You are on page 1of 5

KHÔNG

NGUYỄN CHO
TÙNG FILE ĐÂU
LÂM
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỐI 12 THPT - NĂM 2022
ĐỀ CHÍNH THỨC Bài tổ hợp KHXH - Môn: Lịch sử
(Đề gồm 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.

Họ và tên:....................................................................................
Số báo danh: ............................................................................... Mã đề thi: 123

Câu 1: Sự kiện nào dưới đây là biểu hiện cho chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính
sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Định ước Henxinki (1975). B. Hiệp ước Bali (1976).
C. Hiệp định Giơnevơ (1954). D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951).
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là bối cảnh bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
A. Pháp thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”. B. Nhật – Pháp câu kết cai trị Đông Dương.
C. Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền. D. Thực dân Pháp thi hành chính sách khủng
bố.
Câu 3: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)?
A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va thành lập.
B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
C. Phát xít Đức tấn công và chiếm đóng nhiều nước châu Âu.
D. Mĩ triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
Câu 4: Một trong những khó khăn về tài chính ở Việt Nam trong những năm 1945-1946 là
A. chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương.
B. tệ nạn xã hội còn phổ biến.
C. nạn đói còn tiếp diễn trầm trọng.
D. chính quyền cách mạng non trẻ, mới thành lập.
Câu 5: Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu
chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ là
A. Bình Giã. B. Việt Bắc. C. Vạn Tường. D. Ấp Bắc.
Câu 6: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ
đã có hành động nào sau đây?
A. Mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc.
B. Tăng nhanh lực lượng cố vấn quân sự Mĩ.
C. Tăng lực lượng quân các nước đồng minh của Mĩ.
D. Sử dụng quân đội viễn chinh Mĩ tham chiến.
Câu 7: Trong giai đoạn 1939 - 1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?
A. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Trang 1/5 - Mã đề thi 123


KHÔNG
NGUYỄN CHO
TÙNG FILE ĐÂU
LÂM
Câu 8: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 –
1929) đã dẫn đến sự xuất hiện giai cấp nào sau đây ở Việt Nam?
A. Tư sản. B. Công nhân. C. Địa chủ. D. Nông dân.
Câu 9: Một trong những tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm
40 thế kỉ XX đến nay) đối với đời sống con người là
A. chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường. B. chấm dứt hoàn toàn chiến tranh.
C. tăng năng suất lao động. D. đưa nhân loại sang nền văn minh công
nghiệp.
Câu 10: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh nào sau đây?
A. Thực dân Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam.
B. Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
C. Xã hội Việt Nam đã xuất hiện các giai cấp mới.
D. Phong trào nông dân Yên Thế đã hoàn toàn chấm dứt.
Câu 11: Trong lĩnh vực chinh phục không gian, quốc gia thứ ba trên thế giới đưa được tàu cùng
với con người bay vào vũ trụ là
A. Việt Nam. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Mĩ.
Câu 12: Trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950), nhân dân Liên Xô đã đạt thành tựu nào
sau đây?
A. Trở thành cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
B. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
C. Chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
D. Hoàn thành kế hoạch 5 năm trong vòng 4 năm 3 tháng.
Câu 13: Trong quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau năm
1975 đã diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI.
C. Thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. D. Hoàn thành cải cách ruộng đất.
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở khu vực Đông Nam Á có sự thành lập của tổ chức nào
sau đây?
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), quân dân Việt Nam giành
được thắng lợi quân sự nào sau đây?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
B. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 16: Quốc gia nào sau đây trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới trong hai
mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Pháp. B. Anh. C. Nhật Bản. D. Mĩ.

