You are on page 1of 3

Câu 1: Những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám

năm
1945 là:
a. Các thế lực đế quốc phản động bao vây, chống phá.
b. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành.
c. Hơn 90% dân số không biết chữ.
d. a, b và c.
Câu 2: Những thuận lợi căn bản của đất nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
a. Cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
b. Hệ thống chính quyền cách mạng nhân dân được thiết lập.
c. Nhân dân quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
d. a, b và c.
Câu 3: Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã xác định các nhiệm vụ cấp
bách cần giải quyết là:
a. Chống ngoại xâm.
b. Chống ngoại xâm và nội phản.
c. Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngọai xâm.
d. a, b và c.
Câu 4: Nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ
chính quyền cách mạng vào ngày, tháng, năm nào sau đây?
a. Ngày 23/9/1940.
b. Ngày 23/8/1945.
c. Ngày 23/9/1945.
d. Ngày 19/12/1946.
Câu 5: Chỉ thị "Kháng chiến, kiến quốc"( 25/11/1945) đã nêu ra nhiệm vụ chủ yếu trước
mắt của cách mạng nước ta là:
a. Củng cố chính quyền, cải thiện đời sống nhân dân.
b. Chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản.
c. Chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.
d. Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện
đời sống nhân dân.
Câu 6: "Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Đoạn văn trên được trích trong
bài viết nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
a. "Gửi đồng bào Nam bộ" (26/9/1945).
b. "Lời kêu gọi đồng bào Nam bộ" (29/10/1945).
c. "Thư gửi đồng bào Nam bộ" (01/6/1946).
d. "Thư gửi đồng bào Nam bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến và Uỷ ban hành chính Nam
bộ (10/3/1946).
Câu 7: Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” cho đồng bào miền Nam
vào thời gian nào sau đây?
a. Tháng 9/1945. .
b. Tháng 02/1946.
c. Tháng 9/ 1946
d. Tháng 12/1946
Câu 8: Văn kiện chủ yếu nhất của Đảng nhằm giải quyết những vấn đề về chiến lược
và sách lược của cách mạng Việt Nam từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1946 là:
a. Tuyên ngôn độc lập.
b. Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc.
c. Chỉ thị Hoà để tiến.
d. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
Câu 9: Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày
25/11/1945 xác định kẻ thù chính của dân tộc ta lúc bấy giờ là:
a. Quân Tưởng Giới Thạch và tay sai
b. Thực dân Anh xâm lược
c. Thực dân Pháp xâm lược
d. Việt Quốc, Việt cách, Đại Việt.
Câu 10 : Trong các nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng
Tháng Tám, nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ bao trùm nhất?
a. Củng cố chính quyền.
b. Chống thực dân Pháp xâm lược.
c. Bài trừ nội phản.
d. Cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 11: Từ tháng 9/1945 đến ngày 6/3/1946, Đảng ta chủ trương:
a. Tạm hoà với Pháp để đuổi Tưởng và tay sai, tranh thủ thời gian xây dựng lực
lượng.
b. Hoà với Tưởng và hoà với Pháp.
c. Hoà với Tưởng để tập trung chống Pháp.
d. Kháng chiến chống Pháp và Tưởng để bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 12: Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù, Đảng ta tuyên bố "tự giải tán" vào ngày,
tháng, năm nào?
a. Ngày 03/9/1945.
b. Ngày 25/5/1945.
c. Ngày 11/11/1945.
Câu 13: Những nhân nhượng của Đảng ta với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc sau
Cách mạng Tháng Tám là:
a. Cho Việt Quốc, Việt Cách tham gia Quốc hội và Chính Phủ.
b. Cung cấp lương thực và thực phẩm cho quân đội Tưởng.
c. Chấp nhận cho quân Tưởng tiêu tiền Quan kim, Quốc tệ.
d. a, b và c.
Câu 14: Từ ngày 06/3/1946 đến tháng 12/1946, Đảng ta thực hiện chủ trương nào sau
đây?
a. Tạm hoà với Pháp để đuổi Tưởng và tay sai, tranh thủ thời gian xây dựng lực
lượng.
b. Hoà với Tưởng và hoà với Pháp.
c. Hoà với Tưởng để tập trung chống Pháp.
d. Kháng chiến chống Pháp và Tưởng để bảo vệ độc lập dân tộc .
Câu 15: Nguyên tắc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài của Đảng ta trong thời kỳ
1945 - 1946 là:
a. Giữ vững đường lối cách mạng của Đảng. Đảng nắm công cụ của bạo lực cách
mạng
b. Đảm bảo xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
c. Dĩ bất biến, ứng vạn biến.
d. a, b và c.
Câu 16: Từ tháng 10 năm 1930 đến tháng 02 năm 1951, Đảng ta mang tên là gì?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Đảng Cộng sản Đông Dương.
c. Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 17 : Khẩu hiệu được Đảng ta đề ra trong Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” là:
a. "Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc".
b. "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết" .
c. "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" .
d. "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ" .
Câu 18: Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có nghị viện, có
chính phủ, có quân đội và có tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng. Sau
5 năm, Pháp rút hết quân ra khỏi miền Bắc; đình chỉ xung đột ở miền Nam để
tiếp tục đàm phán. Nội dung trên được qui định trong:
a. Hiệp định Sơ bộ (ngày 6/3/1946).
b. Hội nghị trù bị Đà Lạt (tháng 4/1946).
c. Cuộc đàm phán Việt- Pháp ở Phôngtennơblô (từ ngày 6/7/1946 đến 10/9/1946).
d. Tạm ước ngày 14/9/1946 .
Câu 19 : Đảng ta ký Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946 nhằm mục đích:
a. Phối hợp với Pháp để tấn công Tưởng.
b. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng.
c. Thực hiện Hoa- Việt thân thiện.
d. Hoà với Tưởng và hoà với pháp.
Câu 20: Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra
Chỉ thị:
a. "Kháng chiến, kiến quốc".
b. "Hòa để tiến".
c. "Toàn quốc kháng chiến".
d. a, b và c
Câu 21 : Lần đầu tiên nhân dân cả nước bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 02/9/1945.
b. Ngày 25/11/1945.
c. Ngày 06/01/1946.
d. Ngày 06/3/1946.
Câu 22: Những thành tựu căn bản của cách mạng Việt Nam trong việc xây dựng và
củng cố chính quyền cách mạng sau năm 1945 là:
a. Tổ chức tổng tuyển cử và ban hành Hiến pháp.
b. Củng cố và mở rộng Mặt trận Việt Minh.
c. Xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang nhân dân.
d. a, b và c.
Câu 23: Tính chất của nền văn hoá mới được xác định sau Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 là:
a. Tính dân tộc.
b. Tính khoa học.
c. Tính đại chúng
d. a, b và c.
Câu 24: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội
thông qua vào tháng, năm nào?
a. Tháng 3/1946.
b. Tháng 6/1946.
c. Tháng 8/1946.
d. Tháng 11/1946.

You might also like