You are on page 1of 5

LỊCH SỬ CÔ HƯƠNG x CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2023

| BÀI TEST SỐ 7 - CHUYÊN ĐỀ 7 |

Câu 1: Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945 là gì?
A. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
B. Thành lập chính phủ chính thức và thông qua hiến pháp mới.
C. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp và trừng trị bọn nội phản.
D. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Câu 2: Biến một hiệp ước hai bên thành thỏa thuận ba bên có lợi cho cách mạng là ý nghĩa
của
A. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/21946). B. Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (3/6/1946).
C. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946). D. Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954).
Câu 3: Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp nào?
A. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
B. Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
C. phát động phong trào cứu đói và điều hòa thóc gạo.
D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
Câu 4: Sự kiện lịch sử nào của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đặt nền móng cho việc
xây dựng nền pháp luật mới?
A. Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên.
B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I.
C. Việt Nam và Pháp kí Hiệp định Sơ bộ.
D. Quốc hội đồng ý lưu hành đồng tiền Việt Nam.
Câu 5: Biện pháp nào mang tính cấp thời để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính
sau cách mạng tháng Tám?
A. “Quỹ độc lập”, "Tuần lễ vàng". B. “Ngày đồng tâm”, "lá lành đùm lá rách".
C. “Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm". D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
Câu 6: Miền Bắc Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khoá I ngày 6/1/1946 trong
hoàn cảnh nào?
A. Hoà bình với Trung Hoa Dân quốc. B. Hòa hoãn với thực dân Pháp.
C. Chiến sự hai miền ác liệt. D. Hiến pháp mới đã ban hành.
Câu 7: Để giải quyết nạn đói mang tính chiến lược lâu dài, biện pháp nào dưới đây là cơ
bản nhất?
A. Phát động ngày đồng tâm. B. Kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài.
C. Chia lại ruộng công cho dân nghèo. D. Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Câu 8: Lực lượng nào dưới đây đã dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm
lược nước ta?
A. Đế quốc Mỹ. B. Phát xít Nhật.
C. Thực dân Anh. D. Quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 9: Trong những năm 1945 - 1946, để bảo vệ chế độ mới Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã
A. nắm bắt tình hình, dự báo chính xác nguy cơ để có những đối sách phù hợp.
B. kết hợp xây dựng thực lực toàn diện với tận dụng nguồn viện trợ từ bên ngoài.
C. kiên quyết không nhân nhượng với kẻ thù để giữ vững thành quả cách mạng.
D. tạm gác nhiệm vụ chống nội phản để tập trung tối đa đối phó với ngoại xâm.
Câu 10: Tháng 9/1945, nhân dân Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp trong
điều kiện
A. chưa giành được chính quyền từ Nhật. B. chưa thành lập chính quyền nhân dân.
C. có sự can thiệp trực tiếp của đế quốc Mỹ. D. chưa có sự chuẩn bị chu đáo lực lượng.
Câu 11: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách
mạng tháng Tám 1945 là gì?
A. Ngoại xâm và nội phản. B. Hơn 90% dân số mù chữ.
C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. D. Nạn đói đe doạ nghiêm trọng.
Câu 12: Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam
sau cách mạng thánh Tám năm 1945 là gì?
A. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
B. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
C. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
D. mở đường cho đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.
Câu 13: Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
chứng tỏ điều gì?
A. sự nhân nhượng của lực lượng cách mạng.
B. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ.
C. sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
D. sự thoả hiệp của Pháp đối với Chính phủ ta.
Câu 14: Đảng và chính phủ đã thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo sau cách mạng
tháng Tám vì lí do chủ yếu nào?
A. Kẻ thù còn mạnh, chống phá chính quyền cách mạng.
B. Pháp được sự giúp đỡ và hậu thuẫn của quân Anh.
C. Chính quyền còn non trẻ, không thể đối phó với nhiều kẻ thù.
D. Trung Hoa Dân quốc dùng tay sai để chống phá cách mạng.
Câu 15: Sự kiện nào dưới đây tác động khiến chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn nhân nhượng với Pháp?
A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn nên tăng thêm sức mạnh.
B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
C. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
D. Vì Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa- Pháp.
Câu 16: Chủ trương chung về đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn 1945 – 1946 là?
