You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM

2022
ĐỀ SỐ 11 Bài thi: KHXH
(Đề thi gồm 4 trang, 40 Môn thi: Lịch sử
câu) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Nhật Bản sẽ
A. chịu sự chiếm đóng của Mĩ. B. trở thành quốc gia thống nhất.
C. giữ nguyên hiện trạng D. thuộc các nước phương Tây.
Câu 2. Thập niên 90 của thế kỉ XX, quốc gia thực hiện chính sách đối ngoại ngả về
phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị là
A. Liên bang Nga. B. Trung Quốc. C. Thái Lan. D. Ấn Độ.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia châu Phi đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân là
A. Cu Ba. B. Braxin. C. Ănggôla. D. Pê ru.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây là thành viên tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN)?
A. Xingapo. B. Campuchia. C. Pháp. D. Mĩ.
Câu 5. Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh hiện nay là
A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Liên minh Châu Âu (EU).
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển

A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản.
Câu 7. Tháng 12-1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức của hai nhà lãnh đạo M.
Goocbachốp và G. Busơ (cha) hai cường quốc Xô - Mĩ đã chính thức tuyên bố
A. chấm dứt chạy đua vũ trang. B. giữ gìn hòa bình an ninh thế giới.
C. chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. không sản xuất vũ khí hạt nhân.
Câu 8. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là biểu hiện của xu thế
A. toàn cầu hóa. B. hòa hoãn Đông – Tây.
C. “đa cực”. D. “một cực”.
Câu 9. Nội dung nào sau đây là chủ trương của tổ chức Việt Nam quang phục hội do
Phan Bội Châu thành lập năm 1912?
A. Đánh đuổi thực dân Pháp, thành lập chính thể quân chủ lập hiến.
B. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C. Đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường ở Nhật Bản.
D. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.
Câu 10. Trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, cuộc khởi
nghĩa có quy mô lan rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kỳ là
A. Bãi Sậy. B. Ba Đình. C. Yên Thế. D. Hương Khê.
Câu 11. Năm 1921, một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp là
A. soạn thảo Luận cương chính trị của Đảng.
B. triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
C. soạn thảo Chính cương vắn tắt của Đảng.
D. tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
Câu 12. Tháng 3 - 1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện nào
sau đây?
A. Tân Việt Cách mạng đảng được thành lập.
B. Lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
C. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ.
D. Thành lập Việt Nam quốc dân đảng.
Câu 13. Trong giai đoạn 1939-1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?
A. An Nam Cộng sản Đảng. B. Đông Dương Cộng sản Đảng.
C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D. Việt Nam quốc dân đảng.
Câu 14. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (tháng 12-1944)
theo chỉ thị của
A. Hồ Chí Minh. B. Võ Nguyên Giáp.
C. Phạm Văn Đồng. D. Văn Tiến Dũng.
Câu 15. Nha bình dân học vụ là cơ quan được thành lập để góp phần giải quyết khó khăn
nào sau đây của nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945?
A. Giặc đói. B. Giặc dốt. C. Tài chính. D. Ngoại xâm.
Câu 16. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951)
đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Lao động Đông Dương. D. Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 17. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 với Việt Nam, thực
dân Pháp đã có hành động nào sau đây?
A. Từng bước rút quân khỏi miền Nam. B. Bắt đầu tuân thủ các điều kí kết.
C. Tăng cường hoạt động khiêu khích. D. Rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.
Câu 18. Trong năm 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết
định chọn hướng tiến công chủ yếu là
A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Quảng Trị. D. Huế- Đà Nẵng.
Câu 19. Thắng lợi của chiến dịch nào là cơ sở thực tiễn để Bộ Chính trị Trung ương
Đảng đề ra quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975?
A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. Chiến dịch Đường 14- Phước Long. D. Chiến dịch Tây Nguyên.
Câu 20. Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam, cuộc tổng tiến công và
nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra trọng tâm là ở
A. đô thị. B. đồng bằng. C. nông thôn. D. miền núi.
Câu 21. Lực lượng chủ yếu Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 -
1965) ở miền Nam Việt Nam là
A. quân Mỹ. B. quân đội Âu - Phi.
C. quân đồng minh. D. quân đội Sài Gòn.
Câu 22. Trong khoảng thời gian những năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam thực hiện
một trong những nhiệm vụ nào sau đây? 
A. Đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
C. Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc D. Chống phong kiến tay sai đầu hàng.
Câu 23. Sự kiện nào sau đây tác động đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những
năm 1919 - 1930?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Sự ra đời của nước Nga Xô viết.
C. Nước Cộng hòa Cuba ra đời. D. Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương.
Câu 24. Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), sự kiện nào có ảnh hưởng trực
tiếp đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?
A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan. B. Phát xít Đức tấn công Liên Xô.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. D. Liên Xô đánh bại phát xít Đức.
