You are on page 1of 5

LỊCH SỬ CÔ HƯƠNG x CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2023

| BÀI TEST SỐ 6 - CHUYÊN ĐỀ 6 |

Câu 1: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách
mạng Đông Dương là gì?
A. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.
B. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
D. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 8/1941?
A. Tạm gác cách mạng ruộng đất.
B. Kẻ thù của cách mạng là Pháp-Nhật.
C. Nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
D. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 3: Sự kiện nào tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương trong giai
đoạn 1939 - 1945?
A. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập.
B. Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển mạnh
Câu 4: Năm 1942, tỉnh nào được xem là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc?
A. Lạng Sơn B. Bắc Cạn C. Cao Bằng D. Thái Nguyên
Câu 5: Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, khẩu hiệu nào đã trở
thành hiện thực?
A. “Ruộng đất về tay dân cày”. B. “Chủ nghĩa xã hội”.
C. “Người cày có ruộng”. D. “Độc lập dân tộc”.
Câu 6: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã chủ
trương đặt quyền lợi của giai cấp
A. lên trên quyền lợi của quốc gia dân tộc.
B. gắn bó chặt chẽ với quyền lợi của dân tộc.
C. song song với quyền lợi của quốc gia dân tộc.
D. dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia dân tộc.
Câu 7: Nội dung nào không phải là kết quả của Cao trào kháng Nhật cứu nước (3 - 8/1945)
ở Việt Nam?
A. Lực lượng cách mạng được tăng cường.
B. Trận địa cách mạng ngày càng được mở rộng.
C. Điều kiện khách quan đã chín muồi.
D. Quần chúng sẵn sàng tiến lên Tổng khởi nghĩa.
Câu 8: Lực lượng giữ vai trò quan trọng trong Cao trào kháng Nhật cứu nước (3 - 8/1945) ở
nông thôn và thành thị là
A. bộ đội địa phương. B. dân quân tự vệ.
C. quần chúng cách mạng. D. bộ đội chủ lực.
Câu 9: Trong giai đoạn 1939 - 1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?
A. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam. B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. An Nam Cộng sản đảng. D. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.
Câu 10: Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Cách mạng Đông Dương thời kỳ 1939 - 1945 là gì?
A. Chống phát xít. B. Chống phong kiến.
C. Giải phóng dân tộc. D. Chống đế quốc, phong kiến.
Câu 11: Nhận xét nào không đúng về Cao trào kháng Nhật cứu nước (3 - 8/1945) ở
Việt Nam?
A. Giành chính quyền bộ phận ở nhiều vùng nông thôn.
B. Diễn ra trong bối cảnh phát xít Nhật đã bị đánh bại.
C. Tạo điều kiện chủ quan cho một cuộc tổng khởi nghĩa.
D. Thời kỳ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ
Câu 12: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) của Đảng
Cộng sản Đông Dương đã
A. thay đổi phương pháp đấu tranh cho phù hợp với tình hình.
B. thương lượng với Nhật để thành lập Chính phủ Cộng hòa.
C. phát động nhân dân cả nước tiến hành tổng khởi nghĩa.
D. xác định lại kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
Câu 13: Khi quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp
có thái độ và hành động nào?
A. Kiên quyết đấu tranh chống quân Nhật.
B. Phối hợp cúng nhân dân ta đấu tranh chống Nhật.
C. Vừa chống Nhật, vừa bắt tay với chúng để đàn áp nhân dân Đông Dương.
D. Nhanh chóng đầu hàng, cấu kết với Nhật cùng thống trị và bóc lột nhân dân.
Câu 14: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
(5/1941) đều xác định
A. trong lực lượng cách mạng có tư sản dân tộc.
B. đối tượng của cách mạng là đế quốc - phát xít.
C. Kẻ thù của nhân dân là triều đình phong kiến.
D. phương pháp cách mạng là khởi nghĩa vũ trang.
Câu 15: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu là gì?
A. Phá hoại nền nông nghiệp nước ta. B. Phát triển cây công nghiệp.
C. Lấy nguyên liệu phục vụ cho chiến tranh. D. Nhu cầu thị trường cao.
Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền?
A. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930.
B. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 thắng lợi.
C. Chính quyền Xô Viết được thành lập.
D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 ở
Việt Nam?
A. Là thắng lợi vĩ đại, giành độc lập từ Pháp – Nhật.
B. Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc.
C. Mở đầu kỉ nguyên độc lập, tự do.
D. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên.
Câu 18: "Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang tột
độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi đã đến” (SGK Lịch sử 12 trang 115). Điều kiện
khách quan thuận lợi được đề cập trong đoạn trích là
A. các lực lượng vũ trang đã vào vị trí.
B. quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh.
C. kẻ thù của chúng ta đã suy yếu.
D. sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng minh.
