You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022

Bài thi:
ĐỀ SỐ 07 Thời gian làm bài: phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm trang, câu)

Câu 1: Năm 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế là
A. Xô viết công-nông-binh. B. Dân chủ Cộng hòa.
C. Tổng thống Liên bang. D. Tổng thống Cộng hòa.
Câu 2: Trong giai đoạn 1939 - 1945, lực lượng vũ trang nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?
A. Quân đội Nhân dân Việt Nam. B. Quân Giải phóng miền Nam.
C. Trung đội cứu quốc quân II. D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Câu 3: Năm 1954, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi trong chiến dịch nào sau đây?
A. Hồ Chí Minh. B. Biên giới. C. Điện Biên Phủ. D. Cao Bằng.
Câu 4: Một trong những mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra trong chiến dịch Biên giới thu đông năm
1950 là
A. buộc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
B. làm thất bại thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mĩ.
C. buộc Mĩ ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
Câu 5: Một trong những chính sách đối ngoại của Tây Âu trong giai đoạn 1950 - 1973 là
A. viện trợ cho tất cả các nước châu Phi. B. đa phương hoá hơn nữa quan hệ đối ngoại.
C. viện trợ cho tất cả các nước Mĩ Latinh. D. liên minh chặt chẽ với Liên Xô.
Câu 6: Để giải quyết giặc dốt, năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương
A. thành lập Nha Bình dân học vụ. B. quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam.
C. xây dựng “Quỹ độc lập”. D. tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân.
Câu 7: Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951) quyết định thành lập ở
mỗi nước Đông Dương một
A. Đảng Mác - Lê nin. B. Đảng dân chủ C. Đảng tư sản. D. Đảng dân tộc.
Câu 8: Trong nửa sau những năm 40 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây chiếm ¾ trữ lượng vàng của
thế giới?
A. Đức. B. Nhật Bản. C. Mĩ. D. Italia.
Câu 9: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)?
A. Liên bạng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
B. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu.
D. Học thuyết của Tổng thống Mĩ Truman được công bố và thực hiện.
Câu 10: Chiến thắng nào sau đây của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại của
chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
A. Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu thân năm 1968.
B. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định năm 1975.
C. Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
D. Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng năm 1975.
Câu 11: Phong trào Cần Vương ở Việt Nam có sự tham gia đông đảo của giai cấp nào sau đây?
A. Nông dân. B. Công nhân.
C. Tư sản. D. Tiểu tư sản.
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chống chủ nghĩa thực dân
Hà Lan?
A. Inđônêxia. B. Cuba. C. Haiti. D. Nhật Bản
Câu 13: Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam (1959 - 1960) đã đưa cuộc kháng chiến chống
Mĩ chuyển sang
A. tổng tiến công và nổi dậy. B. thế chiến lược tiến công.
C. tổng khởi nghĩa ở miền Nam. D. khởi nghĩa từng phần.
Câu 14: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 - 1929) có hoạt động nào sau đây?
A. Thực hiện chủ trương “vô sản hoá”. B. Xuất bản báo Người nhà quê.
C. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. D. Xuất bản báo An Nam trẻ.
Câu 15: Về kinh tế, các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 - 1931) đã thực hiện một trong những
chính sách nào sau đây?
A. Xóa bỏ tệ nạn xã hội. B. Xoá nợ cho người nghèo.
C. Thành lập các đội tự vệ đỏ. D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Câu 16: Lĩnh vực inh tế được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
ở Đông Dương là
A. dịch vụ. B. nông nghiệp. C. điện tử. D. công nghệ .
Câu 17: Trong giai đoạn 1965 - 1968, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Mở cuộc tiến công lên căn cứ Việt Bắc. B. Mở cuộc tấn công vào thôn Vạn Tường.
C. Đề ra kế hoạch quân sự mới Nava. D. Đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Câu 18: Quốc gia nào sau đây là một trong các thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)?
A. Philippin. B. Mĩ. C. Anh. D. Pháp.
Câu 19: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), những nước nào sau đây trở thành những
nước trung lập?
A. Áo và Phần Lan. B. Đông Đức và Tây Đức .
C. Triều Tiên và Hàn Quốc. D. Nhật Bản và Trung Quốc.
Câu 20: Trong những năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào
sau đây?
A. Đánh đổ đế quốc và phong kiến. B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
C. Đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Câu 21: Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu thành lập tổ chức nào sau đây?
A. Việt Nam Quốc dân đảng . B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 22: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là
A. sự thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava.
B. tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
C. sự ra đời Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
D. sự tăng lên mạnh mẽ của mối quan hệ quốc tế.
Câu 23: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm
1947 so với chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?
A. Đối tượng tác chiến là quân Pháp. B. Địa hình tác chiến ở miền núi.
C. Là chiến dịch phản công. D. Có sự tham gia của bộ đội địa phương.
Câu 24: Không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội được mở rộng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
