You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4

BẮC NINH KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2021- 2022
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

* Đơn vị đề xuất: Trường THPT Yên Phong số 2


* Giáo viên cốt cán thẩm định:
1) Nguyễn Nghĩa Tiến, đơn vị công tác: THPT Quế Võ số 2.
2) Bùi Thị Giang Tâm, đơn vị công tác: PTQT Kinh Bắc
Câu 1 (NB): Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình Liên bang Nga giai đoạn 1991-2000?
A. Kinh tế phát triển liên tục. B. Nhận được sự viện trợ lớn của Mĩ.
C. Khởi đầu cách mạng công nghệ. D. Các đảng phái tranh chấp quyền lực.
Câu 2 (NB): Trong giai đoạn 1939 - 1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 3 (NB): Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân (1968).
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972). D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Câu 4 (NB): Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã làm phá sản hoàn
toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950. B. Chiến dịch Đông Xuân (1953-1954).
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. D. Chiến dịch Thượng Lào (1951-1953).
Câu 5 (NB): Trong những năm 1945-1973, sự kiện nào sau đây diễn ra tại Tây Âu?
A. Thành lập Liên minh vì tiến bộ. B. Tổ chức ASEAN chính thức ra đời.
C. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời.
Câu 6 (NB): Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở trong tình thế
A. “Ngàn cân treo sợi tóc”. B. chủ động trên chiến trường.
C. “Tiến thoái lưỡng nan”. D. bị động trong mọi vấn đề.
Câu 7 (NB): Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động
công khai ở Việt Nam với tên gọi là
A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Lao Động Việt Nam.
C. Đảng Lao Động Đông Dương. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 8 (NB): Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của nước nào bằng hai lần tổng sản lượng nông nghiệp
của các nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản?
A. Mĩ. B. Anh. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc.
Câu 9 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ của Liên Xô và Mĩ chuyển sang
A. đồng minh chiến lược. B. đối tác chiến lược.
C. đối đầu, căng thẳng. D. hợp tác vừa đấu tranh.
Câu 10 (NB): “ Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) là
A. chính quyền Sài Gòn. B. ấp chiến lược.
C. quân đội Sài Gòn. D. cố vấn quân sự Mĩ.
Câu 11 (TH): Cuộc khởi nghĩa nào sau đây thuộc phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX?
A. Yên Thế. B. Yên Bái. C. Hương Khê. D. Bắc Sơn.
Câu 12 (NB): Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ
latinh” sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cuba. B. Angiêri. C. Ai Cập. D. Ấn Độ.
Câu 13 (TH): Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính
quyền tay sai Ngô Đình Diệm là ý nghĩa của sự kiện nào ở Việt Nam?
A. Phong trào phá “ấp chiến lược” (1961 – 1963). B. Chiến thắng Bình Giã (12 - 1964).
C. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960). D. Chiến thắng Ấp Bắc (1 - 1961).
Câu 14 (NB):. Việt Nam Quốc dân đảng là một tổ chức yêu nước đại diện khuynh hướng cứu nước nào
sau đây?
A. Dân chủ tư sản kiểu mới. B. Dân chủ tư sản.
C. Vô sản D. Phong kiến
1
Câu 15 (NB): Chính quyền công nông lần xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào sau đây?
A. Phong trào dân chủ 1936-1939. B. Phong trào cách mạng 1930- 1931.
C. Phong trào dân chủ 1919-1925. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945
Câu 16 (NB): Ngành kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác lần thứ hai (1919-
1929) ở Đông Dương?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
C. Thương nghiệp. D. Giao thông vận tải.
Câu 17 (NB): Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến
hành bằng lực lượng
A. quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
B. quân Mĩ, quân đội các nước thành viên Liên hợp quốc.
C. quân đội Sài Gòn và quân đội chung các nước NATO.
D. quân đội Sài Gòn và quân đội của các nước ASEAN.
Câu 18 ( NB): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập (1967) tại
A. Hà Nội (Việt Nam). B. Kua – la – lăm – pua (Malayxia).
C. Gia – các – ta (Inđônêxia). D. Băng – cốc (Thái Lan).
Câu 19 (NB): Theo quy định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), quân đội những quốc gia nào chiếm đóng
nước Đức?
A. Anh, Mĩ, Trung Quốc. B. Mĩ, Anh, Liên Xô, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô. D. Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô.
Câu 20 (NB): Trong những năm 1976-1986, nhân dân ta đã chống lại những kẻ thù nào để bảo vệ Tổ
quốc?
A. Pháp và Nhật. B. Anh và Pháp.
C. Trung Hoa Dân quốc và “Khơ me đỏ”. D. “Khơme đỏ” và Trung Quốc.
Câu 21 (NB): Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức
phong trào
A. Duy tân. B. Đông du. C. “Bài trừ ngoại hóa”. D. “Chấn hưng nội hóa”.
