You are on page 1of 5

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3

Câu 1. “Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) là
A. chính quyền Sài Gòn. B. ấp chiến lược.
C. quân đội Sài Gòn. D. cố vấn quân sự Mĩ.
Câu 2. Ngày 15 - 5 - 1945, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được hợp nhất
thành
A. Việt Nam Cứu quốc quân. B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Vệ quốc đoàn. D. Việt Nam Giải phóng quân.
Câu 3. Trong khoảng thời gian những năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong
những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đánh đổ đế quốc và phong kiến. B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
C. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ. D. Thống nhất đất nước về mặt nhà
nước.
Câu 4. Để góp phần khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách Nhà nước sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945, Nhân dân Việt Nam đã hưởng ứng phong trào
A. “Không một tấc đất bỏ hoang”. B. “Ngày đồng tâm”. ( cứu đói)
C. “Tăng gia sản xuất”. (cứu đói) D. “Quỹ độc lập”.
Câu 5. Trong hai thập kỉ đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất
thế giới là
A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Mĩ.
Câu 6. Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ
XX) là sự ra đời của
A. các tổ chức liên kết tài chính quốc tế. B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). D. Tổ chức Hiệp ước Vácsava
Câu 7. Về chính trị, các xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách nào sau
đây
A. Thành lập tòa án nhân dân. B. Chia lại ruộng đất công.
D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ. C. Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ.
Câu 8. Thời kì 1954 – 1975, Đảng và Nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách
mạng đồng thời ở hai miền trong bối cảnh đất nước
A. Liên Xô bắt đầu công nhận. B. đã có hòa bình tạm thời.
C. tạm thời bị chia cắt. D. phương Tây đang cô lập.
Câu 9. Trong chiến dịch Tây Nguyên (1975) quân ta đánh nghi binh ở những địa điểm nào sau đây?
A. Plâyku và An Khê. B. Plâyku và Kon Tum.
C. Buôn Ma Thuột và Plâyku. D. Buôn Ma Thuột và Kon Tum.
Câu 10. Trong giai đoạn 1965-1968, chiến thắng quân sự nào sau đây của quân dân miền Nam
Việt Nam được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ?
A. Bình Giã. B. Vạn Tường. C. Ba Gia. D. Đồng Xoài.
Câu 11. Trong cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào sau đây
do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo?
A. Yên Thế. B. Hương Khê. C. Ba Đình. D. Bãi Sậy.
Câu 12. Năm 1950, nhân dân Ấn Độ giành được độc lập từ tay thực dân
A. Pháp. B. Anh. C. Hà Lan. D. Bồ Đào Nha.
Câu 13. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920)?
A. Tổ chức ASEAN được thành lập. B. Liên minh châu Âu được thành lập.
C. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành
công.
Câu 14. Nét mới trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so
với giai đoạn trước là
A. thực hiện chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. mở rộng quan hệ với nhiều nước ở khu vực Mĩ Latinh.
C. củng cố mối quan hệ với các nước trong khối NATO.
D. cố gắng đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại.
Câu 15. Từ thu - đông năm 1953, ở chiến trường Đông Dương thực dân Pháp tập trung quân lớn
nhất ở địa điểm nào sau đây?
A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Thượng Lào. D. Các thành phố.
Câu 16. Những hoạt động của tổ chức Hội Duy tân (1904- 1908) gắn liền với tên tuổi của
A. Phan Bội Châu.( thành lập hội duy tân 1904 và việt nam quang phục hội 1912)
B. Phan Châu Trinh.
C. Huỳnh Thúc Kháng. D. Nguyễn Tất Thành.
Câu 17. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ
khí tiến công chiến lược (SALT - 1) được kí kết giữa Liên Xô và Mĩ năm 1972 đã
A. làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
B. làm hai tổ chức quân sự đối đầu ở châu Âu tan rã.
C. chấm dứt hoàn toàn tình trạng đối đầu Đông - Tây.
D. thúc đẩy xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
Câu 18. Trong những năm 1991-1995, đặc điểm của nền kinh tế của Liên bang Nga là
A. tăng trưởng âm. B. phát triển liên tục.
C. phát triển thần kì. D. được phục hồi.
Câu 19. Sự kiện lịch sử nào sau đây đã diễn ra trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm
1925 đến năm 1930?
A. Thành lập An Nam cộng sản đảng. B. Ra đời đội du kích Bắc Sơn.
C. Xây dựng Khu giải phóng Việt Bắc. D. Thành lập Mặt trận Việt Minh.
Câu 20. Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực
dân
A. Pháp. B. Anh. C. Hà Lan. D. Bồ Đào Nha.
Câu 21. Trận đánh nào sau đây là điểm đột phá trên mặt trận đường số 4 của quân dân ta ở chiến
dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947?
A. Đèo Bông Lau. B. Đoan Hùng. C. Đông Khê. D. Khe Lau.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?
A. Thành lập Tòa án Quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh.
B. Thỏa thuận về việc đóng quân nhằm giải giáp quân đội phát xít.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
Câu 23. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 -1929) của thực dân Pháp đã dẫn đến sự ra đời
và lớn mạnh của các giai cấp nào trong xã hội Việt Nam? (nông dân có từ kttd lần 1 nên loại các
đáp án có nông dân
A. Tư sản, công nhân, nông dân. B. Tư sản, nông dân, tiểu tư sản.
C. Tư sản, địa chủ phong kiến, nông dân. D. Tư sản, công nhân, tiểu tư sản.
Câu 24. Một trong những tác động của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở châu
Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. dẫn đến thay đổi căn bản trong quan hệ Đông – Tây.
B. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta.
C. đã góp phần vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa.
D. làm thất bại âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu.
Câu 25. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến
mạnh nhất của địch là
A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.
B. Quảng Trị, Đà Nẵng, Tây Nguyên.
C. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
D. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Câu 26. Trong thời kì 1945 – 1954, kế sách quân sự “đánh điểm, đánh diệt viện, đánh truy kích”
được quân dân Việt Nam thực hiện trong
A. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
C. cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 27. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại là do
A. tham vọng muốn làm bá chủ thế giới thứ ba.
B. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật đã hết thời hạn.
C. tiềm năng kinh tế và quốc phòng đã thay đổi.
D. tiềm lực kinh tế và tài chính đã khác trước.
Câu 28. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã
A. chỉ đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới.
B. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.
C. lật đổ được Chính phủ tư sản lâm thời.
D. giải phóng toàn bộ thế giới khỏi hoạ phát xít.
Câu 29. Quốc gia nào sau đây thuộc lực lượng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Anh. D. Italia.
Câu 30. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một phong trào
A. không mang tính cách mạng. B. không mang tính dân tộc.
C. chỉ có tính dân chủ. D. có tính chất dân tộc.
Câu 31. Một trong những đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ
XX là
A. có sự xuất hiện và phát triển của khuynh hướng vô sản.
B. có sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.
C. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối ngay từ đầu.
D. khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối ngay từ đầu.
Câu 32. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc
(1939 - 1945) của nhân dân Việt Nam đều
A. là thắng lợi sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.
B. hoàn thành hai nhiêm vụ cách mạng: kháng chiến và kiến quốc.
C. phát triển từ chiến tranh du kích lên tổng tiến công và khởi nghĩa.
D. mở ra kỉ nguyên mới trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
*Câu 33. Thực tiễn cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1945 chứng minh rằng hình thức chính
quyền là sự phản ánh
A. phạm vi và qui mô cách mạng. B. lực lượng tham gia của cách mạng.( 1930-
1945 chỉ có 2 tki giành được chính quyền:1930-1931 và Cmang t8.ở 30-31 là chính quyền
công-nông vì chủ yếu là g/c công-nông tham gia cách mạng; đến cmt8 thì huy động dc đông
đảo qchung tham gia,tlap dc chính quyền của toàn dân tộc)
C. hình thái phát triển của cách mạng. D. phương pháp đấu tranh cách mạng.
Câu 34. Nguyên nhân chính dẫn đến đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản ở Việt Nam (1919 – 1930) là gì?
A. Không lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
B. Chưa tập hợp được lực lượng dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Nặng về chủ trương tiến hành cách mạng bạo lực, ám sát cá nhân.
D. Đường lối chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cách mạng.
Câu 35. Một biểu hiện quan trọng về cuộc tập dượt của Đảng và quần chúng nhân dân trong phong
trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A. Nghệ thuật chớp thời cơ. B. Giành chính quyền về tay nhân dân.
C. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. D. Đấu tranh công khai, bí mật.
Câu 36. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách
mạng Việt Nam trong những năm 1911 – 1930?

