You are on page 1of 3

[<br>]

Câu 1. Phong trào đấu tranh được coi là “lá cờ đầu” của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cách mạng Mêhicô. B. cách mạng Cuba.
C. cách mạng Côlômbia. D. cách mạng Vênêxuêla.
[<br>]
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị sụp đổ?
A. Nước Namibia tuyên bố độc lập (1990).
B. Nước Cộng hòa Ai Cập được thành lập (1953).
C. Nhân dân Môdămbích và Ăng-gô-la lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha (1975).
D. Bản Hiến pháp (1993) của Nam Phi chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
[<br>]
Câu 3: Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chỉ theo khuynh hướng vô sản. B. Kết quả đấu tranh.
C. Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất. D. Chỉ sử dụng đấu tranh vũ trang.
[<br>]
Câu 4: Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là
A. hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề nóng của khu vực.
B. giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
C. tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
D. góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
[<br>]
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á là thuộc địa của Nhật Bản (trừ Thái Lan).
B. 8/1945, Nhật đầu hàng đồng minh là thời cơ cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền.
C. Sau khi giành được chính quyền, Đông Nam Á bị thực dân Âu – Mĩ tái chiếm.
D. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia giành thắng lợi.
[<br>]
Câu 6: Tổ chức ASEAN ra đời trên cơ sở chủ yếu nào?
A. Nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển của các nước Đông Nam Á.
B. Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
C. Sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác khu vực đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.
D. Do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật và nhu cầu mở rộng thị trường.
[<br>]
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
D. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của 5 nước sáng lập ASEAN.
[<br>]
Câu 8: Sắp xếp theo trình tự thời gian gia nhập tổ chức ASEAN của những nước sau đây?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây, Mianma. B. Mianma, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.
C. Brunây, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia. D. Lào, Campuchia, Mianma, Việt Nam, Brunây.
[<br>]
Câu 9. Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. quốc gia có dân số đông nhất thế giới.
C. siêu cường vũ trụ lớn nhất thế giới. D. quốc gia độc quyền bom nguyên tử.
[<br>]
Câu 10. Nhân tố quan trọng giúp Mĩ phát triển mạnh về kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà nhiều nước
khác có thể học tập được là
A. áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. B. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên.
C. không bị chiến tranh tàn phá và khí hậu thuận lợi. D. vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
[<br>]
Câu 11. Nhân tố khách quan thuận lợi giúp Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới. B. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên.
Trang 1/4 - Mã đề 01
C. không bị chiến tranh tàn phá và khí hậu thuận lợi. D. vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
[<br>]
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Thực hiện và triển khai Chiến tranh lạnh, tiến hành chiến tranh trên toàn cầu.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
D. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội.
[<br>]
Câu 13. Nội dung nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 80 của thế kỉ XX là
A. tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu.
D. tăng cường chạy đua vũ trang để xâm chiếm nhiều nước.
C. cùng với Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
B. hòa hoãn với các nước trên thế giới để tập trung phát triển quốc gia.
[<br>]
Câu 14 . Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, về chính sách đối ngoại Mĩ thực hiện
A. chiến lược “cam kết và mở rộng”. B. viện trợ tài chính cho Tây Âu.
C. can thiệp vào công việc nội bộ các nước. D. xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
[<br>]
Câu 15. Nội dung nào không phải là mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của chính
quyền B.Clintơn trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX?
A. Chấm dứt chiến tranh lạnh, hướng đến đối thoại và hòa hoãn trên thế giới.
B. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
C. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mĩ.
D. Sử dụng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
[<br>]
Câu 16 . Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm nào?
A. 1995. B. 1997. C. 1975. D. 1990.
[<br>]
Câu 17. Sự kiện nào tác động to lớn nhất đến sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi Mĩ bước vào thế kỉ
XXI?
A. Nước Mĩ bị khủng bố (2001). B. Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989).
C. Trật tự hai cực Ianta tan rã (1991). D. Sự nổi lên của các cường quốc trên thế giới.
[<br>]
Câu 18. Chính sách về kinh tế và chính trị của Mĩ đối với các nước Tây Âu trong mười năm đầu sau Chiến
tranh thế giới thứ hai chủ yếu nhằm
A. gia tăng ảnh hưởng và khống chế các nước Châu Âu.
B. tạo sự đối lập về kinh tế và chính trị với Liên Xô.
C. khống chế, lôi kéo các nước Tây Âu về phía Mĩ để chống Liên Xô và Đông Âu.
D. thực hiện chiến lược toàn cầu dựa vào sức mạnh của Mĩ.
[<br>]
Câu 19. Một trong những sự kiện chứng tỏ kết quả chiến lược toàn cầu của Mĩ bị thất bại từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954-1975).
B. thắng lợi của Irắc trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-1991).
C. sự thay đổi chính sách của các nước Tây Âu với Mĩ.
D. sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước Đông Âu.
[<br>]
Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ là trung tâm – kinh tế tài chính số hai của thế giới.
B. Thực hiện chiến lược toàn cầu, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
C. Trật tự hai cực Ianta tan rã, Mĩ thành công trong việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
D. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thành công toàn diện trên mọi lĩnh vực.
[<br>]
Trang 2/4 - Mã đề 01
Câu 21. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chiến lược toàn cầu của Mĩ?
A. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thành công trên mọi lĩnh vực.
B. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
C. Chiến lược toàn cầu được thực hiện qua nhiều chiến lược, học thuyết khác nhau.
D. Chính sách cơ bản của chiến lược toàn cầu là dựa vào sức mạnh Mĩ.
[<br>]
Câu 22. Tháng 12-1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức
A. tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. B. thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.
C. xúc tiến các cuộc gặp gỡ, thương lượng. D. chấm dứt sự đối đầu.
[<br>]
Câu 23: Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1945 – 1973 là thực hiện
A. chiến lược toàn cầu. B. chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
C. chiến lược “Phản ứng linh hoạt”. D. chiến lược “Ngăn đe thực tế”.
[<br>]
Câu 24: Chiến lược “Cam kết và mở rộng” được thực hiện dưới thời Tổng thống nào?
A. B.Clintơn. B. G.Bush. C. Truman. D. Nichxơn.
[<br>]
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ?
A. Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
B.Tăng cường khôi phục sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
C. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
D. Sử dụng ngọn cờ “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
[<br>]

Trang 3/4 - Mã đề 01

You might also like