Câu 22 (NB): Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào?
A. Những năm 70 của thế kỉ XX. B. Những năm 80 của thế kỉ XX .
C. Những năm 90 của thế kỉ XX.. D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XX.
Câu 23 (TH): Chiến dịch chủ động tấn công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) là?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. B. Biên Giới thu – đông năm 1950.
C. Hòa Bình đông- xuân (1951-1952). D. Tây Bắc thu – đông năm 1952.
Câu 24 (VD): Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
B. thúc đẩy Xô – Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh.
C. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
D. thúc đẩy sự hòa hoãn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Câu 25 (TH): Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam
Việt Nam là
A. quân đội Sài Gòn. B. quân đội Mĩ và đồng minh. C. quân đồng minh. D. quân đội Mĩ.
Câu 26 (TH): Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1919 – 1929 là
A. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với tư sản.
C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp tư sản.
D. mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc, tay sai.
Câu 27 (TH): Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện tháng 8
năm 1945 đã
A. mở ra thời kì trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.
B. tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa từng phần.
C. tạo điều kiện cho quân đồng minh hỗ trợ cho quân khởi nghĩa.
D. tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa.
2
Câu 28 (TH): Nhân tố khách quan nào sau đây thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước, cách
mạng ở Việt Nam thời kì 1919 -1930?
A. Sự sụp đổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Xu thế toàn cầu hóa.
D. Cuộc khủng hoảng “thừa” trong các nước tư bản.
Câu 29 (TH): Trong giai đoạn 1936-1939, nhân dân Việt Nam chưa trực tiếp thực hiện
A. chống chế độ phản động thuộc địa và chống tay sai.
B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
C. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
D. kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật và công khai.
Câu 30 (TH): Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây
Âu trong những năm 1950 – 1973?
A. Nhà nước quản lý và điều tiết có hiệu quả nền kinh tế.
B. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng Châu Âu.
D. Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1% ngân sách quốc gia).
Câu 31 (VDC): Khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ
ở Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì
A. đặt ra yêu cầu giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp.
B. thu hút tư sản tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. phong trào công nhân, nông dân đã phát triển tự giác.
D. đã giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 32 (VDC): Luận điểm nào sau đây không thể chứng minh cho quan điểm: Cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1945-1954 đã bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam
A. các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được quốc tế công nhận.
B. những nền móng đầu tiên của chủ nghĩa xã hội được gây dựng.
C. chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, vị thế quốc tế được nâng cao.
D. một nửa đất nước được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 33 (VD): Vận dụng câu nói “dĩ bất biến ứng vạn biến” vào chủ trương đấu tranh của Đảng Cộng sản
Đông Dương trong những năm 1936-1939, có thể hiểu “dĩ bất biến” ở đây là không thay đổi về
A. nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt. B. mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược.
C. lực lượng tham gia đấu tranh. D. hình thức tập hợp lực lượng.
Câu 34 (VD): Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)
chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương nhằm
A. thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
B. giải quyết triệt để vấn đề dân tộc dân chủ.
C. phù hợp chủ trương của Quốc tế Cộng sản.
D. kết hợp giải quyết vấn đề dân chủ ở mỗi nước.
Câu 35 (VDC): Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) và cuộc vận động giải phóng dân
tộc (1939 -1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.
B. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.
C. Mang tính chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Là các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 36 (TH): Lí do quyết định để khẳng định: sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam đứng
trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
A. Việt Nam phải cùng lúc đối phó với nhiều thế lực thù địch
B. Cộng đồng quốc tế chưa công nhận nền độc lập của Việt Nam.
C. Việt Nam phải cùng lúc đối phó với khó khăn trên nhiều lĩnh vực.
D. Ngân sách tài chính của Việt Nam hầu như trống rỗng, kiệt quệ.

