You are on page 1of 4

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH

LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Đề khảo sát có: 04 trang

Câu 1: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước (1945), nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
A. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Đánh chiếm kho lương thực của kẻ thù.
C. Tấn công quân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ. D. Thành lập các Xô viết của công nông binh.
Câu 2: Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân Việt Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh
lúc đầu có tên gọi là chiến dịch giải phóng
A. các tỉnh ven biển miền Trung. B. Nam Tây Nguyên.
C. Sài Gòn – Gia Định. D. đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ lập Bộ chỉ huy quân sự
nhằm
A. phát triển thế chủ động về quân sự. B. đánh chiếm toàn Đông Dương.
C. trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn. D. tạo ưu thế về binh lực, hỏa lực.
Câu 4: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là sự
A. ra đời của các tổ chức liên minh quân sự trên thế giới.
B. sáp nhập và hợp nhất của tất cả các công ti độc quyền.
C. ra đời và ảnh hưởng ngày càng lớn của tư bản tài chính.
D. phát triển và tác động của các công ti xuyên quốc gia.
Câu 5: Sau khi giành độc lập năm 1950, Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng đất nước đạt nhiều thành tựu đặc
biệt là lĩnh vực
A. ứng dụng dân dụng. B. công nghệ sinh học. C. công nghiệp nặng. D. công nghiệp nhẹ.
Câu 6: Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam có sự tham gia chủ yếu của lực lượng nào sau đây?
A. Tư sản và tiểu tư sản. B. Công nhân và nông dân.
C. Nông dân và tư sản. D. Địa chủ và nông dân.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là chủ trương đổi mới về chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986?
A. Hình thành cơ chế tập trung, quan liêu. B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề. D. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Câu 8: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1954-1975) ở Việt Nam, sự kiện nào sau đây mở ra bước
ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
Câu 9: Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có sự tham gia của các
nước đồng minh nào sau đây?
A. Thái Lan và Malaixia. B. Philíppin và Thái Lan.
C. Inđônêxia và Xingapo. D. Campuchia và Mianma.
Câu 10: Trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh tiêu biểu
nhất của nông dân Việt Nam là khởi nghĩa
A. Trương Định. B. Yên Thế. C. Hương Khê. D. Yên Bái.
Câu 11: Sau khi Trật tự hai cực Ianta tan rã (1991), về đối ngoại, quốc gia nào sau đây thực hiện chiến lược
“Cam kết và mở rộng”?
A. Mĩ. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Anh.
Câu 12: Ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945), để xây dựng chính quyền cách mạng, Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua
A. danh sách Ủy ban kháng chiến. B. lệnh tổng tuyển cử trên cả nước.
C. lệnh tổng động viên toàn quốc. D. 10 chính sách của Việt Minh.