A. Nhân nhượng Trung Hoa dân Quốc và đánh Pháp.
B. Hòa Pháp để đẩy nhanh quân THDQ về nước.
C. Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
D. Tranh thủ thời gian hoà hoãn để phát triển lực lượng.
Câu 17: Mục đích của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Pháp bản Tạm ước ngày
14 - 9 - 1946 là
A. loại trừ một vạn quân Anh ra khỏi miền Nam.
B. tỏ thiện chí của ta và kéo dài thời gian để xây dựng lực lượng.
C. tạo không khí hòa dịu để tiếp tục đàm phán tại Phôngtennơblô.
D. đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Nam.
Câu 18: Hiệp ước Hoa-Pháp (28-2-1946) được kí kết đã đặt Việt Nam trước những thách
thức nào?
A. Nguy cơ đối đầu với quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Buộc phải cầm súng khi Pháp đưa quân ra miền Bắc.
C. Cùng một lúc phải đối phó với Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
D. chỉ phải chống Pháp, Trung Hoa Dân Quốc đã về nước.
Câu 19: Chúng ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa-Pháp (28-2-1946) được kí
kết?
A. Đánh Pháp. B. Hòa với Pháp.
C. Đánh Trung Hoa Dân quốc. D. Hòa Trung Hoa Dân quốc.
Câu 20: Mục đích của Đảng, Chính phủ khi kêu gọi đồng bào thực hiện “tuần lễ vàng”,
“quỹ độc lập” là gì?
A. Để hỗ trợ giải quyết nạn đói.
B. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.
C. Quyên góp tiền để xây dựng đất nước.
D. Quyên góp vàng để xây dựng đất nước.
Câu 21: Biện pháp của Đảng để đối phó với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách
mạng ở miền Bắc là nhân nhượng cho chúng một số yêu sách về
A. kinh tế, chính trị. B. kinh tế, văn hóa.
C. chính trị, quân sự. D. kinh tế, quân sự.
Câu 22: Cơ sở nào để quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa quân Đồng Minh giải
giáp quân Nhật có thể kéo vào Việt Nam?
A. Quyết định của Hội nghị Ianta.
B. Quyết định của Hội nghị Pốtxđam.
C. Thỏa thuận trực tiếp của các cường quốc đồng minh.
D. Quyết định của hội nghị hòa bình Xanphranxico.
Câu 23: Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ
A. Sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
B. Tính ưu việt của chế độ mới sẽ được nhân dân xây dựng.
C. Ý thức làm chủ đất nước và sự ủng hộ của nhân dân với chế độ mới.
D. Nhân dân bước đầu giành được chính quyền, làm chủ đất nước.
Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu Việt Nam đã xây dựng được một nền tài chính độc lập sau
Cách mạng tháng Tám?
A. Đã phát động phong trào và xây dựng được “Quỹ độc lập”.
B. Chính phủ nắm được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
C. Loại bỏ được tiền quan kim và quốc tệ của quân đội Trung Hoa Dân quốc.
D. Chính phủ quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam thay cho tiền Đông Dương.
Câu 25: Từ thực tiễn giải quyết những khó khăn sau Cách mạng tháng Mười ở Nga
năm 1917 và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta đã chưng minh luận điểm nào
dưới đây?
A. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản nhất của mọi cuộc cách mạng.
B. Giành và giữa chính quyền là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân lao động.
C. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của lực lượng chính trị là chủ yếu.
D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.
Câu 26: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946
phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
B. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
C. Mềm dẻo trong quan hệ ngoại giao.
D. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
Câu 27: Để đối phó với những âm mưu và hành động của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
A. ra sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng.
B. tuyên bố rút vào hoạt động bí mật.
C. cung cấp toàn bộ lương thực cho chúng.
D. nhân nhượng cho chúng quyền lợi văn hóa.
Câu 28: Sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà trong năm 1946 đã
A. giải quyết được vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng xã hội.
B. giải quyết được những mục tiêu chiến lược cách mạng.
C. phá vỡ thế bị bao vây cô lập của cách mạng Việt Nam.
D. từng bước loại bỏ bớt thế lực ngoại xâm và nội phản.
Câu 29: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 bị đe
dọa bởi quân đội những nước
A. đã giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
B. nắm giữ quyền chi phối tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
C. đang có tham vọng khôi phục lại chủ quyền của mình ở Đông Dương.
D. thực thi nhiệm vụ quốc tế nhưng có những giã tâm và mục đích riêng.
Câu 30: Bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Pháp đã
A. chấm dứt hoàn toàn cuộc xung đột quân sự của hai bên ở miền Nam.
B. chuyển quan hệ Việt - Pháp từ đối thoại sang đối đầu gay gắt.
C. mở đầu cho việc tiếp tục đàm phán giữa chính phủ hai nước.
D. đã giải quyết được những khó khăn về đối nội và đối ngoại.

You might also like