You are on page 1of 6

Câu 1.

Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1939 -
1960)?
A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. Buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
Câu 2. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương (5/1941) có điểm gì khác so với Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương (11/1939)?
A. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng.
C. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước.
D. Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 3. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á là phạm vi chiếm
đóng của
A. phát xít Nhật. B. đế quốc Mĩ. C. thực dân Pháp. D. thực dân Anh.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông
Dương là
A. Mĩ thay chân Pháp đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
C. đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.
D. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 5. Sự kiện nào dưới đây đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt
Nam?
A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
Câu 6. Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ
1919 – 1930 là gì?
A. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
D. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
Câu 7. Mục đích chính của thực dân Anh khi thực hiện “Phương án Maobáttơn” là gì?
A. Tiếp tục cai trị Ấn Độ theo cách thức mới.
B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
C. Trao quyền độc lập cho Ấn Độ.
D. Chỉ trao quyền tự trị cho Ấn Độ.
Câu 8. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai của Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản dân tộc. D. Địa chủ.
Câu 9. Thách thức lớn nhất của nhân loại khi bước vào thế kỷ XXI là gì?
A. Chiến tranh xung đột nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới.
B. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới.
C. Tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Câu 10. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo là
A. dân chủ và tự do. B. bình đẳng, bác ái. C. độc lập dân tộc. D. độc lập, tự do.
Câu 11. Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) đã có quyết
định gì?
A. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực giành chính quyền.
B. Để nhân miền Nam đấu tranh bằng con đường ngoại giao.
C. Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường chính trị.
D. Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường vũ trang.
Câu 12. Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào?
A. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.
B. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.
C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.
D. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với du kích Thái Nguyên.
Câu 13. Bản Hiến pháp tháng 11/1993 ở Nam Phi đã tuyên bố điều gì?
A. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
B. xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới.
C. xóa bỏ hoàn toàn chế độ độc tài thân Mĩ.
D. chấm dứt cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi.
Câu 14. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ Latinh đều là
A. thuộc địa kiểu mới của Mĩ. C. những nước thực dân mới.
B. thuộc địa của Anh, Pháp. D. những nước hoàn toàn độc lập.
Câu 15. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Chiến thắng Đồng Xoài. C. Chiến thắng Ấp Bắc.
B. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Bình Giã.
Câu 16. Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam là
A. chỉ giải phóng được miền Nam.
B. chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta.
C. mới giải phóng được miền Bắc.
D. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.
Câu 17. Đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ
XIX?
A. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 18. Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến
năm 2000 là
A. phát triển mối quan hệ với các nước Mĩ Latinh.
B. ngả về phương Tây.
C. phát triển quan hệ với các nước châu Phi.
D, thực hiện chính sách hòa bình.
Câu 19. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự.
B. Hợp tác có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Câu 20. Nguyên nhân quyết định tính triệt để của cao trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
B. ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
C. nông dân mâu thuẫn gay gắt với Pháp.
D. quần chúng có ý thức giác ngộ cao.
Câu 21. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng là gì?
A. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
B. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
D. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập tự do.
Câu 22. Khó khăn lớn nhất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. C. Nạn đói đe dọa nghiêm trọng.
B. Hơn 90% dân số mù chữ. D. Ngoại xâm và nội phản.
Câu 23. Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, tổ chức nào đã trở thành tổ chức liên kết
chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh?
A. Liên hợp quốc (UN).
B. Liên minh châu Âu (EU).
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 24. Luận cương tháng Tư của Lê-nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách
mạng tháng Mười Nga là
A. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.
B. chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
C. lật đổ chế độ Nga Hoàng, giành chính quyền về tay nhân dân.
Di chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.
Câu 25. “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung
ương Đảng trong chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
D. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Câu 26. Nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức
A. Đảng Lập hiến. C. Cộng sản đoàn.
B. Đảng Thanh niên. D. Hội Phục Việt.
Câu 27. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quân đội Mĩ chiếm đóng
khu vực nào sau đây?
A. Đông Đức. B. Đông Béclin. C. Đông Âu. D. Tây Đức.
Câu 28. Nguyên nhân chung và quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và
Nhật Bản phát triển nhanh chóng là gì?
A. Các công ty năng động có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao.
B. Nguồn nhân lực lao động dồi dào, trình độ khoa học - kĩ thuật cao.
C. Vai trò điều tiết kinh tế có hiệu quả của nhà nước.
D. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Câu 29. Việc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951 - 1953)
đã thể hiện âm mưu chủ yếu gì đối với khu vực Đông Nam Á?
A. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương.
B. Thúc đẩy tự do dân chủ ở Đông Nam Á.
C. Ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản.
D. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại Đông Nam Á.
Câu 30. Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng
sản Đảng (6/1929)?
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.
D. Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 31. Bài học kinh nghiệm nào từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được Đảng
ta vận dụng trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia.
B. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
C. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
D. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.
Câu 32. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương
chính trị (10/1930) của Đảng là gì?
A. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam.
B. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam.
C. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam.
D. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
Câu 25. Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn 1930 - 1945 được thể hiện qua luận điểm nào?
A. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
C. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 34. Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức công sản ở Việt Nam được đặt
ra cấp thiết vì lí do nào dưới đây?
A. Phong trào công nhân đã chuyển sang tự giác.
B. Phong trào cách mạng có nguy cơ bị chia rẽ lớn.
C. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam lãnh đạo cách mạng.
D. Lý luận giải phóng dân tộc được tuyên truyền rộng rãi.
Câu 35. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945)
với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là
A. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
Di truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
Câu 36. Phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong
trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 ở Việt Nam đều
A. sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
B. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
D. hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc.
Câu 37. Mục tiêu bao quát nhất của Mỹ sau Chiến tranh lạnh là gì?
A. Xây dựng hình ảnh nước lớn. C. Chi phối, lãnh đạo thế giới.
B. Sử dụng khẩu hiệu dân chủ. D. Khôi phục nền kinh tế Mĩ.
Câu 38. Nhận xét nào dưới đây về cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
không đúng?
A. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân sâu sắc.
B. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo lực.
C. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất dân chủ điển hình.
D. Là cuộc cách mạng bạo lực dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu.
Câu 39. Tầng lớp tư sản dân tộc và tầng lớp tư sản mại bản ở Việt Nam có sự khác
nhau cơ bản về
A. mối quan hệ với công nhân. C. ý thức hệ của giai cấp.
B. thái độ với cách mạng. D. phương thức sản xuất kinh tế.
Câu 40. Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được thực hiện quyền công dân gắn với sự
kiện nào?
A. Quốc hội họp phiên đầu tiên tại Hà Nội.
B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946).
C. Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
D. Cách mạng tháng Tám thành công.

You might also like