You are on page 1of 4

Đề số 20

Câu 1. Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Nhật. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Mĩ.
Câu 2. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (tháng 12-1944) theo chỉ thị
của
A. Hồ Chí Minh. B. Võ Nguyên Giáp. C. Phạm Văn Đồng. D. Văn Tiến Dũng.
Câu 3. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam là
A. rừng núi. B. đô thị. C. nông thôn. D. trung du.
Câu 4. Trong nhũng năm 1945 - 1954, thắng lợi nào sau đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch
Nava của thực dân Pháp?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). B. Hiệp định Giơnevơ (1954).
C. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947). D. Chiến thắng Biên giới thu - đông (1950).
Câu 5. Phản ứng của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ những năm sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tôn trọng độc lập, chủ quyền của họ. B. viện trợ và bồi thường cho các nước này.
C. ngoại giao bình đẳng với các nước này. D. tìm cách trở lại xâm lược các nước này.
Câu 6. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi
nhân dân cả nước “nhường cơm xẻ áo” nhằm giải quyết khó khăn nào sau đây?
A. Tài chính. B. Ngoại xâm. C. Nạn dốt. D. Nạn đói.
Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951)
đã quyết định xuất bản tờ báo nào sau đây làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng?
A. Tiền phong. B. Nhân dân. C. Thanh niên. D. Tiếng dân.
Câu 8. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triền khai chiến lược toàn cầu với tham
vọng
A. làm bá chủ thế giới. B. cân bằng với Liên Xô.
C. phát triển kinh tế. D. ngăn chặn Tây Âu phát triển
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây đánh dấu xác lập cục diện hai cực,
hai phe?
A. Sự ra đời của NATO và SEV. B. Sự ra đời của NATO và UN.
C. Sự ra đời của NATO và EU. D. Sự ra đời của NATO và Vácsava.
Câu 10. Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) nổ ra tiêu biểu nhất ở
A. Bình Định B. Ninh Thuận. C. Bến Tre. D. Quảng Ngãi.
Câu 11. Nữa sau thế kỉ XX, quốc gia (vùng lãnh thổ) nào sau đây ở khu vực Đông Bắc Á vươn
lên thành nền kinh tế thứ hai thế giới.
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Hàn Quốc. D. Đài Loan.
Câu 12. Trong giai đoạn 1925 — 1930, tổ chức nào ra đời ở Việt Nam
A. Mặt trận Việt Minh. B. Việt Nam giải phóng quân
C. Đảng cộng sản Việt Nam. D. Nha bình dân học vụ.
Câu 13. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi văn kiện nào sau đây đến Hội nghị Véc - xai?
A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam. B. Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên. D. Đường Kách mệnh.
Câu 14. Trong thời kì 1954 - 1975, cuộc hành quân mang tên “Gianxơn Xiti” được tiến hành
trong chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh đơn phương. B. Chiến tranh cục bộ.
C. Việt Nam hóa chiến tranh. D. Đông Dương hóa chiến tranh.
Câu 15. Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là chống
A. chế độ phản động thuộc địa. B. Phát xít Nhật và tay sai.
C. đế quốc và phong kiến. D. đế quốc phát xít Nhật - Pháp.
Câu 16. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị lanta (2-1945), khu vực Tây Á thuộc
phạm vi ảnh hưởng của
A. các nước phương Tây. B. Mĩ, Anh và Liên Xô.
C. các nước Đông Âu. D. Anh và Pháp.
Câu 17.
Câu 18. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cuộc khởi nghĩa nào sau đây lãnh đạo và lực lượng
tham gia đều là nông dân?
A. Yên Thế. B. Bãi Sậy. C. Hùng Lĩnh. D. Ba Đình.
Câu 19. Nội dung nào sau đây là một trong những điểm hạn chế của Luận cương chính trị tháng
10-1930?
A. Chỉ cụ thê hóa được mối quan hệ chống phong kiến.
B. Nặng về đấu tranh giai cấp và thổ địa cách mạng.
C. Xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc.
D. Nhiệm vụ giải phóng giai cấp không đưa lên hàng đầu.
Câu 20. Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam (1954
- 1975)?
A. Chiến thắng Bình Giã. B. Phong trào Đồng khởi.
C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Ấp Bắc.
Câu 21. Nội dung nào sau đây là yếu tố khách quan tác động đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt
Nam tiến hành công cuộc đôi mới (từ tháng 12 - 1986)?
A. Liên Xô đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
B. Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
C. Công cuộc cải cách của Trung Quốc thành công.
D. Mĩ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Câu 22. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên
