You are on page 1of 21

CÂU HỎI: LSĐCSVN :

Chương 1:
Câu 1 : Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng được ra đời
từ tổ chức tiền thân nào?
A. Tân Việt Cách mạng Đảng
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên
C. Việt Nam Cách mạng Đồng Chí Hội
D. Cả A và B đều đúng
Câu 2: Đại biểu các tổ chức cộng sản nào đã tham dự Hội nghị thành lập
Đảng đầu năm 1930?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng
sản Liên Đoàn
B. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
D. An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
Câu 3: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua mấy văn
kiện?
A. 3 Văn kiện B. 4 Văn kiện
C. 5 Văn kiện D. 6 Văn kiện
Câu 4: Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858), xã hội Việt Nam có
những giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ phong kiến và nông dân
B. Địa chủ phong kiến và công nhân
C. Công nhân và nông dân
D. Nông dân và tri thức
Câu 5: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì về văn hoá xã hội để cai trị
nước ta?
A. Ngu dân B. Bế quan toả cảng
C. Đốt sách chôn Nho D. Chia để trị
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của Nguyễn Ái Quốc - từ người yêu nước trở thành người cộng sản?
A. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp
B. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin
C. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xây
D. Ra đi tìm đường cứu nước
Câu 7: Hoạt động nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa là sự chuẩn bị
về mặt tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Mở các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam
(từ năm 1925 -1927)
B. Chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (2/1930)
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925)
Câu 8: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 đã xác định giai cấp nào là
lực lượng lãnh đạo cách mạng?
A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp nông dân D. Giai cấp địa chủ
Câu 9: Tháng 3/1938, Đảng quyết định thành lập tổ chức nào để tập hợp rộng
rãi lực lượng đông đảo nhân dân chống phát-xít và tay sai phản động?
A. Mặt trận Liên Việt
B. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương
C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
Câu 10: Để làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945, chỉ thị “Nhật
– Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã đề ra chủ trương nào dưới
đây?
A. Phát động tổng khởi nghĩa
B. Phát động khởi nghĩa từng phần
C. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước
D. Phát động phong trào kháng chiến kiến quốc
Câu 11: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời vào thời gian nào?
A. 15/10/1930 B. 30/12/1940
C. 22/12/1944 D. 27/11/1954