thắng lợi cuộc kháng chiến ở quốc gia nào sau đây?
A. Việt Nam B. Mianma. C. Thái Lan. D. Inđônêxia.
Câu 25: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968), quân dân miền Nam
Việt Nam đã
A. làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
B. hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào".
C. buộc thực dân Pháp kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
D. đánh thắng cuộc hành quân “tìm diệt” và “ bình định” của quân Mĩ.
Câu 26: Giai cấp nào dưới đây ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Đông Dương (1919 - 1929)
A. công nhân . B. đại địa chủ. C. tư sản. D. nông dân.
Câu 27: Một trong những yếu tố tác động đến phong trào dân chủ ở Việt Nam 1936 - 1939 là
A. nước Cộng hòa Cuba được thành lập. B. các thế lực phát xít lên cầm quyền.
C. Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập. D. Mĩ thực hiện Kế hoạch Mácsan ở Tây Âu.
Câu 28: Kẻ thù chủ yếu của cách mạng Việt Nam sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 - 3 -1945) là
A. đế quốc Mĩ. B. phát xít Nhật. C. thực dân Pháp. D. Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 29: Hoạt động nào sau đây không diễn ra trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
A. Tổ chức đấu tranh vũ trang. B. Đòi hoà bình cho nhân dân.
C. Đưa yêu sách về dân sinh . D. Đòi quyền tự do dân chủ.
Câu 30: Mục đích của Mĩ khi đề ra kế hoạch Mác - san (tháng 6 - 1947) là
A. tăng cường sức mạnh quân sự cho các nước Tây Âu.
B. thúc đẩy sự hợp tác với Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.
D. tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Nhật Bản và Hàn Quốc.
Câu 31: Các tổ chức cách mạng ở Việt Nam ra đời trong những năm cuối thập niên 20 của thế kỉ XX đều
có chung mục tiêu nào sau đây?
A. Khôi phục lại chế độ phong kiến. B. Tiến hành cách mạng vô sản.
C. Chống thực dân Pháp giành độc lập. D. Xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa.
Câu 32: Thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam buộc Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết
quân về nước?
A. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947. B. Chiến dịch Biên Giới năm 1950.
C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết năm 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 33: Phong trào cách mạng 1936-1939 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc ở Việt Nam?
A. Không giải quyết quyền lợi giai cấp để tập trung vào vấn đề dân tộc.
B. Giải quyết hài hòa nhiệm vụ chiến lược với nhiệm vụ trước mắt.
C. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trước khi thực hiện nhiệm dân tộc.
D. Chỉ phát lệnh khởi nghĩa khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Câu 34: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945?
A. Tập hợp các lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù.
B. Lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống Mĩ cứu nước, giành độc lập dân tộc.
C. Ban hành “Quân lệnh số 1”, phát động nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa.
D. Ban hành chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Câu 35: So với cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, hướng tiến công chiến lược của
quân ta trong hè năm 1954 có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Ta đánh vào nơi địch đông và mạnh nhất.
B. Ta chuyển sang tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.
C. Đánh vào nơi quan trọng về chiến lược nhưng địch sơ hở.
D. Tập trung lực lượng tiến công cơ quan đầu não của địch.
Câu 36: Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam?
A. Đấu tranh chính trị đóng vai trò quyết định ngay từ đầu cho đến kết thúc chiến tranh.
B. Tiến công địch ở mọi lúc, mọi nơi, kết hợp mặt trận chính diện và vùng sau lưng địch.
C. Chiến trường của cuộc kháng chiến được phân tuyến một cách rõ ràng giữa ta và địch.
D. Phương châm kháng chiến là đánh nhanh thắng nhanh, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
Câu 37: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?
A. Phát triển mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
B. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã đủ sức lãnh đạo cách mạng.
D. Có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước.
Câu 38: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng
A. giải phóng dân tộc có tính chất dân chủ điển hình.
B. giải phóng dân tộc bằng phương pháp chính trị, hòa bình.
C. bạo lực, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trì quyết định.
D. bạo lực, trong đó lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định.
Câu 39: Các phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải
phóng dân tộc 1939 - 1945 ở Việt Nam đều có điểm chung là
A. đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của tổ chức Quốc tế Cộng sản.
B. góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình.
C. chống kẻ thù dân tộc và đòi các quyền lợi cho dân tộc.
D. có sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 40: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản.
B. Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương.
C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.
D. Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.
----------- HẾT ----------
1. C 2. C 3. C 4. D 5. B 6. A 7. A 8. C 9. D 10. A

11. A 12. A 13. B 14. A 15. B 16. B 17. B 18. A 19. A 20. D

21. B 22. D 23. C 24. A 25. D 26. C 27. B 28. B 29. A 30. C

31. D 32. C 33. A 34. A 35. B 36. D 37. D 38. B 39. C 40. B
ĐÁP ÁN

You might also like