Trang 2/5 - Mã đề thi 123


KHÔNG
NGUYỄN CHO
TÙNG FILE ĐÂU
LÂM
Câu 17: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì do Phan Chu Trinh và một số sĩ phu yêu nước tiến bộ
thực hiện đầu thế kỉ XX có nội dung nào sau đây?
A. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo. B. Khởi nghĩa vũ trang giành độc lập.
C. Cải cách trang phục, lối sống. D. Đưa học sinh sang Nhật Bản học tập.
Câu 18: Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) là
A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. tăng cường quan hệ thương mại quốc tế.
C. hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, tiền tệ.
D. thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
Câu 19: Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 là
A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. hoàn thành cải cách ruộng đất.
Câu 20: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đã quyết định đưa
Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 21: Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có hoạt động nào sau đây?
A. Xuất bản báo Búa liềm. B. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.
C. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”. D. Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 22: Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông
(1950) là
A. đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
B. khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
C. hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam.
D. giam chân địch trong thành phố.
Câu 23: Inđônêxia, Việt Nam và Lào giành được độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á sau
Chiến tranh thế giới thứ hai vì lí do nào sau đây?
A. Quân Đồng minh giúp đỡ. B. Chớp được thời cơ.
C. Có lực lượng quân sự mạnh. D. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Câu 24: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của
nền kinh tế Mĩ giai đoạn 1945 – 1973?
A. Triển khai kế hoạch Mácsan. B. Phát động Chiến tranh lạnh.
C. Khai thác thuộc địa ở châu Phi. D. Vai trò điều tiết của nhà nước.
Câu 25: Trong giai cấp tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phận nào có khả
năng tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai?
A. Tiểu tư sản. B. Tư sản dân tộc. C. Trung, tiểu địa chủ. D. Tư sản mại bản.
Câu 26: Sự kiện nào sau đây không ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939-
1945?

Trang 3/5 - Mã đề thi 123


KHÔNG
NGUYỄN CHO
TÙNG FILE ĐÂU
LÂM
A. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương.
Câu 27: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-
1930?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Phe Trục Béclin-Rôma-Tôkyô thành lập.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập.
Câu 28: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là
A. chống chế độ phản động thuộc địa. B. chống phát xít, chống chiến tranh.
C. đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. D. chống đế quốc và phong kiến.
Câu 29: Các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của quân dân Việt
Nam có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Nhận được sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc.
B. Phối hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C. Địa bàn chủ yếu diễn ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
D. Đánh vào nơi địch yếu để thực hiện chia cắt chiến lược.
Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950
của quân dân Việt Nam?
A. Khai thông biên giới Việt - Trung. B. Làm phá sản kế hoạch Rơve của thực dân Pháp.
C. Chọc thủng hành lang Đông-Tây của Pháp. D. Làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân
Pháp.
Câu 31: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã bước đầu đánh bại các chiến thuật
“trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
A. Quảng Trị. B. Vạn Tường. C. Ấp Bắc. D. Tây Nguyên.
Câu 32: Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh có ý nghĩa nào sau đây đối với sự phát
triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930?
A. Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn tự giác với lí luận tiên tiến soi đường.
B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.
C. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
D. Góp phần dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản năm 1929.
Câu 33: Cách kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) khác với cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ở điểm nào sau đây?
A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
B. Kết thúc bằng một giải pháp hiệp định.
C. Kết thúc bằng một thắng lợi quân sự quyết định.
D. Kết thúc bằng một thắng lợi chính trị quyết định.
Câu 34: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có tính chất dân tộc vì lí do nào sau đây?
A. Chuẩn bị lực lượng để tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Trang 4/5 - Mã đề thi 123


KHÔNG
NGUYỄN CHO
TÙNG FILE ĐÂU
LÂM
D. Trực tiếp chống lại hai kẻ thù dân tộc là đế quốc và phong kiến.
Câu 35: Nội dung nào sau đây là sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 20 thế kỉ XX?
A. Chủ trương dựa vào Pháp để cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
B. Đưa thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập.
C. Đi sang phương Tây tìm chân lí cứu nước.
D. Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho thanh niên.
Câu 36: Sự kiện nào sau đây đã mở ra thời kì khởi nghĩa từng phần ở Việt Nam trong năm 1945?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
C. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.
D. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.
Câu 37: Nhận xét nào sau đây là đúng với Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định
Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Là hiệp định hòa bình, là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh.
B. Do các nước lớn chủ động mở hội nghị để bàn về chấm dứt chiến tranh.
C. Là kết quả thuần túy của cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao.
D. Có sự tham gia đàm phán và cùng kí kết của các cường quốc.
Câu 38: Nhận định nào sau đây là một trong những chuyển biến của lịch sử Việt Nam trong 30
năm đầu thế kỉ XX?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập và phát triển mạnh mẽ.
B. Xuất hiện các khuynh hướng cứu nước mới.
C. Các phong trào đấu tranh có tổ chức lãnh đạo thống nhất.
D. Đã thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 39: Trong khoảng thời gian từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với khó khăn, thách thức nào sau đây?
A. Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
B. Chưa thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Nava.
D. Bị bao vây bởi ngoại xâm, nội phản.
Câu 40: Bài học nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
C. Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, cô lập cao độ kẻ thù.
D. Linh hoạt trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh cách mạng.
---------- HẾT ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm

Trang 5/5 - Mã đề thi 123

You might also like