You are on page 1of 5

PHIẾU BÀI TẬP_02

Câu 1: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm
gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có môi trường hòa bình.
B. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
D. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
Câu 2: Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 và chiến dịch Biên Giới 1950 đều có liên quan đến
A. mở đường khai thông sang Trung Quốc.
B. hậu phương của ta.
C. căn cứ địa Việt Bắc.
D. chiến trường Đông Dương.
Câu 3: Đảng và chính phủ đã thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo sau cách mạng tháng Tám vì lí do
nào dưới đây?
A. Trung Hoa Dân quốc dùng tay sai để chống phá cách mạng.
B. Kẻ thù còn mạnh, chống phá chính quyền cách mạng .
C. Pháp được sự giúp đỡ và hậu thuẫn của quân Anh.
D. Chính quyền còn non trẻ, không thể đối phó với nhiều kẻ thù.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây làm cho Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (Pháp) không có kết quả?
A. Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
B. Ta chưa nhận được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế.
C. Pháp âm mưu kéo dài thêm chiến tranh xâm lược nước ta.
D. Thời gian đàm phán ngắn.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần
tránh đối đầu chiến tranh của Việt Nam?
A. “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc”.
B. “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, ...”.
C. “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”.
D. “ Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong các kế hoạch Rơve (1949), Đờ lát đơ tátxinhi (1950)
Nava (1953) của Pháp?
A. Phô trương thanh thế cho chính quyền tay sai.
B. Có sự đồng ý và viện trợ của Mĩ.
C. Nhằm mục đích nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Đề ra trong thế bị động, sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp.
Câu 7: Tên Mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” thành lập ngày 19/5/1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách
mạng trong nước, vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì
A. nguyện đứng về phe Đồng minh chống phát xít để giành độc lập.
B. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất để tập trung vào vấn đề dân tộc.
D. tập hợp lực lượng cả nước, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Câu 8: Văn kiện nào có ý nghĩa như lời hịch cứu quốc, như mệnh lệnh chiến đấu của quân và dân ta bước
vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. “Chỉ thị toàn dân kháng chiến” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.
Mã đề 101 Trang 1/5
Câu 9: Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2-9-1945 đến
trước ngày 6-3-1946 là gì?
A. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.
C. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
D. Nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 10: Đầu năm 1950 Liên Xô và các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam thể hiện
tinh thần chủ yếu nào dưới đây trong quan hệ quốc tế?
A. Bối cảnh Chiến tranh lạnh.
B. Sự đối đầu Đông- Tây.
C. Sự tương trợ của phe Xã hội chủ nghĩa.
D. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây.
Câu 11: Hội nghị toàn quốc của Đảng (14-15/8/1945) đã quyết định vấn đề cơ bản nào dưới đây?
A. Giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Đông Dương.
B. Kêu gọi nhân dân đứng lên chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
C. Cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
D. Phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Câu 12: Tinh thần yêu chuộng hòa bình của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Đảng ta phát huy như
thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
A. Đàm phán, chia sẻ quyền lợi với Trung Quốc.
B. Nhân nhượng với Trung Quốc một số điều khoản.
C. Chấp nhận đổi một phần chủ quyền biển đảo cho một số lợi ích khác.
D. Đấu tranh hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Câu 13: Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ
A. nhân dân Đông Dương giờ đây chỉ tập trung đối phó với Mĩ.
B. Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương.
C. cuộc chiến tranh Đông Dương có tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh.
D. Mĩ chỉ muốn hỗ trợ Pháp trong chiến tranh Đông Dương.
Câu 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu là
do có
A. sự ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa.
B. toàn dân sẵn sàng tiến lên Tổng khởi nghĩa.
C. Đảng Lao động và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
D. điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.
Câu 15: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11-1939 đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Đông
Dương là gì?
A. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn Đông Dương.
B. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.
D. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 16: Thực tế cuộc đấu tranh chống ngoại xâm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày
toàn quốc kháng chiến (19/12/1945) ở Việt Nam cho thấy vai trò của đấu tranh ngoại giao là
A. phụ thuộc vào thắng lợi quân sự. B. hỗ trợ thắng lợi quân sự.
C. mang tính quyết định. D. độc lập với đấu tranh quân sự.
Câu 17: Vai trò của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) như thế nào đối với Cách
mạng tháng Tám 1945?
A. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
B. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
Mã đề 101 Trang 2/5
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Chủ trương thành lập Việt Minh.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc ta?
A. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít của lực lượng Đồng minh.
B. Đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phát xít và tay sai.
C. Mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do.
D. Giành được độc lập, tự do, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
Câu 19: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với tên gọi gì dưới đây?
A. Giải phóng quân. B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam. D. Quân giải phóng Việt Nam.
Câu 20: Hành động của Pháp từ sau Hiệp định sơ bộ đến trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ
thể hiện điều gì dưới đây?
A. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng thêm.
B. Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ không phân chia tôn giáo, hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh Pháp.
C. Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
D. Chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần
nữa!
Câu 20: Đảng và chính phủ đã thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo sau cách mạng tháng Tám vì lí do
nào dưới đây?
A. Chính quyền còn non trẻ, không thể đối phó với nhiều kẻ thù.
B. Pháp được sự giúp đỡ và hậu thuẫn của quân Anh.
C. Trung Hoa Dân quốc dùng tay sai để chống phá cách mạng.
D. Kẻ thù còn mạnh, chống phá chính quyền cách mạng .
Câu 21: Nội dung cơ bản đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của Đảng

A. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 22: Tinh thần yêu chuộng hòa bình của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Đảng ta phát huy như
thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
A. Chấp nhận đổi một phần chủ quyền biển đảo cho một số lợi ích khác.
B. Đấu tranh hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
C. Đàm phán, chia sẻ quyền lợi với Trung Quốc.
D. Nhân nhượng với Trung Quốc một số điều khoản.
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Do sự đoàn kết, gắn bó của toàn đảng, toàn dân tộc Việt Nam.
B. Do chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh.
C. Sự chuẩn bị chu đáo của toàn Đảng, toàn dân trong suốt 15 năm.
D. Có Đảng Cộng sản lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 24: Thời cơ khách quan nào dẫn đến Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam thắng lợi nhanh chóng?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Liên Xô và Đồng minh đánh bại phát xít Nhật.
C. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước.
D. Có khối liên minh công – nông vững chắc.
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc ta?
Mã đề 101 Trang 3/5
A. Giành được độc lập, tự do, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
B. Mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do.
C. Đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phát xít và tay sai.
D. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít của lực lượng Đồng minh.
Câu 26: Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã làm gì để xây
dựng chế độ mới?
A. Thành lập Chính phủ mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất.
C. Công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
D. Phát động nhân dân quyên góp ủng hộ Chính phủ.
Câu 27: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11-1939 đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Đông
Dương là gì?
A. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn Đông Dương.
B. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.
D. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 28: Vai trò của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) như thế nào đối với Cách
mạng tháng Tám 1945?
A. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
D. Chủ trương thành lập Việt Minh.
Câu 29: Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 có gì khác so với phong trào cách mạng
1930 - 1931?
A. Tập trung vào nhiệm vụ phản đế.
B. Đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân.
C. Tập trung vào nhiệm vụ phản phong.
D. Đòi cải thiện đời sống, tự do dân chủ, hòa bình.
Câu 30: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa chủ yếu của cuộc Tổng tuyển cử ngàỵ 6-1-1946?
A. Giáng một đòn vào âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù đối với chế độ mới.
B. Đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
C. Khơi dậy tinh thần yêu nước, làm chủ đất nước của nhân dân.
D. Nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Câu 31: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu là
do có
A. sự ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa.
B. toàn dân sẵn sàng tiến lên Tổng khởi nghĩa.
C. Đảng Lao động và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
D. điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.
Câu 32: Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ
A. cuộc chiến tranh Đông Dương có tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh.
B. Mĩ chỉ muốn hỗ trợ Pháp trong chiến tranh Đông Dương.
C. Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương.
D. nhân dân Đông Dương giờ đây chỉ tập trung đối phó với Mĩ.
Câu 33: Hành động của Pháp từ sau Hiệp định sơ bộ đến trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ
thể hiện điều gì dưới đây?
A. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng thêm.

Mã đề 101 Trang 4/5


B. Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
C. Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ không phân chia tôn giáo, hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh Pháp.
D. Chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần
nữa!
Câu 34: Bài học chủ yếu nào được cách mạng Việt Nam rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)?
A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.
D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các kẻ thù.
Câu 35: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 xác định hình thái giành chính quyền ở
nước ta là
A. kết hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
C. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu 36: Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2-9-1945 đến
trước ngày 6-3-1946 là gì?
A. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.
B. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
C. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
D. Nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 37: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có điểm
tương đồng nào?
A. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
B. Sử dụng những hình thức đấu tranh phong phú.
C. Để lại bài học kinh nghiệm về đấu tranh hợp pháp.
D. Tổ chức các lực lượng yêu nước trong một mặt trận.
Câu 38: So với phong trào 1930 – 1931, điểm khác cơ bản về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 –
1939 là kết hợp đấu tranh
A. ngoại giao với vận động quần chúng. B. nghị trường và đấu tranh báo chí.
C. chính trị và vũ trang. D. công khai và bí mật.
Câu 39: Từ thực tiễn thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm nào có thể rút
ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với chạy đua vũ trang.
B. Giải quyết đúng đắn nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.
C. Đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Mã đề 101 Trang 5/5

You might also like