You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3

BẮC NINH KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2021-2022


¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

*Đơn vị đề xuất: Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Bắc Ninh.


*Giáo viên cốt cán thẩm định:
1) Nguyễn Thị Trinh, đơn vị công tác:THPT Yên Phong số 2.
2) Bùi Thị Giang Tâm, đơn vị công tác:PTQT Kinh Bắc

Câu 1. (NB) Năm 1991 đã diễn ra sự kiện lịch nào dưới đây?
A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. B. Nhà nước Liên Xô ra đời.
C. Tổ chức SEV được thành lập. D. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh.
Câu 2. (NB) Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1929 – 1933 là
A. vô sản với tư sản. C. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
B. nông dân với địa chủ phong kiến. D. địa chủ phong kiến với tư sản.
Câu 3. (NB) Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định
để nhân dân miền Nam sử dụng con đường
A. bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
B. đấu tranh ngoại giao chống chế độ Mĩ – Diệm.
C. đấu tranh chính trị chống chế độ Mĩ – Diệm.
D. kết hợp bạo lực và hòa bình chống chế độ Mĩ – Diệm.
Câu 4. (NB) Ngày 8/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh gì dưới đây?
A. Thành lập Nha Cảnh sát C. Thành lập Nha Bình dân học vụ
B. Thành lập Nha An Ninh D. Thành lập quân đội quốc gia Việt Nam
Câu 5. (NB) “Cách mạng xanh” là cuộc cách mạng đã và đang diễn ra trong lĩnh vực
A. dịch vụ. B. công nghiệp C. nông nghiệp. D. dịch vụ.
Câu 6. (NB) “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là Chỉ thị của Trung ương Đảng
khi quyết định mở chiến dịch
A. Việt Bắc thu – đông năm 1947. B. Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Tây Bắc (12/1953). D. Thượng Lào (1/1954).
Câu 7. (NB) “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp – Mĩ khi nói về
A. trung tâm lòng chảo Mường Thanh.
B. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
C. cụm cứ điểm Luông Phabăng và Xênô.
D. cụm cứ điểm đồi A1, Him Lam và Độc Lập
Câu 8. (NB) Kế hoạch Mác-san (6/1947)còn được gọi là
A. kế hoạch khôi phục châu Âu. C. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
B. kế hoạch phục hưng châu Âu. D. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu.
Câu 9. (NB) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ – Liên Xô thay đổi như thế nào?
A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. B. Chuyển sang đối đầu căng thẳng.
C. Không có gì thay đổi. D. Là đồng minh của nhau.
Câu 10. (NB) Chiến thắng được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà
đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là
A. chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).
C. chiến thắng Trà Bồng (Quảng Ngãi). D. chiến thắng Tây Ninh.
Câu 11. (TH) Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã
A. trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược.
B. làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm.
C. làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây.
D. đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản.
Câu 12. (NB) Năm 1945, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất?
A. Inđônêxia. C. Lào. B. Việt Nam. D. Philippin.