A. Hoàn thành bước đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.( hội nghị tháng 11
năm 1939 NAQ không chỉ đạo)
B. Hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.(Hội nghị tháng 5
năm 1941 NAQ trực tiếp chỉ đạo)
C. Xây dựng lực lượng chính tri, lực lượng vũ trang cho cách mạng.
D. Phác thảo về đường lối, phương hướng chiến lược cho cách mạng.
Câu 37. Một trong những bài học kinh nghiệm nào sau đây trong phong trào giải phóng dân tộc
(1936 – 1939) được Đảng và Chính phủ Việt Nam vận dụng sáng tạo trong đấu tranh chống ngoại
xâm, nội phản (1945 – 1946)?
A. Tăng cường sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
B. Tập trung mũi nhọn vào kẻ thù nguy hiểm nhất.
C. Đẩy mạnh xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. ( 1945-1946 không xây dựng mặt trận
dân tộc thống nhất)
D. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn trên thế giới.
Câu 38. Một trong những điểm khác biệt về nội dung của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương tháng 5-1941 so với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10-1930 là
A. chủ trương xây dựng cãn cứ địa cách mạng.
B. xúc tiến xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.2
C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
D. xác định nhiệm vụ chiến lược ở cách mạng thuộc địa.
Câu 39. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân Việt Nam (từ tháng 9-1945 đến tháng 12-
1946) là một thành công về
A. tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. thực hiện triệt để nguyên tắc không thỏa hiệp với mọi kẻ thù.
C. thực hiện sách lược nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù.
D. xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc của ba nước Đông Dương.
Câu 40. Ðiểm giống nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến
chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là
A. kết thúc cuộc kháng chiến bằng thắng lợi quân sự.
B. chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới.
C. chống lại thế lực chia rẽ dân tộc và chia cắt đất nước.
D. diễn ra trong bối cảnh cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
……………………..……..HẾT……………………..……..
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1. B 2. D 3. D 4. D 5. D 6. A 7. A 8. C 9. B 10. B
11. A 12. B 13. D 14. D 15. A 16. A 17. D 18. A 19. A 20. D
21. A 22. A 23. D 24. B 25. D 26. B 27. D 28. C 29. D 30. D
31. A 32. D 33. B 34. D 35. B 36. D 37. B 38. C 39. C 40. C

You might also like