (1935)
D.Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951).
Câu 14: Thực hiện Kế hoạch Na-va, Pháp tăng thêm ở Đông Dương bao nhiêu tiểu đoàn bộ
binh?
A.10 tiểu đoàn bộ binh
B.11 tiểu đoàn bộ binh
C.12 tiểu đoàn bộ binh
D.13 tiểu đoàn bộ binh
Câu 15: Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào?
A.Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Liên Xô.
B.Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp.
C.Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Mĩ, Anh, Pháp
D.Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp.
Câu 16: Cách mạng khoa học kĩ thuật đã mang lại thành tựu ở mấy lĩnh vực?
A.5 lĩnh vực
B.6 lĩnh vực
C.7 lĩnh vực
D.8 lĩnh vực
Câu 17: Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc –xai bản yêu sách đòi các quyền nào?
A.Quyền được hưởng hòa bình, tự do, cơm no, áo ấm
B.Quyền tự quyết, quyền đấu tranh,
C.Quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do đấu tranh
D.Quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, tự quyết
Câu 18: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?
A.Ngày 10 tháng 10 năm 1954
2
B.Ngày 16 tháng 5 năm 1954
C.Ngày 10 tháng 10 năm 1955
D.Ngày 16 tháng 5 năm 1955
Câu 19: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào?
A.Ngày 20 tháng 9 năm 1960
B.Ngày 20 tháng 10 năm 190
C.Ngày 20 tháng 11 năm 1960
D.Ngày 20 tháng 12 năm 1960
Câu 20: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ được tiến hành bằng lược lượng:
A.Quân đội Mĩ và quân đồng minh
B.Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn
C.Quân đội Mĩ và quân đồng minh và quân đội Sài Gòn
D.Quân đội Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
Câu 21: Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần
thứ nhất của Mĩ?
A.Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
B.Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ “ ở miền Nam
C.Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài ở miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
D.Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước
Câu 22: Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa- va (14/5/1955) là gì?
A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. Để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.
C. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.
D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.
Câu 23: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình
thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ thực dân.
Câu 24: Hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?
A. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX B. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX
C. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX D. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX
Câu 25: Châu lục nào đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Châu Âu B. Châu Phi C. Châu Á D. Mĩ La tinh
Câu 26: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Cộng hòa Nam Phi chính bị thức bị xóa bỏ ở
Nam Phi vào năm nào?
A. Năm 1991 B. Năm 1992 C. Năm 1993 D. Năm 1994
Câu 27: Điểm khác nhau của “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt”
A.Chiến tranh xâm lược thực dân mới.
B.Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C.Sử dụng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội tay sai, mở rộng chiến tranh phá hoại ra
miền Bắc, qui mô lớn hơn, ác liệt hơn.
D.Sử dụng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ.
Câu 28: Cuộc nội chiến lần thứ 4 (1946-1949) ở Trung Quốc nổ ra là do
A. Đảng Cộng sản phát động.
B. Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ
C. Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng
D. Quốc dân Đảng cấu kết với bọn phản động quốc tế.
Câu 29: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. Tháng 8 năm 1995 B. Tháng 6 năm 1995 C. Tháng 7 năm 1995 D. Tháng 5 năm 1995
Câu 30: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm
nhất ở khu vực:
3
A. Trung Phi. B. Nam Phi. C. Bắc Phi. D. Đông Phi.
Câu 31: Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào
lãnh đạo?
A. Đại hội dân tộc Phi B. Liên hợp quốc
C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO
Câu 32: Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Chế độ độc tài Batixta bị lật đổ
B. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada
C. Cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn
D. Chế độ độc tài Batixta được thiết lập
Câu 33: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc
lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang. D. Khởi nghĩa nông dân.
Câu 34: Loại hình chiến tranh nào của Mĩ ở Việt Nam được tiến hành bởi hai đời tổng thống?