1
Câu 13. (TH) Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” (1961-1965)và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)?
A. Tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ.
B. Tấn công quân giải phóng ở Vạn Tường.
C. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” “bình định” ở miền Nam.
Câu 14. (NB) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất tham gia vào
phong trào cách mạng ở Việt Nam?
A. Công nhân. C. Tiểu tư sản. B. Tư sản dân tộc. D. Nông dân.
Câu 15. (NB) Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 –
1939 là
A. thực dân Pháp nói chung. B. địa chủ phong kiến.
C. bọn phản động thuộc địa và tay sai. D. các quan lại của triều đình Huế.
Câu 16. ( NB) Tác phẩm nào dưới đây tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn
luyện đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu?
A. Vi Hành. B. Nhật kí trong tù.
C. Đường Kách mệnh. D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 17. (NB) Cuối năm 1974 đầu năm 1975, khi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng,
Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam
A. ngay trong năm 1974. B. ngay trong năm 1976.
C. cuối năm 1975, đầu năm 1976. D. trong hai năm 1975 và 1976.
Câu 18. (NB) Sự kiện nào dưới đây đánh dấu việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?
A. Tháng 3-1990, nước cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
B. Tháng 11-1993, thông qua Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi.
C. Tháng 2-1990, chính quyền Nam Phi đã từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc.
D. Tháng 4-1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống đầu tiên của Nam Phi.
Câu 19. ( NB) Hội đồng Bảo an có vai trò như thế nào trong tổ chức Liên hợp quốc
A. Phải phục tùng Đại hội đồng. B. Giữ vai trò trọng yếu.
C. Là quan sát viên. D. Giữ vai trò cố vấn.
Câu 20. (NB) Trong giai đoạn 1975-1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ
A. biên giới phía Bắc và Tây Nam B. biên giới phía Đông và phía Tây
C. biên giới phía Nam và phía Đông Bắc D. biên giới phía Tây vầ biên giới Tây Nam
Câu 21. (NB) Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào
dưới đây?
A. Việt Nam Quang phục hội. B. Hội Duy tân.
C. Hội Phục Việt D. Việt Nam nghĩa đoàn.
Câu 22. (NB) Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của
A. sự ra đời các công ty xuyên quốc gia. B. quá trình thống nhất thị trường thế giới.
C. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. D. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 23. (TH) Vì sao thực dân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?
A. Thực dân Anh muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực châu Á.
B. Thực dân Anh muốn giúp thực dân Pháp khôi phục lại nền thống trị ở Đông Dương.
C. Vì muốn khống chế sự lớn mạnh của thực dân Pháp trong quan hệ quốc tế.
D. Lo ngại thắng lợi của cách mạng Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc của các
thuộc địa của thực dân Anh ở châu Á.
Câu 24. (VD) Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cu Ba năm 1959 với cách mạng
tháng Tám 1945 của Việt Nam là gì?
A. Đấu tranh ngoại giao. C. Đấu tranh chính trị.
B. Đấu tranh vũ trang. D. Khởi nghĩa từng phần .
Câu 25. (TH) Lí do cơ bản buộc Mĩ phải rút dần quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước khi triển
khai chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh (1969 – 1973)là
A. do Mĩ bị tổn thất lớn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968 của ta.
B. phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam trong lòng nước Mĩ.
C. tận dụng khả năng của quân đội Sài Gòn.
D. để giảm bớt xương máu của quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ trên chiến trường.

2
Câu 26. (TH) Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10-
1930)của Đảng là gì?
A. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam.
B. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam.
C. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
D. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam.
Câu 27. (TH) Sự kiện quốc tế nào có tác động mạnh mẽ tới phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918). B. Quốc tế Cộng sản thành lập (1919).
C. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). D. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập (1921).
Câu 28. (TH) Vì sao phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập nhưng không thể tạo nên một
nền kinh tế tư bản đúng nghĩa ở Việt Nam?
A. Do số lượng tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam ít.
B. Do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không du nhập hoàn toàn.
C. Do phần lớn dân số Việt Nam vẫn làm nông nghiệp.
D. Do giai cấp tư sản Việt Nam không đủ thực lực.
Câu 29. (TH) Điểm chung của Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung nào?
A. Nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc.
B. Thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Thực hiện khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
D. Thành lập Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 30. (TH) Trong Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu nào sau đây
ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?
A. Khống chế các nước đồng minh.
C. Đàn áp phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
D. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Câu 31. (VDC) Quan điểm coi nông dân là lực lượng số một của cách mạng giải phóng dân tộc được
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục phát huy trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như
thế nào?
A. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” có vị trí tiên quyết.
B. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” có vị trí chiến lược.
C. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” là cơ sở và lực lượng quyết định.
D. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” là lực lượng quan trọng, bền vững.
Câu 32. (VDC) Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho
Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Đi từ khởi nghĩa ở nông thôn tới thành thị, tiến lên tổng khởi nghĩa
Câu 33. (VD) Bài học kinh nghiệm quan trọng nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn
nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
A. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị.
B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta.
C. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
D. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 34. (VD) Thực tiễn về mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải
A. coi trọng quốc phòng, an ninh, chủ động đối phó trong mọi hoàn cảnh.
B. xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng 4.0.
C. coi trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
D. coi những điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định.
Câu 35. (VDC) Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong các cuộc
kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)và chống Mĩ (1954 – 1975)là
A. kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng.
3
B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận:quân sự, chính trị, ngoại giao.
C. giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn.
D. kết hợp tiến công của bộ đội chủ lực và nổi dậy của nhân dân.
Câu 36. (TH) Điểm chung trong Kế hoạch Rơve năm 1949, Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 và
Kế hoạch Nava năm 1953 là
A. tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam. B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
Câu 37. (VD) Yếu tố quyết định nhất để khuynh hướng vô sản hoạt động và giành thắng lợi trong phong
trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Quốc tế Cộng sản ra đời.
C. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và tích cực truyền bá vào Việt Nam.
D. Chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Câu 38. (VD) Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, cứu nước (1945 – 1975) của
nhân dân Việt Nam cho thấy, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam là
A. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng chính trị làm nòng cốt.
B. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
C. kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh, lấy lực lượng bộ đội chủ lực làm nòng cốt.
D. kháng chiến trường kì và tự lực cánh sinh, lấy lực lượng dân quân du kích làm nòng cốt.
Câu 39. (VDC) Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh
nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
B. Cương quyết trong đấu ranh, cứng rắn về sách lược.
C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có môi trường hòa bình.
Câu 40. (VD) Sự thất bại của các khuynh hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã đặt ra cho
lịch sử Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phải
A. nghiên cứu lại hai con đường cứu nước trong thời đại mới:dân chủ tư sản và vô sản.
B. nghiên cứu lại ba con đường cứu nước trong thời đại mới:phong kiến, dân chủ tư sản và vô sản.
C. tìm ra con đường cứu nước mới, khắc phục được hạn chế của các con đường cứu nước trước đó.
D. khắc phục những hạn chế, duy trì con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
……………Hết……………

