You are on page 1of 4

Cách mạng tháng Tám (1939-1945) Nguyễn Thị Thu Hiền

Câu 1. Mục đích của quân Nhật và tay sai ra sức tuyên truyền về “thuyết Đại Đông Á” là
A. dọn đường hất cẳng Pháp sau này.
B. vơ vét về kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.
C. khẳng định sức mạnh quân sự của Nhật
D. quốc gia “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam.
Câu 2. Thủ đoạn chính trị của phát xít Nhật khi xâm lược Đông Dương là
A. coi Đông Dương nằm trong khối liên hiệp Nhật.
B. bắt tay với Pháp cai trị nhân dân Đông Dương.
C. tuyên truyền về văn minh, sức mạnh của Nhật với “thuyết Đại Đông Á”.
D. dùng thủ đoạn lừa bịp để nhân dân ta tưởng chúng là “bạn” chứ không phải là “thù”.
Câu 3. Nội dung nào không phải là chính sách của phát xít Nhật ở Đông Dương trong những
năm 1939-1945.
A. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
B. Buộc Pháp cho sử dụng các sân bay, phương tiện chiến tranh.
C. Bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, thầu dầu.
D. Một số công ti đầu tư khai thác các mỏ khoáng sản phục vụ cho nhu cầu quân sự.
Câu 4. Tháng 11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập ở đâu?
A. Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc). B. Pác Bó (Cao Bằng).
C. Thượng Hải (Trung Quốc). D. Bà Điểm (Hóc Môn- Gia Định).
Câu 5. Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt được xác định ở Hội nghị BCHTƯ (11-1939) là
A. chống đế quốc và phong kiến.
B. chống đế quốc và tay sai.
C. chống đế quốc phát xít Pháp- Nhật.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu 6. Ý nào sau đây không có trong nội dung của Hội nghị BCHTƯ (11-1939).
A. đánh đổ đế quốc và tay sai giải phóng các dân tộc Đông Dương.
B. chuyển từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức.
D. thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 7. Vai trò chủ yếu của Hội nghị BCHTƯ (11-1939) đối với thắng lợi Cách mạng tháng
Tám năm 1945?
A. chuyển hướng quan trọng- đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. hoàn chỉnh chủ trương chỉ đạo cách mạng của Đảng.
C. bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930).
D. hoàn thiện phương pháp khởi nghĩa vũ trang.
Câu 8. Hội nghị BCHTƯ (11-1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến
lược cách mạng vì
A. giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật.
C. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
D. đấu tranh công khai và hợp pháp.
Câu 9.Vấn đề chủ yếu được xác định trong Hội nghị BCHTƯ (11-1939) là
A. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
B. thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. chuyển từ đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
D. đánh đổ đế quốc và tay sai làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Câu 10. Điểm mới của Hội nghị BCHTƯ lần 8 (5-1941) so với Hội nghị tháng (11-1939) là

Bài tập tự chọn_LS 12 1


Cách mạng tháng Tám (1939-1945) Nguyễn Thị Thu Hiền
A. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
B. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.
C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
Câu 11.Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị BCHTƯ lần 8 (5-1941) so với Hội nghị
tháng (11-1939) là
A. chống đế quốc và tay sai làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, chủ trương thành lập
mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. khẳng định nhiệm vụ, chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc và giải quyết
vấn đề này trong khuổn khổ từng nước Đông Dương….thành lập mặt trận Việt Minh.
C.chống đế quốc và phong kiến tay sai làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, chủ trương
thành lập mặt trận Phản đế Đông Dương.
D. đánh đổ đế quốc Pháp- Nhật làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và thành lập Mặt trận
Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 12. Ý nào không phù hợp khi đánh giá về sự hoàn chỉnh của Hội nghị BCHTƯ lần 8 (5-
1941)?
A. bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930).
B. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
D. hoàn thiện phương pháp khởi nghĩa vũ trang.
Câu 13. Nội dung nào sau đây được xác định là mục tiêu số một của cách mạng Việt Nam đề
ra trong Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)?
A. Cách mạng ruộng đất. B. Thành lập chính phủ nhân dân.
C. Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền. D. Độc lập dân tộc.
Câu 14. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên ở nước ta được thành lập trong giai đoạn 1939-1945 là
A. Cao Bằng. B. Khu giải phóng Việt Bắc.
C. Cao- Bắc- Lạng. D. Bắc Sơn - Võ Nhai.
Câu 15. Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương (9-1940), thực dân Pháp đã có hành động gì?
A. Bắt tay câu kết với Nhật để cùng thống trị nhân dân ta.
B. Phát lệnh tổng động viên chống Nhật.
C. Phối hợp với quân Đồng minh chiến đấu chống Nhật.
D. Hợp tác với Đảng Cộng sản Đông Dương phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước”.
Câu 16. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, tháng 12/1944, lực lượng vũ trang được thành lập có
tên gọi là gì?
A. Trung đội Cứu quốc quân số III. B. Đội du kích Bắc Sơn.
C. Việt Nam giải phóng quân. D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 17. Sau khi về nước năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa
cách mạng.
A. Bắc Sơn- Võ Nhai. B. Tân Trào (Tuyên Quang).
C. Thái Nguyên. D. Cao Bằng.
Câu 18. Tên gọi “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” có nghĩa là
A. chỉ coi trọng hoạt động chính trị. B. chỉ chú trọng hoạt động quân sự.
C. chính trị quan trọng hơn quân sự. D. quân sự quan trọng hơn chính trị.
Câu 19. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939
đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu?
A. Chống phản động thuộc địa. B. Chống đế quốc và tay sai.
C. Chống đế quốc Pháp-Nhật. D. Chống quân phiệt Nhật.

