You are on page 1of 4

Họ tên...................................................................

Lớp 12C

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 6 - MÔN LỊCH SỬ

Câu 1: Hội nghị nào dưới đây đã thỏa thuận thành lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. Hội nghị Ianta (1945). B. Hội nghị Xan Phơranxixcô (1945).
C. Hội nghị Tê-hê-răng (1943). D. Hội nghị Pốtxđam (1945).
Câu 2: Sau khi Liên Xô tan rã (12 - 1991), Liên bang Nga có vai trò gì ở Liên hợp quốc?
A. Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an.
B. Trụ cột trong nhóm các nước đang phát triển.
C. Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
D. Là trung gian hòa giải các tranh chấp quốc tế.
Câu 3: Ngày 1 - 10 - 1949 diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc?
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
B. Quốc dân đảng phát động nội chiến chống Đảng Cộng sản.
C. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
D. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách kinh tế - xã hội.
Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm
nhất?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Inđônêxia. D. Malaixia.
Câu 5: Từ năm 1950 đến năm 1973, kinh tế các nước Tây Âu
A. từng bước được phục hồi. B. lâm vào suy thoái, khủng hoảng.
C. phát triển không ổn định. D. có sự phát triển nhanh.
Câu 6: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành
A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
B. cường quốc quân sự - chính trị của thế giới.
C. siêu cường tài chính số một thế giới.
D. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới.
Câu 7: Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời
A. trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1. D. trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 8: Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào năm 1925 hoạt động theo khuynh hướng vô
sản?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Đảng Lập hiến.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 9: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10
- 1930) quyết định đổi tên Đảng thành
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. An Nam Cộng sản đảng.
Câu 10: Mục tiêu đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra
trong phong trào
A. dân chủ 1936 - 1939. B. giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
C. cách mạng 1930 - 1931. D. dân tộc dân chủ 1919 - 1930.
Câu 11: Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5 - 1941) chủ trương thành
lập
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 12: Từ tháng 6 - 1945 đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nơi nào dưới đây được
xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới?
A. Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. B. Khu Giải phóng Việt Bắc.
C. Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn. D. Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng.

Trang 1/4
Câu 13: Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một
quốc gia
A. độc lập. B. tự do. C. tự trị. D. tự chủ.
Câu 14: Chiến dịch nào dưới đây của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 -
1954) sử dụng nghệ thuật quân sự đánh điểm, diệt viện, truy kích?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
C. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 15: Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của
chiến lược
A. “Chiến tranh một phía”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 16: Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam đang
A. giữ vững và phát triển thế tiến công. B. chuyển dần sang đấu tranh chính trị.
C. gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. D. chuyển sang thế tiến công chiến lược.
Câu 17: Tình hình thế giới và trong nước cuối những năm 70 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp
bách nào đối với Trung Quốc?
A. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
C. Tiến hành công cuộc cải cách đất nước.
D. Tập trung phát triển công nghiệp nặng.
Câu 18: Từ năm 1973, các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài, chủ
yếu là do tác động của
A. cuộc khủng hoảng năng lượng. B. cục diện Chiến tranh lạnh.
C. xu thế hòa hoãn Đông - Tây. D. chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 19: “Cách mạng xanh” là cuộc cách mạng đã và đang diễn ra trong lĩnh vực
A. nông nghiệp. B. công nghiệp.
C. dịch vụ. D. công nghệ thông tin.
Câu 20: Điều gì dưới đây không phản ánh đúng lí do khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?
A. Thời gian diễn ra dài nhất. B. Địa bàn hoạt động rộng nhất.
C. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất. D. Lực lượng lãnh đạo tiên tiến nhất.
Câu 21: Điều gì dưới đây không phải là bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước và cách mạng
Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
B. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
D. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản).
Câu 22: Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản vể chiến lược và sách lược của
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là
A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
C. Đường Kách mệnh. D. Luận cương chính trị.
Câu 23: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 khẳng
định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là
A. chống đế quốc và chống phong kiến. B. chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
C. đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. D. chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu 24: Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam?
A. Có sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.
C. Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.
D. Quân Nhật ở Đông Dương đã đầu hàng Việt Minh.
Câu 25: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 không có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Bảo vệ và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Trang 2/4
B. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.
C. Phá sản kế hoạch đánh thắng nhanh của Pháp.
D. Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường.
Câu 26: Bản chất của kế hoạch quân sự Nava của Pháp - Mĩ là
A. tập trung quân để tiến công chiến lược. B. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
C. dùng người Việt đánh người Việt. D. phân tán lực lượng khắp Đông Dương.
Câu 27: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố
A. “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. B. “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
C. chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. D. chấm dứt “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 28: Việt Nam phải thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau Đại thắng mùa Xuân
1975 là vì lí do nào?
A. Đất nước chưa thống nhất về kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. Góp phần làm thất bại "chiến lược toàn cầu" của Mĩ.
C. Quy luật tất yếu của lịch sử và khát vọng của cả dân tộc.
D. Nhân dân miền Nam mong muốn có một chính phủ thống nhất.
Câu 29: Sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là biểu hiện rõ nét của xu thế
A. đa cực, nhiều trung tâm. B. hòa hoãn Đông - Tây.
C. liên kết khu vực. D. toàn cầu hóa.
Câu 30: Điểm tương đồng trong hoàn cảnh ra đời của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
A. Các nước thành viên đều là đồng minh của Mĩ.
B. Đều chịu tác động trực tiếp của hội nghị Ianta.
C. Xuất phát từ nhu cầu hợp tác cùng phát triển.
D. Các nước thành viên đều là đồng minh của Liên Xô.
Câu 31: Sự phát triển mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU) đã tác động trực tiếp đến sự hình
thành của xu thế nào trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh?
A. Đa cực. B. Đơn cực.
C. Hai cực. D. Toàn cầu hóa.
Câu 32: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là
A. chống đế quốc và chống phong kiến.
B. vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
C. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
D. dựng nước đi đôi với giữ nước.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân
dân Việt Nam trong năm 1945?
A. Giành chính quyền đồng thời ở cả nông thôn và thành thị.
B. Giành chính quyền ở các đô thị rồi tỏa về nông thôn.
C. Giành chính quyền ở vùng nông thôn rồi tiến về thành thị.
D. Chỉ thực hiện giành chính quyền ở địa bàn thành thị.
Câu 34: Nội dung nào dưới đây là hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Pháp chưa công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. Làm cho tương quan lực lượng ở miền Nam thay đổi không có lợi cho ta.
C. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước Việt Nam.
D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nhưng chưa độc lập.
Câu 35: Một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với
“Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ đã tiến hành ở Việt Nam là gì?
A. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ.
B. Thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
C. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
D. Thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
Câu 36: Đường lối cách mạng xuyên suốt của Đảng Cộng sản ở Việt Nam từ năm 1930 đến nay
là gì?

Trang 3/4
A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất.
Câu 37: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
A. là cuộc cách mạng giải phóng giai cấp điển hình.
B. mang tính chất cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. đã thành lập được chính quyền của giai cấp công nhân.
D. đã giải quyết một phần quyền lợi ruộng đất cho nông dân.
Câu 38: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
A. là cuộc kháng chiến toàn dân, lấy lực lượng chính trị làm nòng cốt.
B. được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa ngay từ những ngày đầu.
C. được tiến hành trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
D. đã mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 39: Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở
Việt Nam đều
A. có sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. chống lại kẻ thù là chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng.
D. sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.
Câu 40: Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
B. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
C. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi.

------------- HẾT -------------

Trang 4/4

You might also like