4
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A C A C C A B B B A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A A C D C C D B B A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B C D B D C C B A D
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
B B D D C C C B C C

DIỄN GIẢI CÁC CÂU VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO:


Câu 41. Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cu Ba năm 1959 với cách mạng tháng
Tám 1945 của Việt Nam là gì? (Vận dụng – so sánh, liên hệ LSTG-LSVN)Cách mạng Cuba (1953–
1959):Phong trào 26-7-1953 là một cuộc nổi dậy vũ trang do Phiđen Cátxtơrô và các đồng minh của họ
tiến hành nhằm chống lại chính phủ của Tổng thống Batixta.Cách mạng bắt đầu vào tháng 7 năm 1953, và
cuối cùng lật đổ Batixta vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, lập nên chính phủ xã hội chủ nghĩa cách mạng.Tổ
chức phong trào sau đó cải tổ theo đường lối cộng sản chủ nghĩa, và trở thành Đảng Cộng sản vào tháng
10 năm 1965.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là cách mạng bảo lực với hình thức là khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền từ tay thực dân Pháp.
=> Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của Cách mạng Cuba năm 1959 so với Cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở Việt Nam là đều đâu tranh vũ trang.
ĐÁP ÁN
C. Đấu tranh vũ trang
Câu 42. Quan điểm coi nông dân là lực lượng số một của cách mạng giải phóng dân tộc được Đảng Cộng
sản Việt Nam tiếp tục phát huy trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như thế nào?
(Vận dụng cao – phân tích, đánh giá)
A. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” có vị trí tiên quyết.
B. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” có vị trí chiến lược.
C. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” là cơ sở và lực lượng quyết định.
D. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” là lực lượng quan trọng, bền vững.
Diễn giải
Nông nghiệp nông dân, nông thôn hay còn gọi là "tam nông" (theo cách nói tắt, phổ biến hiện nay)là
vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đất
nước.Bởi lẽ, điểm xuất phát của Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp
lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm đa số trong xã hội.Bước vào thời kỳ đổi mới, sự đột
phá về chính sách của Đảng cũng được khởi đầu thực hiện ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), Đảng ta nhấn mạnh:"Hiện nay và trong
nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”.Hội
nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008), Đảng

5
đã ra Nghị quyết chuyên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định:"Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị,
đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái
của đất nước
ĐÁP ÁN
B. “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” có vị trí chiến lược.
Câu 43. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng
tháng Tám 1945? (Vận dụng cao – phân tích, đánh giá)
A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Diễn giải
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 để lại bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính
quyền bằng bạo lực cách mạng.Phong trào cho thấy rằng, khi quần chúng đã sục sôi căm thù đế quốc
và phong kiến sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền.
Câu 44. ĐÁP ÁN
Câu 45. B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền. Bài học kinh nghiệm
quan trọng nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
(Vận dụng- phân tích, Liên hệ)
A. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị.
B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin vào nước ta.
C. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
D. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Diễn giải
Phong trào 1936 - 1939:
-Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho
mục tiêu chung.
-Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân
sinh, dân chủ.
=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
ĐÁP ÁN
D. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu 46. Thực tiễn về mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải (Vận dụng – phân
tích, liên hệ)
A. coi trọng quốc phòng, an ninh, chủ động đối phó trong mọi hoàn cảnh.
B. xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng 4.0.
C. coi trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
D. coi những điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định.
Câu 47. Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong các cuộc kháng
chiến chống Pháp (1946 – 1954)và chống Mĩ (1954 – 1975)là (vận dụng cao – phân tích, đánh giá)