Bài tập tự chọn_LS 12 2


Cách mạng tháng Tám (1939-1945) Nguyễn Thị Thu Hiền
Câu 20: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là
A. phát xít Nhật. B. đế quốc Pháp.
C. đế quốc Pháp và tay sai. D. đế quốc Pháp - Nhật.
Câu 21: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, vì đây là
nơi có
A. lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh. B. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng.
C. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng. D. các tổ chức cứu quốc đã được thành lập.
Câu 22: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng
5 - 1941) chủ trương hoàn thành cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Cách mạng tư sản dân quyền.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 23: Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách
mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.
B. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.
C. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
D. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.
Câu 24: Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 -
1941 so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là chủ
trương
A. thành lập chính quyền nhà nước của toàn dân tộc.
B. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng.
C. hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
D. thành lập hình thức chính quyền công nông binh.
Câu 25: Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu
tố quan trọng nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây
dựng căn cứ địa vào năm 1941?
A. Mọi người đều tham gia Việt Minh. B. Có lực lượng du kích phát triển sớm.
C. Sớm hình thành các Hội Cứu quốc. D. Có phong trào quần chúng tốt từ trước.
Câu 25: Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về
A. việc giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nông dân.
B. việc xác định hình thức chính quyền cách mạng.
C. chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc.
D. chủ trương giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết.
Câu 27: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945),
một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng
tham gia
A. các Ủy ban hành động. B. Mặt trận Việt Minh. C. các Hội Phản đế. D. Hội Liên Việt.
Câu 28: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 -
1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương nhằm
A. thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
B. giải quyết triệt để vấn đề dân tộc dân chủ.
C. chống âm mưu lập Liên bang Đông Dương của Pháp.
D. kết hợp giải quyết vấn đề dân chủ ở mỗi nước.
Câu 29: Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, vào năm 1943, Đảng
Cộng sản Đông Dương đã

Bài tập tự chọn_LS 12 3


Cách mạng tháng Tám (1939-1945) Nguyễn Thị Thu Hiền
A. thành lập Hội Phản đế Đồng minh. B. thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
C. đề ra Đề cương Văn hóa Việt Nam. D. đề ra Chương trình hành động của Việt Minh.
Câu 30: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương là để
A. phát huy cao độ tinh thần dân tộc của mỗi nước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. thực hiện sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản về phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa .
C. thành lập cho riêng dân tộc Việt Nam một hình thức mặt trận dân tộc thống nhất.
D. hoàn chỉnh chủ trương đấu tranh được đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11-1939.
Câu 31. Các Hội Cứu quốc của mặt trận Việt Minh được bắt đầu xây dựng từ
A. miền núi. B. miền xuôi.
C. đồng bằng, trung du. D. trung du, miền núi.
Câu 32: Điểm mới của nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 8 (5 - 1941) so với
các hội nghị trước là
A. kết hợp đấu tranh chính trị với chiến tranh du kích.
B. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
D. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
Câu 33: Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về
A. việc giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nông dân.
B. chủ trương giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết.
C. chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc.
D. việc xác định hình thức chính quyền cách mạng.
Câu 34: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được Đảng xác định trong những năm
1939 - 1941 là
A. lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
B. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
C. đánh đổ các giai cấp bóc lột, giành quyền tự do dân chủ.
D. đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.
Câu 35: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5 - 1941) đã xác định
hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
Câu 36: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 - 1939) thay khẩu hiệu lập chính
quyền Xô viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa để
A. tập trung lực lượng giải quyết nhiệm vụ dân chủ.
B. tập hợp quần chúng đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
C. tập trung lực lượng giải quyết nhiệm vụ chống phát xít và chiến tranh đế quốc.
D. tập hợp quần chúng giải quyết nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
Câu 37: Nội dung thể hiện sự sáng tạo của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941)?
A. Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
B. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
C. Chọn Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng.
D. Xác định phương pháp là đấu tranh vũ trang.

Bài tập tự chọn_LS 12 4

You might also like