You are on page 1of 4

Họ và tên: ................................................

ĐỀ THAM KHẢO - THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định (2-1959) là
A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế.
B. hoàn thành chiếm Trung kì.
C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.
D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện.
Câu 2: Một trong những hoạt động của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX là
A. tổ chức phong trào duy tân. B. tổ chức phong trào Đông du.
C. tổ chức phong trào chống thuế ở trung kì. D. tổ chức “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”
Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nổ ra là do mâu thuẫn chủ yếu nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa. B. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
C. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. D. Mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân.
Câu 4: Quốc gia nào sau đây không tham gia Hội nghị Ianta?
A. Anh. B. Liên Xô. C. Thụy sĩ. D. Mỹ.
Câu 5: Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập Liên minh châu Âu (EU)?
A. Mỹ. B. Lúc xăm bua. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.
Câu 6: Thành tựu nào sau đây của Liên Xô đã phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ?
A. kí với Mĩ Hiệp ước ABM. C. Phóng tàu vũ trụ phương Đông.
C. Phóng về tinh nhân tạo. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 7: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là
A. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
Câu 8: Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, những nước nào sau đây ở Đông Nam Á đã giành được
chính quyền và tuyên bố độc lập?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
C. Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào. D. Mianma, Thái Lan, Việt Nam.
Câu 9: Trong thập niên 80 (XX), quốc gia nào sau đây vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế
giới?
A. Trung Quốc. B. Mỹ. C. Nhật Bản. D. Tây Âu.
Câu 10: Sự kiện nào sau đây được xem là khởi đầu chính sách chống Liên Xô của Mĩ và gây nên tình
trạng Chiến tranh lạnh trên thế giới?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939.
B. Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan, viện trợ 17 tỉ USD cho Tây Âu (6/1947).
C. Bài phát biểu của tổng thống Mỹ Truman trước Quốc hội (3/1947).
D. Mỹ thành lập khối quân sự NATO (1949).
Câu 11: Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn tư bản lớn, đó là biểu hiện của
A. cách mạng khoa học-công nghệ. B. xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
C. thế giới sau Chiến tranh lạnh. D. toàn cầu hóa.
Câu 12: Một trong những nguyên nhân dẫn đến quan hệ Xô-Mỹ từ đồng minh chống phát xít chuyển
sang đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đối lập nhau về mục tiêu, chiến lược. B. Liên Xô tham vọng lãnh đạo thế giới.
C. phong trào cách mạng thế giới phát triển. D. Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta?
A. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Vị thế của Mĩ và Liên Xô suy giảm.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa.
D. Sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật của Nhật Bản và Tây Âu.
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ dựa vào cơ sở nào để triển khai Chiến lược toàn cầu?
A. Vị thế của Mỹ trên thế giới. B. Thực lực về kinh tế-tài chính và quân sự.
C. Thực lực về khoa học-kĩ thuật. D. Vai trò của Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 15: Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ
nhất là giai cấp
A. công nhân. B. nông dân. C. tư sản. D. tiểu tư sản.
Câu 16: Năm 1929, Tân Việt Cách mạng Đảng phân hóa thành tổ chức Cộng sản nào sau đây?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 17: Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm
1923-1924?
A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. B. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
C. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 18: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. địa chủ, nông dân. B. nông dân, tư sản.
C. tư sản, công nhân. D. công nhân, nông dân.
Câu 19: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (11/1939) là
A. giải phóng dân tộc. B. giành quyền tự do dân chủ.
C. ruộng đất cho dân cày. D. đòi dân sinh, dân chủ.
Câu 20: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) chủ
trương thành lập
A. Mặt trận Việt Minh. B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 21: Một trong những biện pháp giải quyết nạn đói sau năm 1945 của chính phủ Việt Nam Dân chủ
cộng hòa là
A. thành lập Nha Bình dân học vụ. B. phát động “Tuần lễ vàng”.
C. lập “Hũ gạo cứu đói”. D. phát động phong trào thi đua yêu nước.
Câu 22: Mĩ bắt đầu dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp từ khi nào?
A. Pháp đề ra kế hoạch Rơve.
B. Pháp kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
C. Mĩ kí với Bảo Đại hiệp ước hợp tác Việt – Mĩ.
D. Pháp đề ra kế hoạch Nava.
Câu 23: Kế hoạch Rơ ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) có chung mục đích gì?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Thể hiện sức mạnh quân sự của Pháp.