Câu 25. Nhân tố chủ quan quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự giúp đỡ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. sự giúp đỡ của lực lượng quân Đồng minh sau chiến tranh.
C. ý thức tự chủ và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
D. sự chia rẽ và suy yếu của các nước đế quốc phương tây.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của Mĩ trong việc triển khai chiến
lược toàn cầu?
A. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh.
B. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân.
D. khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Câu 27. Một trong những chuyển biến mới về kinh tế ở Việt Nam do tác động từ cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp là
A. xuất hiện nhiều vùng kinh tế đặc trưng.
B. nền kinh tế được đầu tư mạnh về kĩ thuật.
C. các ngành công nghiệp nặng phát triển.
D. cơ cấu kinh tế được điều chỉnh cân đối.
Câu 28. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước.
B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Câu 29. Một trong những ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là
A. ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính.
B. làm xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Dương.
C. buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp.
Câu 30. Một trong những ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) là
A. chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chính quyền Sài Gòn.
B. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh ở Việt Nam.
C. đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn.
D. buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari.
Câu 31. Một trong những tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp (1919-1929) đối với Việt Nam là
A. tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát cân đối, đồng bộ, toàn diện.
B. tạo điều kiện bên trong cho bước phát triển của cách mạng Việt Nam.
C. thúc đẩy kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
D. làm cho kinh tế Việt Nam phát triển thoát khỏi sự lệ thuộc chính quốc.
Câu 32. Vai trò của phong trào công nhân trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
từ năm 1928 đến trước khi thành lập Đảng là
A. trở thành nòng cốt trong phong trào dân tộc dân chủ.
B. là lực lượng lãnh đạo phong trào dân tộc dân chủ.
C. phong trào đã hoàn toàn chuyển sang tự giác.
D. phong trào bắt đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
Câu 33. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi
của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì
A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.
B. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930).
C. xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.
D. bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 34. Đâu là nhận xét đúng về Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam?
A. Là một cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình.
B. Diễn ra trong điều kiện kẻ thù đã trao trả độc lập.
C. Có kết hợp giữa chuẩn bị lâu dài và chớp thời cơ nhanh chóng.
D. Là cuộc cách mạng bạo lực, trong đó chủ yếu là bạo lực vũ trang.
Câu 35. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với chiến
dịch Hồ Chí Minh năm 1975 ở Việt Nam là
A. tính chất. B. mục tiêu tiến công.
C. hình thức chiến dịch. D. địa bàn.
Câu 36. Điểm khác nhau giữa hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pari (27-1-1973) so với Hiệp
định Giơnevơ (21-7-1954) là
A. hội nghị không chịu sự chi phối của các nước lớn.
B. phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.
C. trong bối cảnh các nước lớn có xu thế hòa hoãn.
D. ký kết sau mỗi thắng lợi của quân dân Việt Nam.
Câu 37. Việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử dân tộc vì
A. đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng.
B. đã chấm dứt tình trạng chia rẽ của phong trào yêu nước.
C. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế trong phong trào yêu nước.
D. phong trào công nhân đã hoàn toàn đi vào đấu tranh tự giác.
Câu 38. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị (tháng 2 - 1930) của Đảng Cộng sản
Việt Nam được thể hiện qua việc xác định
A. nội dung của cách mạng tư sản dân quyền.
B. xác định hình thức chính quyền cách mạng.
C. lực lượng chủ yếu của cách mạng.
D. giai cấp lãnh đạo của cách mạng.
Câu 39. Thực tiễn cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản giai đoạn từ 2-9-1945
đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu là
A. lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để phân hóa và làm suy yếu chúng.
B. kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, nhưng chủ yếu là chống đế quốc.
C. sử dụng đồng thời biện pháp quân sự và ngoại giao nhưng quân sự là chính.
D. chớp đúng thời cơ, kiên quyết trấn áp kẻ thù để ngăn chặn âm mưu của chúng.
Câu 40. Chiến thắng Vạn Tường – Quãng Ngãi (8/1968) được coi là “Ấp Bắc” đối với
quân Mĩ vì đã
A. chứng tỏ khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại “Chiến tranh cục bộ”.
B. mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khăp miền Nam.
C. mở ra cao trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên khắp miền Nam.
D. đánh bại hoàn toàn một chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.

-------------Hết------------

ĐÁP ÁN
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 D 21 D 31 B
2 A 12 B 22 C 32 A
3 C 13 C 23 B 33 C
4 A 14 A 24 C 34 C
5 D 15 B 25 C 35 A
6 A 16 B 26 A 36 A
7 C 17 C 27 A 37 A
8 A 18 C 28 B 38 A
9 B 19 C 29 C 39 A
10 D 20 A 30 A 40 A

You might also like