A.Chiến tranh một phía
B.Chiến tranh đặc biệt
C.Chiến tranh cục bộ
D.Việt Nam hóa chiến tranh
Câu 35: Để ép ta nhân nhượng, ký một hiệp định do Mĩ đặt ra Nich Xơn đã cho máy bay B52
đánh vào đâu trong 12 ngày đêm năm 1972?
A.Hà Nội, Nam Định
B.Hà Nội, Hải Phòng
C.Hà Nội, Thanh Hóa
D.Nghệ An, Hà Tĩnh
Câu 36: Chiến thắng nào đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”:
A.Vạn Tường
B.Ấp Bắc
C.Ba Gia
D.Bình Giã
Câu 37: Điểm nào dưới đây nằm trong chương trình của “Viêt Nam hóa “chiến tranh mà Mĩ
áp dụng ở miền Nam Viêt Nam?
A.Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam để giúp quân ngụy đứng vững trên chiến trường miền
Nam
B.Tăng cường viện trợ quân sự giúp quân đội ngụy tăng số lượng và trang bị để “tự đứng
vững” và “tự gánh vác lấy chiến tranh”
C.Mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc, tăng cường mở rộng chiến tranh xâm lược Lào
Campuchia.
D.Phương án B và C đúng
Câu 38: Hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết ngày nào?
A.Ngày 20 tháng 7 năm 1954
B.Ngày 21 tháng 7 năm 1954
C.Ngày 20 tháng 7 năm 1955
D.Ngày 21 tháng 7 năm 1955
Câu 39: Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
A. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới B. Tiến hành cuộc "cách mạng xanh"
C. Đưa con người lên mặt trăng D. Tạo ra cừu Đô-li
Câu 40: Nhật Bản lần đầu tiên bị quân đội nước ngoài chiếm đóng dưới chế độ quân quản của:
A. Anh B. Hoa Kì C. Liên Xô D. Liên hợp Quốc
----------------------------Hết----------------------------

ĐỀ THI THỬ MÔN LỊCH SỬ MÃ 005 (NĂM 2023)


4
Câu 1. Năm 1957, việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo có ý nghĩa gì?
A. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
B. Đưa Liên Xô thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
C. Chứng tỏ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa
D. Chứng tỏ nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô phát triển hơn Mĩ
Câu 2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở khu vực Đông Nam Á không phải là
thuộc đia của các nước thực dân phương Tây?
A. Miến Điện B. Phi-líp-pin C. Thái Lan D. Mã Lai
Câu 3. Đầu năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện nào?
A. Đại hội lần thứ nhất của Đảng
B. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất
C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
D. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành
A. tư sản và tiểu tư sản
B. tư sản dân tộc và tiểu tư sản
C. tư sản mại bản và tiểu tư sản
D. tư sản dân tộc và tư sản mại bản
Câu 5. Chiến dịch quân sự nào của ta trong kháng chiến chống Pháp đã làm thất bại hoàn
toàn âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
C. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 6. Tham dự Hội nghị I-an-ta (2 – 1945) gồm nguyên thủ của những quốc gia nào?
A. Tất cả các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Liên Xô, Anh, Mĩ
C. Liên Xô, Pháp, Mĩ.
D. Các nước thắng trận và bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 7. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra phương hướng chiến lược Đông – Xuân 1953 –
1954 là
A. tấn công địch ở rừng núi, nơi ta có lợi thế thực hiện các đánh du kích
B. tấn công vào các đô thị lớn, trung tâm đầu nào chính trị, kinh tế của Pháp
C. tấn công địch ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ
D. tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
Câu 8. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở
thành “sân sau” của Mĩ là
A. Tây Âu B. Đông Nam Á C. Bắc Phi D. Mĩ La-tinh
Câu 9. Thành tựu nào của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã khắc phục được nạn
thiếu lương thực và đói ăn kéo dài?