C. Muốn xoay chuyển cuộc chiến tranh. D. Bảo vệ chính quyền tay sai do Pháp lập ra.
Câu 24: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định vai trò của miền Nam là
A. chủ yếu nhất. B. quyết định nhất.
C. quyết định trực tiếp. D. gián tiếp đối với kháng chiến chống Mỹ.
Câu 25: Thắng lợi nào là bước ngoặt đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. Phong trào Đồng khởi. D. Hiệp định Pari kí kết.
Câu 26: Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân Việt
Nam vì
A. Lào mới giải phóng được hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì.
B. lực lượng kháng chiến của Campuchia phải phục viên tại chỗ.
C. Mĩ không kí vào văn bản cuối cùng của Hiệp định Giơnevơ.
D. miền Nam Việt Nam chưa được giải phóng.
Câu 27: Âm mưu của Mỹ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt.
B. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
C. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Giành lại quyền chủ động trên chiến trường.
Câu 28: Thời cơ chiến lược của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 xuất hiện từ sự kiện nào?
A. Hiệp định Pari kí kết. B. Chiến dịch Đường 14-Phước Long.
C. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 29: Việt Nam thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước ngay sau đại thắng mùa Xuân năm
1975 là do
A. muốn tạo sức mạnh tổng hợp để tham gia xu thế toàn cầu hóa.
B. phải hoàn thành triệt để cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
C. một điều khoản phải thi hành Hiệp định Pari.
D. ý chí và nguyện vọng tiết tha của toàn dân tộc.
Câu 30: Việt Nam tiến hành đổi mới trong điều kiện tình hình đất nước
A. đạt nhiểu thành tựu to lớn. B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
C. vừa gia nhập tổ chức ASEAN. D. vừa mới thống nhất đất nước.
Câu 31: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam?
A. Đây là cuộc cách mạng diễn ra có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
B. Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
C. Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu bằng phương pháp hòa bình.
D. Đây là cuộc cách mạng diễn ra có sự kết hợp giữa nông thôn với thành thị.
Câu 32: Lập trường chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào cách mạng Việt Nam sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản
B. đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản
C. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân
D. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân
Câu 33: Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại.
B. Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa
C. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài
D. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Câu 34: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị (10/1930) đều xác định
A. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
B. lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm toàn dân tộc.
C. nhiệm vụ của cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
Câu 35: Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945-1975) nhân dân Việt Nam đã giành
thắng lợi bằng việc
A. lấy số lượng quân đông thắng vũ khí chất lượng cao.
B. lấy lực thắng thế, lấy ít thắng nhiều về quân số.
C. dùng sức mạnh vật chất đánh thắng sức mạnh về ý chí, tinh thần.
D. dùng sức mạnh nhiều nhân tố thắng sức mạnh về quân sự, kinh tế.
Câu 36: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931 được biểu hiện ở chỗ
A. diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy.
B. không ảo tưởng với kẻ thù dân tộc và giai cấp.
C. hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
D. lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.
Câu 37: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam?
A. Có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.
B. Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.
C. Sự giúp đỡ trực tiếp của các nước đồng minh.
D. Sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 38: Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười ở Nga 1917 có điểm chung
nào sau đây?
A. Làm cho CNTB không còn là hệ thống hoàn chỉnh.
B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản.
C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân.
D. Sử dụng bạo lực cách mạng đập tan ách thống trị.
Câu 39: Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam được thể hiện như thế
nào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
A. Đề ra kế hoạch chính xác, linh hoạt và chớp đúng thời cơ cách mạng.
B. Kết hợp giữa tổng tiến công với khởi nghĩa của các lực lượng vũ trang.
C. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chiến trường Việt Nam với Lào, Campuchia.
D. Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.
Câu 40: Một trong những biểu hiện của vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước là
A. Hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
B. Trực tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ.
C. Giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh.
D. Làm nghĩa vụ hậu phương của chiến tranh cách mạng.
------------ HẾT ------------

You might also like