You are on page 1of 5

Đề 14

Câu1. Một xu thế toàn cầu hóa trên thế giới là hệ quả của
A.Sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế. B.Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
C.Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. D.Quá trình thống nhất thị trường thế giới.
Câu 2. Nước nào tuyên bố độc lập sớm nhất ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2
A.Việt Nam. B.Lào. C.Indonesia. D.Libi.
Câu 3. Ấn Độ trở thành nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới kể từ sau:
A.Cách mạng xanh. B.Cách mạng trắng.
C. cách mạng chất xám. D.Cách mạng khoa học công nghệ.
Câu 4. Trung Quốc được quyết định theo nghị quyết của hội nghị Ianta là quốc gia:
A.Lệ thuộc các nước phương Tây. B. độc lập, tự do.
C.Giữ nguyên trạng. D.Thống nhất, dân chủ.
Câu 5. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái do
A.Mỹ không tham gia vào các cuộc chiến tranh trên thế giới.
B.Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973).
C.Các nước Đồng minh không có khả năng trả nợ cho Mỹ.
D.Các nước Mĩ la-tinh giành độc lập, bị mất thị trường tiêu thụ.
Câu 6.
Câu 7. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược
“chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
A.Chiến thắng Đồng Xoài. B.Chiến thắng Vạn Tường.
C.Chiến Thắng Ấp Bắc. D.Chiến Thắng Bình Gĩa.
Câu 8. Hoạt động của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 hướng đến mục đích nào dưới
đây ?
A.Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc tay sai.
B.Đưa phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác.
C.Thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 9. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt
Nam vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX vì
A.Phong trào công nhân đã hoàn toàn trở thành tự giác.
B.Giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản .
C.Đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D.Khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản đã hoàn toàn thất bại.
Câu10. Phong trào công nhân Việt Nam có vị trí như thế nào trong phong trào Dân tộc dân chủ ở
Việt Nam những năm 1919-1925
A.Nòng cốt.
B.Lãnh đạo.
C.Tiên Phong.
D.Quan trọng.
Câu11. Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:
A.Thay đổi toàn diện đồng bộ trọng tâm là đổi mới chính trị.
B.Thay đổi toàn diện đồng bộ trọng tâm là đổi mới kinh tế.
C.Thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược.
D.Đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,...
Câu 12. Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
vào ngày 19 /12 /1946?
A.Pháp Gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. B.Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.
C.Nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp. D.Quân ta khiêu khích Pháp.
Câu 13. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ( 1941-1945),
một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng
tham gia:
A.Mặt trận Việt Minh. B.Hội Liên Việt.
C.Các hội Phản đế. D.Các ủy ban hành động.
Câu 14. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo( đầu năm
1930) trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta là
gì?
A.Tự do, bình đẳng, bác ái. B.Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày.
C. độc lập và tự do. D.Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới.
Câu 15. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là
A.Hình thành khối liên minh công -nông -binh cho cách mạng Việt Nam.
B.Tạo tiền đề trực tiếp cho tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.
C.Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính Đảng vô sản.
D.Là cuộc Tập dượt lần thứ nhất chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám thành công.
Câu 16. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương
1919- 1929 khi :
A.Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.B.Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan
rã.
C.Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
D.Thế giới tư bản đang lâm vào cuộc khủng hoảng thừa.
Câu 17.
Câu 18. Yếu tố quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á
sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A.Sự suy yếu của các nước đế quốc phương Tây.
B.Ý thức độc lập, sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C.Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh.
D.Hệ thống xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành.
Câu 19. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức liên kết khu vực, hợp tác trên
lĩnh vực
A.Kinh tế và đối ngoại. B.Kinh tế, chính trị. C.Khoa học và quân sự. D.Kinh tế và
văn hóa.
Câu 20. Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
chống lại
A.Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B.Phong trào giải phóng dân tộc.
C.Lực lượng khủng bố quốc tế. D.Phong trào công nhân quốc tế.
Câu 21. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A.Tạo tiền đề trực tiếp cho tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.
B.Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính Đảng vô sản.
C.Hình thành mặt trận dân tộc thống nhất, rộng rãi cho cách mạng Việt Nam.
D.Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là bộ phận độc lập của Quốc tế Cộng sản.
Câu 22: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam là “đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng” vì lí do
nào dưới đây?
A.Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp B.Do sự chỉ thị của Quốc tế Cộng
sản
C.Giải quyết yêu cầu thực tiễn của xã hội Việt Nam.
D. Chế độ phong kiến và giai cấp tư sản cấu kết với nhau
Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi
dậy” vì
A.phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc phát triển mạnh mẽ
B.nhiều cuộc cách mạng ở Bắc Phi giành được thắng lợi
C.đây là nơi núi lửa thường xuyên hoạt động
D.cao trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh
Câu 24: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên mà chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do chủ yếu nào
A.Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác – Lê-nin chưa được truyền bá rộng rãi.
B.Thực hiện Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về cách mạng Đông Dương
C.Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
D.Lực lượng cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp đang thực hiện chính sách tăng
cường đàn áp
Câu 25: Ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
(5/1941) nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta được xác định là gì?
A. Xây dựng lực lượng chính trị B. Thành lập mặt trận Việt Minh
C. Chuẩn bị khởi nghĩa D. Xây dựng lực lượng vũ trang
Câu 26. Trước tình thế sa lầy và thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mỹ đối
với cuộc chiến tranh Đông Dương như thế nào?
A.Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
B.Can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
C.Bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
D.Không can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 27. Điểm mới được đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 so với hội nghị 11 /1939 là
A.Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến.
B.Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
C.Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc rộng rãi, chống phát xít.
D.Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
Câu28. Điểm giống nhau về quy mô giữa chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí
Minh 1975 là
A.Huy động đến mức cao nhất về lực lượng.
B.Tấn công vào một tập đoàn cứ điểm mạnh.
C.Sử dụng hầu hết các binh chủng quân chủng.
D.Tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ cơ quan đầu não của địch.
Câu29. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ dùng ưu thế gì để biến Mỹ Latinh thành sân sau của
mình?
A.Chính sách ngoại giao láng giềng thân thiện.
B.Thành lập Liên minh Mỹ, Châu Mỹ của người Mỹ.
C.Dùng ưu thế về kinh tế và quân sự.
D.Lôi kéo các nước Đồng minh phương Tây ủng hộ Mỹ.
Câu 30. Nội dung nào không phải là đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên
Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2?
A.Hòa Bình, tích cực, trụ cột phong trào cách mạng thế giới.
B.Mở rộng liên minh quân sự ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ La Tinh.
C.Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D.Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 31. Khi quân Pháp vừa tiến công Việt Bắc trong Thu Đông 1947, Đảng ta đã ra chỉ thị nào?
A.Toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp. B.Sắm vũ khí đuổi thường chung.
C.Phải phá tan cuộc tiến công Mùa Đông của giặc Pháp. D.Kháng chiến vừa kiến quốc.
Câu 32. Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng
lợi?
A.Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước xã hội chủ nghĩa (1950).
B.Đại hội đại biểu lần thứ 2 Đảng cộng sản Đông Dương (2 /1951).
C.Đảng chủ trương mở chiến dịch Biên giới (1950).
D.Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Liên Việt (3 /1951).
Câu 33. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là kết hợp đúng đắn vấn đề