Câu 12: Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (3/1945) đã
xác định kẻ thù cụ thể trước mắt, duy nhất của nhân dân Đông Dương là:
A. Quân Nhật B. Quân Pháp
C. Quân Đức D. Quân Tưởng
Câu 13: Đảng đã xác định thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông
Dương
B. Từ sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương đến trước khi quân Nhật đầu
hàng
Đồng minh
C. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương
D. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông
Dương
Câu 14: Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang)
đã quyết định thành lập tổ chức nào?
A. Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam
B. Mặt trận Việt Minh
C. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc
D. Mặt trận Nhân dân Đông Dương
Câu 15: Cách mạng giành chính quyền ở Hà Nội trong Cách mạng Tháng
Tám nổ ra vào thời gian nào?
A. 18/8/1945 B. 19/8/1945
C. 23/8/1945 D. 25/8/1945
Câu 16: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945 là:
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh báo chí
B. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao
C. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị
D. Kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh chính trị
Câu17: Hội ghị Trung ương 6 (11/1939) họp ở đâu?
A. Tân trào (Tuyên Quang) B. Đình Bảng (Bắc Ninh)
C. Bà Điểm (Gia Định) D. Thái Nguyên
Câu 18 : Từ khi ra đời đến nay Đảng ta có bao nhiêu cương lĩnh?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19 : Trong các nhà yêu nước tiêu biểu cho phong trào yêu nước cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX được kể sau đây, ai là người đại biểu cho xu hướng cải
cách?
A. Đề Thám B. Phan Bội Châu C. Hàm Nghi D. Phan Châu Trinh
Câu 20: Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng 5/1941 họp ở đâu? Do ai chủ trì ?
A. Cao Bằng- Nguyễn Ái Quốc   B. Cao Bằng- Trường Chinh 
C. Bắc Cạn- Trường Chinh  D. Tuyên Quang- Nguyễn Ái Quốc
Câu 21: Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương vào thời gian nào ?
A. 9/3/1944 B. 3/9/1944 C. 9/3/1945 D. 3/9/1945
Câu 22: Hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh trong giai đoạn 1936 –
1939 của Đảng Cộng sản Đông Dương là gì?
A. Công khai, hợp pháp B. Nửa công khai, nửa hợp pháp
C. Bí mật, bất hợp pháp D. Tất cả các hình thức trên
Câu 23: Việc đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập
trường, quan điểm giai cấp công nhân, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào
phong trào cách mạng Việt Nam là chủ trương của phong trào nào?
A. Chống sưu thuế B. Vô sản hóa C. Cần Vương D. Nông dân Yên
Thế
Câu 24: Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và
dân chủ được thể hiện trong văn kiện nào?
A. Văn kiện Hội nghị Trung ương tháng 03/1937
B. Tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936)
C. Tác phẩm Tự chỉ trích của Nguyễn Văn Cừ
D. Chương trình hành động của Đảng cộng sản Đông Dương
Câu 25: Mặt trận Việt Minh ra Tuyên ngôn về sự đời của Mặt trận vào thời
gian nào?
A. Tháng 10/1941 B. Tháng 6/1941 C. Tháng 5/1941 D. Tháng 11/1941
Câu 26: Văn kiện nào của Đảng nêu ra phương hướng chiến lược của cách
mạng Việt Nam là " tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
tới xã hội cộng sản"?
A. Chung quanh vấn đề chiến sách mới của Đảng (10/1936)
B. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18/11/1930)
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
D. Luận cương chính trị (10/1930)
Câu 27: Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào Cách mạng từ
ngày, tháng, năm nào?
A. 28 - 01-1940 B. 28 – 01 - 1942
C. 28 - 01-1943 D. 28 – 01 – 1941
Câu 28: Lần đầu tiên Đảng ta khẳng định quyền bình đẳng nam nữ, giáo
dục phổ thông trong:
A. Cương lĩnh chính trị 2/1930
B. Luận cương chính trị 10/1930
C. Chính cương của Đảng lao động Việt Nam 2/1951
D. Tuyên ngôn độc lập 9/1945
Câu 29: Trong những điểm sau đây nói về chính sách cai trị của thực dân
Pháp, điểm nào sai ?
A. Chia Việt Nam ra thành ba xứ để cai trị: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ
B. Chính sách khai thác thuộc địa
C. Thực hiện chính sách dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu trong nhân dân ta.
D. Thực hiện khẩu hiệu: tự do, bình đẳng, bác ái ở nước ta.
Câu 30: Trong những điểm sau đây nói về chính sách cai trị của thực dân
Pháp, điểm nào thuộc về chính sách cai trị về chính trị ?
A. Chia Việt Nam ra thành ba xứ để cai trị: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ
B. Chính sách khai thác thuộc địa
C. Thực hiện chính sách dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu trong nhân dân ta.
D. Thực hiện khẩu hiệu: tự do, bình đẳng, bác ái ở nước ta.
Câu 31: Trong những điểm sau đây nói về chính sách cai trị của thực dân
Pháp, điểm nào thuộc về chính sách kinh tế ?
A. Chia Việt Nam ra thành ba xứ để cai trị: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ
B. Chính sách khai thác thuộc địa
C. Thực hiện chính sách dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu trong nhân dân ta.
D. Thực hiện khẩu hiệu: tự do, bình đẳng, bác ái ở nước ta.
Câu 32: Trong những điểm sau đây nói về chính sách cai trị của thực dân
Pháp, điểm nào thuộc về chính sách văn hóa ?
A. Chia Việt Nam ra thành ba xứ để cai trị: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ
B. Chính sách khai thác thuộc địa
C. Thực hiện chính sách dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu trong nhân dân ta.
D. Thực hiện khẩu hiệu: tự do, bình đẳng, bác ái ở nước ta.
Câu 33: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào thời gian nào?
A. Năm 1937 B. Năm 1938
C. Năm 1939 D. Năm 1940
Câu 34: Ai là người viết tác phẩm “Tự chỉ trích” ?
A. Nguyễn Văn Cừ B. Lê Hồng Phong
C.Hà Huy Tập D. Phan Đăng Lưu
Câu 35: Mặt trận Việt Minh ra Tuyên ngôn về sự ra đời của Mặt trận vào
thời gian nào ?
A. Tháng 5/1941
B. Tháng 6/1941
C. Tháng 10/1941
D. Tháng 11/1941
Câu 36: Hội nghị nào dưới đây đã quyết định phát động toàn dân nổi dậy
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
B. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng
D. Hội nghị Tổng bộ Việt Minh
Câu 37: Mục tiêu cụ thể trước mắt của cao trào cách mạng giai đoạn 1936-
1939 là gì ?
A. Độc lập dân tộc
B. Các quyền dân chủ đơn sơ
C. Ruộng đất cho dân cày
D. Tất cả các mục tiêu trên

Chương 2:

Câu 1: Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ra đời khi nào? 
a. 9/3/1945  b. 12/3/1945   c. 9/3/1946  d. 12/3/1946 

