You are on page 1of 3

Lịch sử 9

PHẦN I.TRẮC NGHIỆM :


Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau.
Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu sự chuyển biến về nhận thức và tư tưởng của Nguyễn Ái
Quốc trong giai đoạn 1919-1925?
A Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
B. Dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp tại Tua tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
C. Sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa để đoàn kết các lực lượng cách mạng.
D.Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lấy Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
Câu 2: Điểm khác biệt cơ bản của phong trào công nhân giai đoạn 1926-1927 với 1919-
1925 là
A. Bước đầu đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
B. Các cuộc đấu tranh lẻ tẻ,tự phát chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế.
C. Đấu tranh lẻ tẻ tự phát nhưng đã cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển..
D.Các cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị, bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.
Câu 3: Sự kiện nào diễn ra vào tháng 5-1929?
A. Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập.
B. Tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập.
C. Tân Việt cách mạng chính thức ra đời.
D. An Nam cộng sản Đảng được thành lập.
Câu 4: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Đảng Việt Nam diễn ra tại
A. Hà Nội. B. Quảng Châu C. Hương Cảng. D.
Ma Cao
Câu 5: Người soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
A . Trường Chinh B. Trần Phú.
C. Phạm Văn Đồng. D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 6: Điểm giống nhau cơ bản của hai cao trào 1930-1931 và 1936-1939 là
A. Đều do Đảng lãnh đạo.
B. Đều sử dụng hình thức đấu tranh mít tinh, biểu tình.
C. Đều thu hút được đông đảo quần chúng tham gia.
D. Đều diễn ra trên địa bàn rộng lớn.
Câu 7 : Nội dung nào sau đây không nằm trong nhiệm vụ mới của Đảng dề ra trong thời kì
1936- 1939
A. Tự do- Cơm áo -hòa bình.
B. Tạm gác khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc” và “ Người cày có ruộng”.
C. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. Hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp , nửa hợp pháp.
Câu 8: Đại hội lần thứ VII (7-1935) của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù chung của
nhân dân thế giới là
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. chủ nghĩa khủng bố.
C.chủ nghĩa phát xít. D.chủ nghĩa quân phiệt
Câu 9:Nguyên nhân thực dân Pháp và phát xít Nhật câu kết với nhau ở Đông Dương là.
A.Thực dân Pháp không đủ sức chống Nhật buộc phải chấp nhận yêu sách của chúng.
B. Đông Dương giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng cần được chia sẻ quyền lợi.
C. Pháp và Nhật đều là nước tư bản chủ nghĩa, đều là đồng minh của nhau.
D.Nhật và Pháp đều có mục đích chống lại cách mạng Đông Dương nên hợp sức.
Câu 10: Chủ trương quan trọng nhất mà Hội nghị Trung ương lần thứ 8 Ban chấp hành
TW Đảng (10->19-5-1941) đã đề ra cho cách mạng Đông Dương là.
A. Đoàn kết với nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít.
B. Giành chính quyền và ruộng đất về tay nhân dân Đông Dương.
C. Giải phóng các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trị của Pháp- Nhật.
D. Giải phóng các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Câu 11: Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù
chính của cách mạng nước ta là
A. Pháp – Nhật. C. Phát xít Nhật và tay sai.
B. Phát xít Nhật D. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Câu 12: Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của
A. Võ Nguyên B.Trần Phú C:Hồ Chí Minh D. Phạm Văn
Đồng
Câu 13: Sự kiện quan trọng diễn ra vào ngày 2/9/1945
A. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
B. Bác Hồ đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
C. Hội nghị quân sự bắc Kì họp
D. Ra bản chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau hành động là của chúng ta”
Câu 14: Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định trước đồng bào nước Việt Nam đã giành được độc lập.
B. Khẳng định nước Việt Nam đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
C. Khẳng định nước Việt Nam đã thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật.
D. Khẳng định trước quốc dân và thế giới nước Việt Nam đã giành được độc lập.
Câu 15: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là
A. Cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù B. Nhà nước cách mạng chưa
củng cố.
C. Ngân sách trống rỗng. D. Nền kinh tế bị tàn phá nặng
nề
PHẦN II:TỰ LUẬN
Câu 1:Vì sao nói: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam đứng trước tình thế "ngàn cân
treo sợi tóc" ?
Câu 2 :Trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 ?

Câu 1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam đứng trước tình thế
"ngàn cân treo sợi tóc" vì
a. Khó khăn.
- Quân đội đồng minh vào nước ta: miền Bắc 20 vạn quân Tưởng, miền Nam quân Anh -> mở
đường cho quân Pháp quay trở lại.
- Sản xuất đình đốn.
- Tài chính trống rỗng.
- Nạn dốt, mù chữ tồn tại nhiều: 90% dân số.
b. Thuận lợi.
- Nhân dân lao động đã giành được quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền
CM.
- Trên TG: LXô và các lực lượngdân chủ đã thắng Chủ nghĩa phát xít, và phong trào giải
phóng dân tộc được nâng cao.
=> Tình hình vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 2. a. Ý nghĩa:
* Ý nghĩa trong nước:
- Đánh đuổi được bọn đế quốc phát xít, giải phóng dân tộc, lật đổ ngai vàng pk và lập lên
nước VN dân chủ cộng hòa . Đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập, đưa
dân ta từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ đát nước nhà, mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ
nguyên độc lập tự do
* ý nghĩa quốc tế:
- Hòa chung vào phong trào giải phóng dân tộc thế giới
- Cổ vũ cho lớn lao đối với nhân dân các nước thuộc địa
-Góp phần củng cố hòa bình cho khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung
b. Nguyên nhân thắng lợi
- Truyền thống yêu nước Của dân tộc khi có ĐCS Đông Dương và Mặt Trân Việt Minh phất
cao ngọn cờ và được mọi người hưởng ứng
-Có khối liên minh công nông vững chắc , tập hợp được mọi lực lượng yêu nướctrong
mặt trận thống nhất rộng rãi
-Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng Minh đánh bại Phát xít Đức –
Nhật

You might also like