A.Kinh tế và chính trị. B. dân tộc và dân chủ.
C.Dân tộc và giai cấp. D.Phong kiến và tư sản.
Câu 34. Sự kiện nào dưới đây thể hiện vai trò chủ yếu của lực lượng chính trị trong đấu tranh
giành chính quyền ở Việt Nam?
A.Kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 -1954). B.Phong trào cách mạng 1930 –
1931.
C.Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). D.Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 35. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của đảng Nhân dân Việt Nam đã thực hiện thành công
A.Đánh đổ các giai cấp bóc lột, giành quyền tự do, dân chủ.
B.Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
C. lần lượt đánh đổ các nước đế quốc, phát xít Nhật, Pháp và Mỹ.
D.Lật đổ chế độ phản động thuộc địa, giành quyền dân chủ.
Câu 36. Căn cứ vào tiêu chí nào để khẳng định phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam
mang tính dân tộc?
A.Tổ chức lãnh đạo. B.Hình thức đấu tranh.
C.Phương pháp đấu tranh. D.Lực lượng tham gia.
Câu 37. Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào Đồng Khởi 1959 -1960 và
phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 là đều
A.Hình hình thành liên minh công – nông B.Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống
nhất.
C.Chia ruộng đất cho dân cày nghèo. D.Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.
Câu 38. Tại sao trong thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đổi
mới kinh tế?
A.Tạo ra tạo ra bước đi vững chắc cho đất nước
B.Các nước đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C.Những khó khăn, khủng hoảng của đất nước đều bắt nguồn từ khó khăn kinh tế.
D.Kinh tế là thước đo sức mạnh của mỗi quốc gia.
Câu 39. Ý nào dưới đây phản ánh đúng về vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945?
A.Người tổ chức và chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng, mở ra thời kỳ
trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
B.Người đã cùng với trung ương đảng vạch ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
C.Người đã xác định đường lối giải phóng dân tộc và chủ trương khởi nghĩa vũ trang.
D.Chuẩn bị lâu dài mọi mặt và chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
cả nước.
Câu 40. Việt Nam có thể học tập được kinh nghiệm gì từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung
Quốc từ năm 1978?
A.Phát triển các ngành nông nghiệp công nghiệp dịch vụ. B.Lấy cải cách về kinh tế làm trọng
tâm.
C. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. D.Cải cách mở cửa phải đi đôi với ngoại giao có điều
kiện.

You might also like