You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 9 GIỮA KỲ II, 2024

PHẦN TRẮC NGHIỆM( 3Đ-12 CÂU)


Câu 1. Người thống nhất 3 tổ chức Cộng sản Việt Nam năm 1930 là:
A. Nguyễn Văn Cừ.
B. Trần Phú.
C. Nguyễn Ái Quốc.
D. Nguyễn Thái Học.
Câu 2. Con đường cứu nước đúng đắn nào sau đây mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy cho dân
tộc Việt Nam là con đường cách mạng?
A. Bạo lực.
B. Tư sản.
C. Vô sản.
D. Giải phóng dân tộc.
Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tờ báo
A. Nhành lúa. B.Thanh niên.
C. Người cùng khổ. D. Tiếng dân.
Câu 4. Đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc xuất bản
A. Đường Kách mệnh. B. Báo Thanh niên.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Con rồng tre.
Câu 5. Tổ chức tiền thân của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là
A. Tâm tâm xã. B. Đông Dương cộng sản Đảng.
C. Việt Nam quốc dân Đảng. D. An Nam cộng sản Đảng.
Câu 6. Nguyên tắc, tư tưởng được Việt Nam Quốc dân Đảng nêu ra năm 1929 là
A. Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. B. Hòa bình- Đoàn kết- Tự do.
C. Tự do- Bình Đẳng- Bác ái. D. Tự do- Chủ quyền- Độc lập.
Câu 7. Sự kiện quốc tế nào có tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước cách mạng Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918).
B. Quốc tế Cộng sản thành lập (1919).
C. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập (1921).
Câu 8. Chính sách khai thác tiêu biểu của Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch.
C. Tước đoạt ruộng đất của nông dân.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
Câu 9. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An
Nam đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền
A. tự do. B. độc lập. C. chủ quyền. D. thống
nhất.
Câu 10. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong
những năm 1923-1924?
A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
1
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 11. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất điển hình là
A. XHCN. B. giải phóng dân tộc. C. dân chủ nhân dân. D. dân chủ tư sản.
Câu 12. Một trong những bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận
dụng trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam là
A. xây dựng khối liên minh công – nông.
B. chủ động nắm bắt tình hình thế giới và trong nước.
C. phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù để tập trung đấu tranh.
D. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 13. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối
và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì
A. kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
C. cách mạng đã có tổ chức Đảng lãnh đạo, đường lối đúng đắn, thống nhất.
D. chấm dứt được tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 14. Đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách
mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa của sự kiện lịch sử thành lập
A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
B. An nam Cộng sản Đảng.
C. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
D. Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 15. Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì đã
A. làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.
B. khẳng định quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn cả nước.
C. thành lập được chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
D. đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai trên cả nước.
Câu 16. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố:
A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác – lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và Phong trào yêu nước.
D. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 17. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Đông Dương được đánh giá là
A. cuộc tập dượt trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945.
B. cuộc tập dượt lần thứ hai cho Cách mạng tháng Tám 1945.
C. tích lũy bài học đấu tranh vũ trang cho Cách mạng tháng Tám 1945.
D. tập hợp lực lượng dân tộc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 18. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên tại:
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
B. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
C. Khởi nghĩa Nam Kỳ.
D. Binh biến Đô Lương.
Câu 19. Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là
2
A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 20. Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Đội du kích Bắc Sơn. B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. Quân đội quốc gia Việt Nam. D. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân.
Câu 21. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là
A. Bắc Kạn. B. Bắc Sơn - Võ Nhai.
C. Thái Nguyên. D. Tuyên Quang.
Câu 22. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (tháng 12-1944) theo chỉ
thị của
A. Hồ Chí Minh. B. Võ Nguyên Giáp.
C. Phạm Văn Đồng. D. Văn Tiến Dũng.
Câu 23. Sau khi về nước (năm 1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì hội nghị
nào?
A. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
B. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì.
Câu 24. Ngày 22 - 12 - 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập
với tên gọi là
A. Đội du kích Bắc Sơn.
B. Việt Nam giải phóng quân.
C. Trung đội Cứu quốc quân III.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 25. Sau khi về nước năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa
cách mạng?
A. Tuyên Quang. B. Thái Nguyên. C. Cao Bằng. D. Lạng Sơn.
Câu 26. Trong Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/3/1945) đã nhận định kẻ thù
chính của nhân dân Đông Dương là
A. đế quốc Pháp - Nhật. B. thực dân Pháp. C. đế quốc Mĩ. D. phát xít
Nhật.
Câu 27. Sau khi về nước năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào đề xây dựng căn cứ địa
cách mạng?
A. Tuyên Quang. B. Thái Nguyên. C. Cao Bằng. D. Lạng
Sơn.
Câu 28. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941) đã chủ trương
thành lập ở Việt Nam
A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
3
Câu 29. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941) đã xác định kẻ thù của nhân
dân Việt Nam là
A. thực dân Anh và tay sai. B. đế quốc Nhật và tay sai.
C. đế quốc Pháp – Nhật. D. thực dân Pháp và tay sai.
Câu 30. Sau hội nghị nào của Đảng, công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
được tiến hành gấp rút?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11/1939).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941).
C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (tháng 2/1943).
D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (tháng 3/1945).
Câu 31. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì (được thành lập năm 1945) có nhiệm vụ cơ bản là
A. xúc tiến việc thành lập Việt Nam giải phóng quân.
C. thống nhất và chỉ huy lực lượng vũ trang toàn quốc.
B. chuẩn bị những điều kiện thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
D. chỉ huy các chiến khu ở Bắc Kì và giúp đỡ toàn quốc về quân sự.
Câu 32. Địa danh nào được chọn là thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc
A. Tân Trào (Tuyên Quang). B. Định Hoá (Thái Nguyên).
C. Bắc Sơn (Lạng Sơn). D. Pác Bó (Cao Bằng).
Câu 33. Để xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền, Đảng đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia
A. Mặt trận phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 34. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945) đã quyết định vấn đề gì?
A. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
B. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Thống nhất các lực lượng vũ trang.
D. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
Câu 35. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có
A. Hội cứu quốc. B. Cứu quốc quân.
C. Hội phụ nữ cứu quốc. D. Hội Thanh niên cứu quốc.
Câu 36. Tổ chức chính trị nào là thành viên của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh?
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Đảng Dân chủ Việt Nam.
C. Đảng Thanh niên. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 37. Hình thức mặt trận nào được thành lập theo quyết định của Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11/1939)?
A. Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
Câu 38. Xác định hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa được
đề ra trong
A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (tháng 3/1945).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11/1939).
C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (tháng 2/1943).
4
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941).
Câu 39. Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương
họp ở Tân Trào đã
A. thành lập ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
B. tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng.
C. chính thức phát lệnh Tồng khởi nghĩa trong cả nước.
D. thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
Câu 40. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định cuộc
khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta theo hình thái
A. chuyển giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
B. đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
C. từ khởi nghĩa vũ trang đến chiến tranh cách mạng.
D. dùng bạo lực chính trị của quần chúng để đánh bại kẻ thù.
Câu 41. Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3- 1945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng
quyết định
A. phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
B. phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
C. đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
D. thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
Câu 42. Việt Nam Giải phóng quân được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức nào?
A. Cứu quốc quân với du kích Ba Tơ.
B. Các Trung đội cứu quốc quân I, II, III.
C. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân.
D. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với đội tự vệ Cao Bằng.
Câu 43. “Pháp chạy Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng
xích của thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập...”. Nội dung trên
được trích trong
A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.
B. báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
C. Tuyên ngôn độc lập.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 44. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do,
độc lập...”. Nội dung trên được trích trong
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
Câu 45. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công trong cả nước, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã
A. soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
B. soạn thảo Cương lĩnh chính trị của Đảng.
C. thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
D. gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc – xai.