thế giới đều tập trung vào
A. hội nhập quốc tế. B. phát triển quốc phòng. C. phát triển kinh tế. D. ổn định chính trị.
Câu 23. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam vì
A. đã làm xoay chuyến hoàn toàn cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
B. buộc thực dân Pháp hoàn toàn phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
C. ta bắt đầu giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
D. ta tiếp tục giữ vững quyền chù động chiến lược trên chiến trường chính.
Câu 24. Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện, nhưng trọng tâm là đổi mới trong
lĩnh vực
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 25.
Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào sau đây đã làm chuyển biến tình hình
kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để tiếp tục tiếp thu luồng tư
tưởng dân chủ tư sản?
A. Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”. B. Cuộc khai thác thuộc địa thứ hai của
Pháp.
C. Pháp tăng cường đầu tư vốn vào Đông Dương. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
Câu 27. Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), chứng tỏ ở Đông Dương
A. thời cơ Tổng khởi nghĩa đã chín muồi. B. Pháp - Nhật suy yếu trầm trọng.
C. nhiệm vụ dân tộc đã hoàn thành. D. có sự khủng hoảng chính trị sâu sắc.
Câu 28. Trong thời kì 1919-1930, sự kiện nào sau đây đánh dấu sự giác ngộ hoàn toàn của giai
cấp công nhân Việt Nam về sứ mệnh lịch sử của mình?
A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son. B. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại.
C. Đông Dương Cộng sản đảng ra đời. D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 29.
Câu 30.
Câu 31. Sự phân hóa trong nội bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đầu năm 1929 chứng tỏ
A. giai cấp công nhân Việt Nam đã chuyên hẳn sang đấu tranh tự giác.
B. điều kiện thành lập một chính Đảng Cộng sản ở Việt Nam đã xuất hiện.
C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế trong phong trào yêu nước.
D. các tổ chức cộng sản ở Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu lịch sử.
Câu 32. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của
cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã
A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.
B. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930).
C. xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu.
D. bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 33. Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
ở Việt Nam?
A. Nòng cốt, quyết định thắng lợi. B. Đông đảo, quyết định thắng lợi.
C. Quyết định nhất đưa đến thang lợi. D. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
Câu 34. Đảng Cộng sản Đông Dương xác định Trung Hoa Dân quốc không phải là kẻ thù chính
của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì
A. Chưa lộ rõ bộ mặt xâm lược Việt Nam. B. Vào nước ta chỉ âm mưu cướp lương thực.
C. Chưa có tham vọng chiếm Việt Nam. D. Chỉ thực hiện nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.
Câu 35. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong
điều kiện lịch sử nào?
A. Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn bắt đầu suy yếu.
B, Chính quyền và quân đội Sài Gòn khủng hoảng, suy yếu.
C. So sánh lực lượng ở miền Nam phần nào có lợi cho cách mạng.
D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ, ta mạnh hơn địch cả về thế và lực.
Câu 36. Khác với Cách mạng tháng Tám (1945), trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), lực
lượng vũ trang đóng vai trò
A. mở đầu, xung kích. B. hổ trợ, xung kích. C. quyết định thắng lợi. D. nòng cốt, chi phối.
Câu 37.
Câu 38.
Câu 39. Phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải
phóng dân tộc 1939 - 1945 đều xuất phát từ
A. phản ứng tất yếu của giai cấp nông nhân. B. truyền thống yêu nước của dân tộc.
C. sự ủy nhiệm của phong trào cách mạng thế giới. D. nhu cầu của từng giai cap trong xã hội.
Câu 40. Phong trào cách mạng Việt Nam (1919 - 1930) có điểm gì mới so với phong trào yêu
nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX?
A. Địa bàn hoạt động cả trong và ngoài nước. B. Bổ sung thêm lực lượng xã hội mới.
C. Mang tính chất dân tộc và dân chủ. D. Xuất hiện khuynh hướng vô sản.
Hết

ĐÁP ÁN
l.C 2. A 3. B 4. A 5. D 6. D 7. B 8. A 9. D 10. C
11. B 12. C 13. A 14. B 15. c 16. A 17. A 18. A 19. B 20. B
21. A 22. C 23. C 24. A 25. C 26. B 27. D 28. D 29. D 30. D
31. B 32. c 33. D 34. A 35. B 36. c 37. A 38. D 39. B 40. D

You might also like