6
A.kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng.
B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận:quân sự, chính trị, ngoại giao.
C. giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn.
D. kết hợp tiến công của bộ đội chủ lực và nổi dậy của nhân dân.
Diễn giải
Điểm chung trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng trong kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954)và chống Mĩ (1954 – 1975)là đều giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn
toàn.
Kháng chiến chống Pháp:Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 -> Chiến dịch Việt Bắc
1947 đánh bại kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp -> Chiến dịch Biên giới 1950 ta giành
được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ-> Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-
1954 -> Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, buộc Pháp phải ký hiệp định Gionevo
Kháng chiến chống Mỹ:Nhân dân lần lượt đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương, chiến lược
chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp
định Pari rút quân về nước-> ta đấu tranh chống bình định, lấn chiếm-> Tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
ĐÁP ÁN
C. giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 48. Yếu tố quyết định nhất để khuynh hướng vô sản hoạt động và giành thắng lợi trong phong trào
yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? (Vận dụng – phân tích, đánh giá)
A. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Quốc tế Cộng sản ra đời.
C. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và tích cực truyền bá vào Việt Nam.
D. Chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Diễn giải
Trong bối cảnh Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng, về phương pháp cách
mạng và đặc biệt là sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng; học thuyết Mác - Lênin được Người đưa
vào Việt Nam theo cách của riêng mình thật giản dị, dễ hiểu, làm cho lý luận Mác - Lênin thâm nhập
sâu vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, làm thay đổi tính chất, chiều hướng của phong
trào đấu tranh yêu nước, dẫn đến thắng lợi của khuynh hướng vô sản; làm chuyển biến phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân từ tự phát, đơn lẻ, sang đấu tranh tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, có sự
phối hợp giữa các ngành và các địa phương.
ĐÁP ÁN
C. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và tích cực truyền bá vào Việt Nam.
Câu 49. Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, cứu nước (1945 – 1975)của nhân dân
Việt Nam cho thấy, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam là (Vận dụng- phân tích, đánh
giá )
A. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng chính trị làm nòng cốt.
B. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
C. kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh, lấy lực lượng bộ đội chủ lực làm nòng cốt.

7
D. kháng chiến trường kì và tự lực cánh sinh, lấy lực lượng dân quân du kích làm nòng cốt.Diễn giải
Chủ trương của Đảng ta:Động viên toàn dân đánh giặc và tổ chức quần chúng cùng lực lượng vũ trang
nhân dân trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù.Đánh
giặc bằng mọi thứ vũ khí.Lực lượng nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân:dân
quân tự vệ, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.
ĐÁP ÁN
B. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
Câu 50. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm
gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?(vận dụng- phân tích, liên hệ)
Diễn giải
Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã rút ra bài học kinh
nghiệm về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc hiện nay gồm:
-Cứng rắn về nguyên tắc:dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng
và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc:không đánh mất độc lập dân tộc.
-Mềm dẻo về sách lược:
+ Trước 6/3/1946:Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền
Nam.
+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946)thì đảng đã chủ
trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc.Nhằm có thời gian chuẩn bị và
phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.
ĐÁP ÁN
C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
Câu 51. Sự thất bại của các khuynh hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã đặt ra cho lịch sử
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phải (vận dụng – phân tích, đánh giá)
Diễn giải
Trong thời Trong thời gian nước ta chịu ách thống trị của chính quyền thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi
nghĩa nổi dậy đã diễn ra, nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường, phương pháp để đấu tranh
cứu nước.Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa, các phong trào cuối cùng đều bị thất bại.Cách mạng Việt
nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo.Trong bối cảnh đó,
ngày 05/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ)đã ra đi tìm đường cứu nước, giải
phóng dân tộc.
Nguyễn Tất Thành “Khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh và
Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào.”.Như vậy, Nguyễn
tất Thành đã nhận ra những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời trong việc xác định mục tiêu, đối
tượng, nhiệm vụ cách mạng; về phương thức, phương pháp đấu tranh; về nhận thức “bạn - thù” của
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.Đây chính là những bài học, những cơ sở lịch sử đầu tiên
để trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành có sự lựa chọn đúng đắn con đường cách
mạng Việt Nam.

ĐÁP ÁN
C. tìm ra con đường cứu nước mới khắc phục được hạn chế của các con đường cứu nước trước đó.

8
9

You might also like