3
Câu 37 (VD): Một trong những cơ sở quan trọng tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng
dân tộc ở nước ta vào đầu thế kỉ XX là gì?
A. Chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo của Pháp.
B. Sự nảy sinh những lực lượng xã hội mới.
C. Những chuyển biến trong cơ cấu nền kinh tế.
D. Sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 38 (VD): Cách thức kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
B. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
Câu 39 (VDC): Các phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939 và phong trào
giải phóng dân tộc 1939 - 1945 ở Việt Nam đều có điểm chung là
A. đều là những cuộc tập dượt đấu tranh của Đảng và quần chúng nhân dân.
B. chú trọng công tác chuẩn bị, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
C. góp phần vào chống thế lực phát xít, chống chiến tranh đế quốc.
D. thử nghiệm các hình thức đấu tranh giành chính quyền.
Câu 40 (VD): Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đối với lịch sử
Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
B. Chấm dứt tình trạng cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX.
C. Làm cho phong trào yêu nước chyển hẳn sang quỹ đạo cách mạng vô sản.
D. Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của đảng cộng sản.
HẾT

4
ĐÁP ÁN

1–D 2-D 3–A 4-C 5-D 6–A 7-B 8-A 9-C 10 – B

11 – C 12 - A 13 – C 14 - B 15 - B 16 – A 17 - A 18 - D 19 - C 20 – D

21 – B 22 - B 23 – B 24 - A 25 - A 26 – D 27 - D 28 - B 29 - C 30 - D

31 – A 32 - D 33 – B 34 - A 35 - C 36 – C 37 – B 38 - C 39 - A 40 – A

LỜI GIẢI CHI TIẾT CHO CÁC CÂU VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO
Câu 24 (VD): Đáp án A vì:
- Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ, đặc trưng là sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa
và ã xhội chủ nghĩa.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ
khiến cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị tan rã thành từng mảng, hàng trăm quốc gia độc
lập ra đời. Đặc biệt, cách mang dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949), nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội được
nối liền từ châu Âu sang châu Á, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội mở ra một bước “đột phá”
góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta.
- Từ 1988 – 1991, Liên Xô và Mỹ rút dần sự “có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới
(phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi). Trật tự
hai cực Ianta hoàn toàn tan rã cùng với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
(1991).
=> Đáp án chọn là A. Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh
thế giới thứ hai đối với quan hệ quốc tế là làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
Câu 31 (VDC): Đáp án A vì:
Khuynh hướng vô sản bắt đầu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hướng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng
Mười Nga (1917), đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử là cần phải có
giap cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông
đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cấp tư sản
đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khuynh
hướng vô sản phù hợp với yêu cầu của lịch sử hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi
thời.
=> Đáp án chọn là A
Câu 32 (VDC): Đáp án D vì:
- Các đáp án A, B, C: đều là đã bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam.
- Đáp án D: một nửa đất nước được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là hạn chế của Hiệp
định Giơnevơ không đã bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
=> Đáp án chọn là D.
Câu 33 (VD): Đáp án B vì:
- Các đáp án A, C, D: đều có thể linh hoạt thay đổi tùy theo bối cảnh trong nước hay quốc tế.
- Đáp án B: nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 -1945 là “độc lập dân
tộc” và “ruộng đất dân cày”.

5
=> Đáp án chọn là B.
Câu 34 (VD): Đáp án A vì:
Hội nghị tháng 5- 1941, vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định
thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trân thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trận ở các nước Lào,
Campuchia. => Hội nghị tháng 5-1941 minh chứng cho chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết.
=> Đáp án chọn là A.
Câu 35 (VDC): Đáp án C vì:
- Đáp án A: Hậu phương và tiền tuyến chỉ có trong kháng chiến chống Mĩ.
- Đáp án B: Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng có trong Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
- Đáp án D: cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945 chưa phải là cuộc chiến tranh mà là cuộc vận
động chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
=> Đáp án chọn là C.
Câu 37 (VD): Đáp án B vì:
Một trong những cơ sở quan trọng tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt
Nam vào đầu thế kỉ XX là sự xuất hiện những lực lượng xã hội mới. Cụ thể, dưới tác động của cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam, ngoài những giai cấp cũ là địa chủ
phong kiến và nông dân thì xuất hiện thêm giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
- Công nhân là cơ sở bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
- Tư sản và tiểu tư sản: là cơ sở bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư
sản và sau này khi khuynh hướng vô sản thắng thế thì tư sản dân tộc và tiểu tư sản là lực lượng của
phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản.
=> Đáp án chọn là B.
Câu 38 (VD): Đáp án C vì:
Cách thức kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có sự kết hợp đấu tranh quân sự
với đấu tranh ngoại giao (chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ).
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược
(cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh)
Đáp án cần chọn là C: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
=> Đáp án là C
Câu 39 (VDC): Đáp án A
- Các đáp án B, C, D: đều phải là đặc điểm riêng của từng phong trào cách mạng.
- Đáp án A: đều là những cuộc tập dượt đấu tranh của Đảng và quần chúng nhân dân chuẩn bị cho
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
=> Đáp án chọn là A.
Câu 40 (VD): Đáp án A
B, C loại vì nội dung của hai phương án này là ý nghĩa của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm
1930.
A chọn vì lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đã tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc
theo khuynh hưởng vô sản.

6
D loại vì điều kiện ra đời của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lê nin đã được phổ biến rộng khắp và quần chúng
được giác ngộ cùng phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển. Bên cạnh đó, trực tiếp chuẩn bị
đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản là vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời
của Đảng (thể hiện thông qua sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức) nên chỉ nêu riêng về mặt lý luận
giải phóng dân tộc là chưa phù hợp.
=> Đáp án là A.

You might also like