A. Thành tựu của cuộc “cách mạng chất xám”
B. Phát minh ra công cụ sản xuất mới
C. Tìm ra phương pháp sinh sản vô tính
D. Thành tựu của cuộc “cách mạng xanh”
Câu 10. Sự kiện báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. Châu Đốc, tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng (2 – 5 – 1975)
B. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa nhà Phủ Tổng thống (11 giờ 30 phút ngày 30 – 4 – 1975)
C. xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập (19 giờ 45 phút ngày 30 – 4 – 1975)
D. năm cánh quân của ta đồng loạt đánh chiếm cơ quan đầu nào của địch (26 – 4 – 1975)
Câu 11. Chiến thắng nào mở ra khả năng quân và dân miền Nam chiến thắng quân Mĩ trong
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)?
5
A. Trà Bồng B. Vạn Tường C. Bình Giã D. Bắc Ái
Câu 12. Trong lịch sử nhân loại, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt trăng là
A. Liên Xô B. Trung Quốc C. Mĩ D. Ấn Độ
Câu 13. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nắm quyền
chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương là
A. thế lực tư bản tài chính Việt Nam B. ngân hàng Đông Dương
C. thế lực tư bản tài chính Đông Dương. D. ngân hàng Pháp
Câu 14. Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương gì?
A. Cải cách B. “vô sản hóa”
C. Bạo động D. Vận động dân chủ
Câu 15. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương,
trong đó có Việt Nam, được tiến hành khi nào?
A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
D. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 16. Hi vọng trong vòng 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” là mục tiêu của kế
hoạch quân sự nào của thực dân Pháp?
A. Bô-la-e B. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi
C. Na-va D. Rơ-ve
Câu 17. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì gắn với sự kiện nào dưới đây?
A. Nước Cộng hòa Ai Cập tuyến bố thành lập
B. Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống Cộng hòa Nam Phi
C. Liên minh châu Phi (AU) được thành lập
D. 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập
Câu 18. Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương (5 – 1941) là
A. Ngô Gia Tự B. Nguyễn Văn Cừ C. Lê Hồng Phong D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 19. Trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986), lĩnh vực nào được xác định là trọng tâm?
A. Tư tưởng B. Chính trị C. Văn hóa D. Kinh tế
Câu 20. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
A. cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng
B. sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh
C. hình thành được liên minh công – nông
D. cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)
Câu 21. Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, để khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện
thực, miền Bắc đã thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Phát triển kinh tế, văn hóa B. Cải tạo quan hệ sản xuất
C. Khôi phục kinh tế D. Hoàn thành cải cách ruộng đất
Câu 22. Sự kiện nào đã mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên
độc lập và tự do?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
B. Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945
C. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930
Câu 23. Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh
A. kinh tế - chính trị B. quân sự - chính trị
C. quân sự D. văn hóa, giáo dục, y tế
Câu 24. Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, điểm nào thể hiện rõ
nhất sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt của Đảng?
A. Cần thiết phải đánh thắng nhanh để giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa
6
B. Nhấn mạnh, nếu thời cơ đến vào đâu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam
trong năm 1975
C. Cần thiết tranh thủ thời cơ để đánh thắng nhanh, đỡ thiệt hại về người và của
D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Âu là cách gọi dùng để chỉ những nước nào?
A. Những nước xã hội chủ nghĩa ở phía Đông của châu Âu
B. Tất cả các nước tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
C. Một số nước phía Đông và phía Tây châu Âu
D. Những nước nằm ở phía Đông của Liên Xô
Câu 26. Trong những năm 1919 – 1925, sự kiện đánh dâu bước tiến mới của giai cấp công
nhân Việt Nam – bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục địch chính trị rõ ràng, là
A. cuộc bãi công của công nhân nhà máy rượu Hà Nội
B. cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định
C. cuộc bãi công của thợ máy Ba Son thắng lợi
D. Công hội thành lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Câu 27. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, tình hình miền Nam thay đổi như thế
nào?