Trang 1/4 - Mã đề 401


Câu 13: Năm 1947, phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân Việt Nam hoạt động mạnh trên các
chiến trường khác nhằm
A. khai thông con đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. giành và giữ được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. phá vỡ thế bao vây của địch ở cả trong và ngoài căn cứ địa Việt Bắc.
D. kiềm chế không cho địch tập trung binh lực lớn ở chiến trường chính.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ giai đoạn
1945-1973?
A. Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
B. Chi phí đầu tư cho quốc phòng luôn ở mức rất thấp.
C. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức cạnh tranh lớn.
D. Vai trò lãnh đạo, điều tiết có hiệu quả của Nhà nước.
Câu 15: Cuối tháng 1-1954, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công ở Thượng Lào buộc thực dân Pháp phải
tăng cường lực lượng cho
A. Plâyku. B. Mường Sài. C. Xênô. D. Thà Khẹt.
Câu 16: Năm 1951, sáu nước Tây Âu đã cùng nhau thành lập tổ chức
A. Cộng đồng than – thép châu Âu. B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Căng thẳng đi đến bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
B. Di chứng của Chiến tranh lạnh được giải quyết triệt để.
C. Phần lớn các quốc gia trên thế giới cùng tồn tại hòa bình.
D. Liên bang Nga và Mĩ từ đối thoại chuyển sang đối đầu.
Câu 18: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1925-1930), tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng tiến
hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái khi
A. ảnh hưởng của đảng ngày càng mở rộng. B. lực lượng cách mạng vừa được phục hồi.
C. tổ chức bị tổn thất do thực dân Pháp đàn áp. D. thực dân Pháp phải đối phó với phát xít Nhật.
Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào sau đây ở châu Phi giành thắng lợi muộn nhất?
A. Bắc Phi. B. Tây Phi. C. Nam Phi. D. Đông Phi.
Câu 20: Ở Việt Nam, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp đã dẫn đến sự
ra đời của giai cấp
A. tiểu tư sản. B. công nhân. C. địa chủ. D. nông dân.
Câu 21: Nội dung nào sau đây là một trong những hoạt động của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước
ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập. B. Ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. Thành lập Việt Nam Quang phục hội. D. Tham gia mở trường học theo lối mới.
Câu 22: Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 được đánh giá là lực lượng hăng hái đấu
tranh đòi độc lập, tự do cho dân tộc vì
A. bị áp bức, bóc lột và ngày càng bần cùng hóa. B. số lượng ít, không thể đương đầu với Pháp.
C. có quan hệ gắn bó mật thiết với nông dân. D. có bộ phận trí thức nhạy cảm với thời cuộc.
Câu 23: Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện chứng tỏ từ những năm 1950 đến đầu những
năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?
A. Có sản lượng dầu mỏ vào loại cao nhất thế giới. B. Là trung tâm tài chính và là chủ nợ của thế giới.
C. Chiếm một nửa sản lượng công nghiệp thế giới. D. Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
Câu 24: Quyết định nào sau đây của Hội nghị Ianta (2-1945) đã đáp ứng điều kiện để Liên Xô tham chiến
chống phát xít Nhật ở châu Á?
A. Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin.
B. Hồng quân Liên Xô chiếm đóng Bắc triều Tiên.
C. Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông Đức.
D. Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
Câu 25: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), quốc gia nào sau đây giữ vai trò chủ yếu trong việc
đánh bại phát xít Đức ở châu Âu?
A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Mĩ. D. Anh.
Trang 2/4 - Mã đề 401
Câu 26: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939 ở
Việt Nam?
A. Đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ về chính trị.
B. Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
C. Phong trào đã giải quyết được một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
D. Hình thành được khối liên minh công nông trong thực tiễn đấu tranh.
Câu 27: Thực tiễn Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
ở Việt Nam đều cho thấy
A. sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng trong chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. tinh thần tự lực cánh sinh là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng.
C. sự chủ động, kịp thời của Đảng về vấn đề hậu phương quân đội.
D. sự cần thiết của việc liên minh các lực lượng dân chủ và quốc tế.
Câu 28: Với việc thực hiện học thuyết Kaiphu (1991), Nhật Bản tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước
ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á. C. Tây Âu. D. Nam Âu.
Câu 29: Nội dung nào sau đây trong Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô viết từ
năm 1921 đến năm 1925 có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển?
A. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga.
B. Cho phép tư nhân tự do phát triển sản xuất.
C. Thực hiện chính sách thu thuế nông nghiệp cố định.
D. Nhà nước trưng thu lương thực thừa của người dân.
Câu 30: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc giải quyết khủng hoảng
đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng mới.
B. Thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.
C. Triệt để vận dụng học thuyết Mác – Lênin vào Việt Nam.
D. Xây dựng hình thức tập hợp lực lượng của Đông Dương.
Câu 31: Cuối năm 1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải
Phòng nhằm mục đích
A. giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam.
B. buộc Việt Nam phải đến đàm phán với Mĩ ở Pari.
C. buộc Việt Nam phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
D. hỗ trợ chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam.
Câu 32: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng quân sự nào sau đây khẳng
định quân dân Việt Nam hoàn toàn có khả năng đập tan một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn của Pháp?
A. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân (1953-1954).
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950).
C. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947).
D. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Câu 33: Các tổ chức đại diện tiêu biểu cho hai khuynh hướng chính trị ở Việt Nam trong những năm
1925-1929 có điểm chung nào sau đây?
A. Tập hợp được lực lượng xã hội đông đảo nhất.
B. Đề ra đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo.
C. Giải quyết hài hòa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
D. Nhằm thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của dân tộc.
Câu 34: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ
Chí Minh (1975) ở Việt Nam?
A. Được mở khi có thắng lợi quyết định về ngoại giao.
B. Đối tượng tiến công chủ yếu là quân đội viễn chinh.
C. Là đỉnh cao của các cuộc tiến công chiến lược.
D. Đều thực hiện phương châm thần tốc, táo bạo.

Trang 3/4 - Mã đề 401


Câu 35: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 và tháng 5-1941?
A. Tạm gác thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
B. Tôn trọng vấn đề dân tộc tự quyết ở Đông Dương.
C. Thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chính của cách mạng.
Câu 36: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đã phát triển nội dung nào sau
đây trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)?
A. Dựa vào lực lượng vũ trang ba thứ quân để giành chính quyền.
B. Nhấn mạnh nhiệm vụ của cách mạng là chống phong kiến và phát xít.
C. Phản ánh chỉ đạo, điều hành sáng tạo của Đảng trong quản lí xã hội.
D. Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.
Câu 37: Từ thực tiễn phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 đã khẳng định
A. giai cấp tư sản Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế và chính trị.
B. mỗi tầng lớp, giai cấp đều có hình thức đấu tranh riêng, tính độc lập rõ nét.
C. khuynh hướng vô sản xuất hiện lập tức nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
D. phong trào công nhân đã vươn lên trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
Câu 38: Ở Việt Nam, khi Nhật đảo chính Pháp (1945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương chưa phát động Tổng khởi nghĩa ngay vì
A. quân Pháp thất bại, không phối hợp được với Việt Minh.
B. Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam theo thuyết Đại Đông Á.
C. lực lượng của quân Đồng minh đã vào tới Việt Nam.
D. lực lượng trung gian chưa ngả hẳn về phía cách mạng.
Câu 39: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào cách mạng 1930-1931 đối với
sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam?
A. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của công nhân.
B. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
C. Xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trưởng thành
D. Xô Viết trở thành mô hình hoàn chỉnh của chính quyền cách mạng Việt Nam.
Câu 40: Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946) ở Việt Nam để
lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A. Luôn sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra.
B. Tập trung vào nhiệm vụ duy nhất là kháng chiến.
C. Kiên trì phương pháp đàm phán, thương lượng.
D. Phải dựa vào lực lượng vũ trang là chủ yếu.

----------- HẾT ----------


Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh…………………………………Số báo danh……….…………

Trang 4/4 - Mã đề 401

You might also like