5
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1 : Hãy nêu thời gian, nội dung, ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng? Tại sao nói Đảng cộng
Sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam?
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hội nghị bắt đầu
họp từ ngày 06/01/1930 tại Hương Cảng – TQ.
- Nội dung Hội nghị:
+ Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng
sản Việt Nam.
+ Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc
khởi thảo.
+ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng.
* Ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng:
- Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng cộng sản Viêt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách
mạng việt Nam.
- Hội nghị Thành lập Đảng còn là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam. Là
bước ngoặt vĩ đại của giai cấp công nhân, chấm dứt thời kì khủng hoảng về g.cấp lãnh đạo.
*Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam:
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc.
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và
cách mạng Việt Nam, từ đây cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp
công nhân.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước nhảy vọt của
cách mạng sau này.
Câu 2 : Nguyên nhân thành công cách mạng tháng 8? Nguyên nhân nào quyết định thắng lợi cách
mạng tháng 8? Vì sao?
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Dân tộc VN vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc...
+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta với đường lối chính trị quân sự đúng đắn...
+ Xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước
trong 1 mặt trận thống nhất rộng rãi, ...
- Nguyên nhân khách quan:
+ Cách mạng tháng Tám thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu một phần nhờ điều kiện quốc tế
thuận lợi....
+ Lợi dụng thời cơ "ngàn năm có một" ..
* Nguyên nhân quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là nguyên nhân chủ quan
*Vì:
- Nếu Đảng cộng sản Đông Dương vã lãnh tụ HCM không sáng suốt nhận định đúng thời cơ thì
cách mạng sẽ không giành thắng lợi được.

6
- Mặt khác nếu nhân dân ta không đoàn kết và sẵn sàng chiến đấu thì cách mạng cũng sẽ khó mà
thành công.
Câu 3 : Dựa vào kiến thức đã học ở giai đoạn lịch sử Việt Nam 1939 – 1945 dưới thời cai trị
của phát xít Nhật và thực dân Pháp em hãy cho 1 ví dụ về chủ trương hoặc khẩu hiệu chống
Pháp và phát xít Nhật của Đảng ta.
Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố : CN Mác – Lê nin ; PTCN và PT yêu nước
- Là bước ngoặt vĩ đại của CMVN
- Khẳng định g/c CN trưởng thành đủ sức lãnh đạo CM
- Chấm dút thời kỳ khủng hoảng lãnh đạo CMVN
- Từ đây g/c CNVN nắm độc quyền CM
- CMVN một bộ phận khăng khít của CMTG
- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu quyết định bước phát triển nhảy vọt về sau của CMVN

You might also like