Câu 19: Nội dung nào không phải là đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở
Việt Nam?
A. Sử dụng kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
B. Diễn ra nhanh chóng ít đổ máu, thắng lợi tương đối trọn vẹn.
C. Kết hợp nổi dậy của quần chúng với tổng tiến công vũ trang.
D. Quá trình chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
Câu 20: Nội dung nào của Bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
được các đảng bộ địa phương vận dụng sáng tạo khi Nhật đầu hàng đồng minh vô điều
kiện?
A. Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
B. Cuộc đảo chính tạo thuận lợi cho cách mạng nhưng thời cơ chưa chín muồi.
C. Tiến hành vũ trang du kích, sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
D. Cuộc đảo chính tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương.
Câu 21: Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn chấm dứt sau sự kiện gì?
A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
C. Thành lập ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
D. Giành được chính quyền ở Huế.
Câu 22: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3-1945) và Hội nghị toàn quốc của Đảng
(8-1945) đều
A. xác định thời cơ khởi nghĩa ở nước ta đã chín muồi.
B. nêu cao khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp – Nhật.
C. chú trọng nhiệm vụ đánh đổ phát xít Nhật xâm lược.
D. phát động cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Câu 23: So với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng
10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 -1941
có điểm mới nào?
A. xác định nhiệm vụ trung tâm của dân tộc ta là chuẩn bị khởi nghĩa.
B. khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi.
C. xác định đế quốc xâm lược là đối tượng của cách mạng.
D. coi trọng việc đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
Câu 24: Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của Tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Lực lượng xung kích trong tổng khởi nghĩa.
B. Lực lượng quyết định thắng lợi của tổng khởi nghĩa.
C. Lực lượng nòng cốt trong tổng khởi nghĩa.
D. Lực lượng duy nhất tham gia tổng khởi nghĩa.
Câu 25: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hình thức và phương pháp đấu tranh của
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Một cuộc cách mạng hòa bình có sự kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
B. Lấy nông thôn bao vây thành thị, khởi nghĩa ở các đô thị lớn đóng vai trò quyết định
thắng lợi.
C. Là cuộc cách mạng bạo lực trong đó khởi nghĩa vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ.
D. Nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị, khởi nghĩa ở nông thôn đóng vai trò quyết định
thắng lợi.
Câu 26: Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền năm 1945 ở Việt Nam?
A. Lực lượng toàn dân tộc, được tổ chức, giác ngộ và rèn luyện qua đấu tranh.
B. Lực lượng cơ bản, có vai trò xung kích trong đấu tranh giành chính quyền.
C. Lực lượng nòng cốt, hỗ trợ lực lượng vũ trang đấu tranh giành chính quyền.
D. Lực lượng được xây dựng và phát triển ở thành thị, có vai trò quyết định nhất.
Câu 27: Nhận xét nào đúng về lực lượng vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Giữ vai trò quyết định đến thắng lợi của cách mạng.
B. Là lực lượng xung phong, lãnh đạo lực lượng chính trị.
C. Xây dựng và phát triển cơ sở rộng khắp trong cả nước.
D. Hạn chế về số lượng và vũ khí nhưng hoạt động tích cực.
Câu 28: Nhận xét nào là đúng khi khẳng định: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
không mang tính dân chủ điển hình?
A. Chưa thiết lập được quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.
B. Nhân dân chưa được tham gia vào bộ máy chính quyền.
C. Nhân dân chưa được hưởng các quyền tự do dân chủ.
D. Chưa xóa bỏ được chế độ quân chủ chuyên chế tay sai.
Câu 29: Nội dung nào là điểm khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1939 - 1945 so với
phong trào cách mạng 1936 - 1939?
A. Thực dân Pháp nới lỏng một số chính sách cai trị ở Đông Dương.
B. Chính quyền thuộc địa phải thi hành chính sách tiến bộ cho nhân dân.
C. Đảng có chính sách phân hóa kẻ thù, tập trung vào kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Quy mô rộng lớn, kết hợp phong trào đấu tranh ở nông thôn với thành thị.
Câu 30: Trong giai đoạn 1939 - 1945, chủ trương đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm
gác khẩu “cách mạng ruộng đất” của Đảng Cộng sản Đông Dương có ý nghĩa như thế nào
đối với lịch sử dân tộc?
A. Đáp ứng được nguyện vọng số một của tất cả các tầng lớp trong xã hội.
B. Giải quyết được mâu thuẫn giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam.
C. Huy động lực lượng đông đảo của dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập.
D. Đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới.

You might also like