You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM

2022
ĐỀ SỐ 1 Bài thi: Khoa học xã hội
(Đề thi gồm trang, Môn thi: Lịch sử
câu) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Chính sách đối ngoại cuả Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về
phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Âu. B. châu Phi. C. châu Á. D. châu Mĩ.
Câu 2: Trong giai đoạn 1939- 1945, căn cứ địa cách mạng nào được xây dựng đầu tiên ở
Việt Nam?
A. Cao Bằng. B. Bắc Sơn - Võ Nhai. C. Việt Bắc. D. Bắc Cạn.
Câu 3: Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi quân sự nào sau đây?
A. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng. B. Chiến dịch Việt Bắc.
C. Trận Đông Khê. D. Trận Điện Biên Phủ trên không.
Câu 4: Một trong những hướng tiến công chủ yếu của bộ đội chủ lực Việt Nam trong
Đông – Xuân (1953 -1954) là
A. Quảng Trị. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Bắc. D. Nam Tây Nguyên.
Câu 5: Trong những năm 1950 đến năm 1973, kinh tế các nước Tây Âu
A. được phục hồi. B. phát triển nhanh.
C. khủng hoảng, suy thoái. D. phát triển chậm lại.
Câu 6: Một trong những biện pháp về chính trị nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam
trong những năm 1945 -1946 là
A. đầy mạnh hội nhập kinh tế khu vực. B. mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại.
C. cải cách và mở cửa nền kinh tế. D. công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
Câu 7: Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đã xuất bản tờ báo làm cơ
quan ngôn luận của Trung ương Đảng là
A. báo Thanh niên. B. báo Búa liềm. C. báo Đỏ. D. báo Nhân dân.
Câu 8: Đến đầu thập nên 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới tư bản?
A. Phần Lan. B. Thái Lan. C. Nhật Bản. D. Singapo.
Câu 9: Sự kiện nào sau đây khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mĩ từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ( 12 - 3 - 1947).
B. Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan” ( 6 - 1947).
C. Việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ( 4- 1949).
D. Mĩ tham gia ký Định ước Heninki với Canađa và 33 nước châu Âu ( 8 - 1975).
Câu 10: “Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965) mà Mĩ tiến
hành ở miền Nam Việt Nam là
A. dồn dân, lập “ấp chiến lược”. B. “tìm diệt” và “bình định”.
C. “trực thăng vận”. D. “thiết xa vận”.
Câu 11: Trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX,
xu hướng bạo động gắn liền với sỹ phu yêu nước nào sau đây?
A. Phan Châu Trinh. B. Phan Bội Châu.
C. Huỳnh Thúc Kháng. D. Phan Đình Phùng.
Câu 12: Quốc gia Mĩ Latinh nào sau đây đánh bại chế độ độc tài thân Mĩ vào năm 1959?
A. Ai Cập. B. Angiêri. C. Cuba. D. Ấn Độ.
Câu 13: Sự kiện nào sau đây đánh dấu miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng?
A. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà.
B. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội, quân ta vào tiếp quản thủ đô.
C. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Quảng Ninh.
D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
Câu 14: Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có hoạt động nào sau đây?
A. Ra báo Thanh niên. B. Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái.
C. Phát động phong trào vô sản hóa. D. Tổ chức ám sát Ba danh.
Câu 15: Về chính trị, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 -1931) đã thực hiện
chính sách nào sau đây?
A. Xóa bỏ các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan.
B. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.
D. Thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân.
Câu 16: Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa, do Nguyễn Ái
Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút?
A. Báo Đỏ. B. Người cùng khổ. C. Nhân dân. D. Búa liềm.
Câu 17: Để hỗ trợ cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968) ở miền Nam Việt
Nam, Mĩ đã
A. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. dùng quân đội Sài Gòn mở rộng xâm lược Campuchia.
C. dùng quân đội Sài Gòn tăng cường chiến tranh ở Lào.
D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 18: Năm 1984, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kết nạp thêm thành
viên nào sau đây?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Campuchia. D. Brunây.
Câu 19: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốt đam (17/7 -2/8/1945), lực lượng nào sẽ vào
Việt Nam giải giáp quân Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16?
A. Quân Anh. B. Quân Trung Hoa Dân quốc. C. Quân Mĩ. D. Quân Pháp.
Câu 20: Hội nghị nào sau đây đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
B. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 21: Năm 1906, Phan Châu Trinh và một số sĩ phu tiến bộ đã
A. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. B. thành lập Hội Duy tân.
C. thành lập Việt Nam Quang phục hội. D. tổ chức phong trào Đông du.
Câu 22: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những
biểu hiện của xu thế
A. toàn cầu hóa. B. hòa hoãn Đông - Tây.
C. ra đời các tổ chức liên kết khu vực. D. vừa đối đầu vừa thỏa hiệp.
Câu 23: Ý nào sau đây không phải là nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp do
Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra?
A. Toàn dân, toàn diện. B. Tự lực cánh sinh.
C. Toàn dân, trường kì. D. Chủ yếu dựa vào bên ngoài.
Câu 24: Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế
giới thứ hai góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Trung Quốc, Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.
B. Hàn Quốc, Xingapo trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Câu 25: Sau Hiệp định Pa ri (1973), so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho
cách mạng vì
A. miền Bắc được giải phóng, tăng cường chi viện cho miền Nam.
B. quân Mĩ và quân Đồng minh rút khỏi nước ta.
C. Mĩ không còn viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
D. chính quyền Sài Gòn đã không còn đủ sức lãnh đạo quân đội.
Câu 27: Sự kiện nào tác động đến quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền năm 1945 ở Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Thực dân Pháp và tay sai suy yếu. B. Nhật tiến hành đảo chính Pháp.
C. Nhật Bản đầu hàng đồng minh . D. Phát xít Đức bị tiêu diệt.
Câu 28: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”. Kết luận này của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng từ sự kiện
nào sau đây?
A. Phong trào Duy Tân ở Trung Quốc. B. Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Cách mạng Tân Hợi. D. Cuộc Duy tân Minh Trị.
Câu 29: Hình thức đấu tranh nào không diễn ra trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở
Việt Nam?
A. Biểu tình. B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
C. Mít tinh. D. Khởi nghĩa vũ trang.
Câu 30: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ
của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chi phí quốc phòng thấp, không quá 1% GDP.
B. Hợp tác có hiệu quả với các nước trong Cộng đồng châu Âu (EC).
C. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại.
D. Không tham gia vào quá trình chạy đua vũ trang.
Câu 31: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách
mạng Việt Nam trong những năm 1919-1930?
A. Tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
B. Chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.
Câu 32: Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, cuộc kháng chiến
chống Pháp của quân dân Việt Nam có bước phát triển mới là
A. giành được quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.
C. buộc Pháp phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.
D. làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc Pháp rút quân về nước.
Câu 33: Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng
11 năm 1939 và tháng 5 năm 1941 đều
A. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên đầu.
B. nêu nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là chống phong kiến và đế quốc.
C. xác định hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
D. tiếp tục thực hiện khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đánh đổ phong kiến và đế quốc.
Câu 34: Nội dung nào sau đây thể hiện tính thống nhất của phong trào cách mạng 1930-
1931 ở Việt Nam?
A. Có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. Tập trung giải quyết nhiệm vụ giai cấp.
C. Đấu tranh chống một bộ phận của kẻ thù dân tộc.
D. Thành lập chính quyền Xô viết trên phạm vi cả nước.
Câu 35: Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông
Dương có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Được kí kết sau những thắng lợi quân sự quyết định.
B. Buộc kẻ thù công nhận quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.
C. Buộc kẻ thù công nhận nền độc lập của ba nước Đông Dương .
D. Quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
Câu 36: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam rút ra bài
học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Luôn thỏa hiệp, nhượng bộ kẻ thù.
B. Cương quyết, cứng rắn trong mọi tình huống.
C. Luôn nhún nhường để giữ quan hệ tốt đẹp với các nước.
D. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.
Câu 37: Điểm khác nhau giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tổ chức Việt
Nam Quốc dân đảng là
A. địa bàn hoạt động chỉ ở Bắc Kì. B. sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.
C. khuynh hướng chính trị là vô sản. D. thành phần tham gia chủ yếu là binh lính.
Câu 38: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nét độc đáo, sáng tạo của cách mạng Việt
Nam thời kì 1954 – 1975 ?
A. Tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền.
B. Cùng thực hiện chung nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Hoàn thành đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở cả hai miền.
D. Hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền đất nước.
Câu 39: Nội dung nào sau đây không thể hiện tính dân tộc của Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam ?
A. Nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
B. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là toàn dân tộc.
C. Nhà nước ra đời sau cách mạng là nhà nước của toàn dân.
D. Xóa bỏ triệt để mọi cơ sở kinh tế- xã hội của chế độ phong kiến.
Câu 40: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng tuần tự về hình thái của cách mạng miền
Nam Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975?
A. Đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng.
B. Khởi nghĩa từng phần tiến thẳng lên chiến tranh giải phóng.
C. Đấu tranh chính trị tiến thẳng lên chiến tranh giải phóng.
D. Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Hết

ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

ĐA C B A C B D D C A A B C A C D B A D B C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

ĐA A A D C B D B C D C A A A A A D C A D A

You might also like