A. Nhân dân miền Nam đồng loạt nổi dậy phá vỡ hệ thống chính quyền tay sai
B. Mĩ trực tiếp đưa quân viễn chinh vào miền Nam thay chân Pháp
C. Mĩ nhảy vào thay chân Pháp, đưa tay sai phá vỡ hệ thống chính quyền tay sai
D. Thực hiện hiệp thương thống nhất đất nước
Câu 28. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước ta ngay sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945?
A. Tài chính trống rỗng B. Thù trong, giặc ngoài
C. Nạn đói hoành hành D. Chính quyền vững mạnh
Câu 29. Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 – 1954) là do có
A. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc
C. hậu phương vững chắc là khối đoàn kết toàn dân
D. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 30. Bước sang nhưng năm 60 của thế kỉ XX, sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được
coi là hiện tượng “thần kì” vì
A. từ nước bại trận, thiệt hại nặng nề đã vươn lên thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai thế giới
B. tốc độ phát triển của Nhật Bản vượt xa Mĩ và Tây Âu
C. Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản xuất những sản phẩm dân dụng
D. giai đoạn này Nhật Bản là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới tư bản chủ nghĩa
Câu 31. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp ở Mát-xcơ-va (7 – 1935) xác định kẻ
thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là
A. chủ nghĩa đế quốc B. chủ nghĩa dân tộc cực đoan
C. chế độ phân biệt chủng tộc D. chủ nghĩa phát xít
Câu 32. Việc Đảng và Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn với quân
Tưởng ở miền Bắc nước ta có ý nghĩa gì?
A. Tránh được cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù
B. Dựa vào quân Tưởng để đánh quân Pháp ở Nam Bộ
C. Ngăn được việc Tưởng và Pháp câu kết với nhau
D. Đẩy được quân Anh, Pháp ra khỏi miền Nam
Câu 33. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam được tiến hành
bằng
A. quân đội Sài Gòn do “cố vấn” Mĩ chỉ huy
B. lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn
C. quân đội Sài Gòn có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ
7
D. quân đồng minh và vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ
Câu 34. Để thực hiện “chiến lược toàn cầu”, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới, Mĩ dựa
vào cơ sở chủ yếu nào dưới đây?
A. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Mĩ với giới cầm quyền
B. Tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn của nước Mĩ
C. Sự ủng hộ của các nước đồng minh Tây Âu và Nhật bản
D. Thế độc quyền bom nguyên tử
Câu 35. Phong trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 được gọi là cuộc
vận động dân chủ vì phong trào này
A. chủ yếu hướng vào mục tiêu trước mắt đòi những quyền tự do, dân chủ
B. đã hưởng ứng cuộc vận động dân chủ trên thế giới
C. đã thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương
D. chủ yếu là đấu tranh hòa bình, hợp pháp
Câu 36. Ngay sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, quân Tưởng và tay sai kéo vào miền
Bắc nước ta với âm mưu gì?
A. Lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai
B. Giải giáp quân đội Nhật
C. Đánh quân Anh
D. Phối hợp với quân Anh đánh Pháp
Câu 37. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập năm 1925 ở Quảng Châu (Trung
Quốc) là một tổ chức yêu nước theo
A. khuynh hướng vô sản B. khuynh hướng dân chủ tư sản
C. xu hướng bạo động D. xu hướng cải cách
Câu 38. Theo thỏa thuận quy định của Hội nghị I-an-ta (2 – 1945), Việt Nam thuộc phạm vi
ảnh hưởng của nước nào?
A. Anh B. Liên Xô C. Pháp D. Mĩ
Câu 39. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các chiến lược
chiến tranh trước đó của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu
B. Đều thực hiện âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
C. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
D. Tìm cách chia rẽ, cô lập Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 40. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của Đảng đã phát huy truyền
thống đấu tranh nào của ta?
A. Chiến tranh du kích B. Đánh nhanh thắng nhanh
C. Chiến tranh nhân dân D. Dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài

----------------------------Hết----------------------------

You might also like