Câu 2: Những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam sau cách mạng tháng Tám -
1945: 
a. Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá 
b. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành 
c. Hơn 95% dân số không biết chữ 
d. Cả a, b, c 
Câu 3: Kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam ngay sau Cách mạng 8- 1945? 
a. Thực dân Pháp xâm lược

b. Tưởng Giới Thạch và tay sai 


c. Thực dân Anh xâm lược 

d. Giặc đói và giặc dốt 

Câu 4: Sau ngày tuyên bố độc lập Chính phủ lâm thời đã xác định các nhiệm vụ
cấp bách cần giải quyết: 
a. Chống ngoại xâm 
b. Chống ngoại xâm và nội phản 
c. Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm 
d. Cả a, b, c 

Câu 5: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc ra đời ngày, tháng, năm nào? 
a. 25/11/1945  

b. 26/11/1945 

c. 25/11/1946 

d. 26/11/1946 

Câu 6: Kỳ họp Quốc hội thứ nhất thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà khi nào? 
a. 3/2/1946  b. 2/3/1946   c. 3/4/1946  d. 3/3/1945 
Câu 7: Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở đâu? 
a. Pari  b. Trùng Khánh   c. Hương Cảng  d. Ma Cao 
Câu 8: Hiệp định sơ bộ được Hồ Chí Minh ký với G. Xanhtơny vào thời gian nào? 
a. 6/3/1946   b. 3/6/1946  c. 14/9/1946  d. 19/12/1946

Câu 9: Tác giả tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là ai? 
a. Hồ Chí Minh  b. Lê Duẩn  c. Trường Chinh   d. Phạm Văn Đồng 
Câu 10: Chiến thắng nào đã căn bản đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh
của thực dân Pháp? 
a. Việt Bắc   b. Trung Du  c. Biên Giới  d. Hà Nam Ninh 
Câu 11: Việt Nam đã bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và
một số nước khác vào thời điểm nào? 
a. 1945  b. 1948  c. 1950   d. 1953 

Câu 12: Lực lượng tạo nên động lực cho cách mạng Việt Nam được nêu ra trong
Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam 
a. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước
b. Công nhân, nông dân, lao động trí thức 
c. Công nhân, trí thức, tư sản dân tộc 
d. Nhân dân, địa chủ, tư sản dân tộc 

Câu 13: Đai hội Đảng toàn quốc lần thứ hai đã bầu ai làm Tổng Bí thư đảng Lao
Động Việt Nam? 
a. Hồ Chí Minh  b. Phạm Văn Đồng  c. Trường Chinh   d. Lê Duẩn 

Câu 14: Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ bàn về chấm dứt cuộc chiến tranh ở
Đông Dương khai mạc và kết thúc ngày: 
a. 19/7/1954  b. 20/7/1954  c. 21/7/1954   d. 22/7/1954 

Câu 15: Đối tượng chính của Đảng trong Chính cương của Đảng Lao Động Việt
Nam là:

a. Địa chủ phong kiến và tay sai phản động

b. Phong kiến phản động và đế quốc Pháp

c. Thực dân Pháp

d. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược (cụ thể là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ)

Câu 16: Đảng ta quyết định ra hoạt động công khai vào thời gian nào?

a.11/1945 b. 12/1946 c.2/1951 d.7/1954

Câu 17: Kẻ thù chính được xác định trong chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” là:

a. Quân Nhật b. Quân Tưởng c. Quân Pháp d. Quân Mỹ

Câu 18: Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương vào thời gian nào?

a. 9/3/1944 b. 3/9/1944 c. 9/3/1945 d. 3/9/1945


Câu 19: Chiến lược Chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ ở miền Nam diễn ra
trong giai đoạn nào? 
a. 1954-1959

b. 1954-1960 

c. 1960-1965

d. 1965-1968 
Câu 20: Câu nói: " Chiến tranh có thể kéo dài năm năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu
hơn nữa. Hà Nội, Hải phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. đến ngày
thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!" của
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thời gian nào, trong tác phẩm nào?. 
a. Mỹ nhất định thua 1-2-1966  b. Lời kêu gọi Ngày 17- 7- 1966  
c. Di Chúc Ngày 10- 5-1968  d. Di Chúc Ngày 10- 5-1969 

Câu 21: Trong chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã sử dụng mấy chiến lược chiến
tranh? 
a. 2 chiến lược  b. 3 chiến lược c. 4 chiến lược   d. 5 chiến lược 

Câu 32: Ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ TW ra Chỉ thị:

a. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” b. “Kháng chiến, kiến
quốc”

c. “Hòa để tiến” d. “Toàn dân kháng chiến”

Câu 22: Hội nghị nào của Đảng mở đường cho phong trào " Đồng khởi" ở miền
Nam năm 1960?

a. Hội nghị Trung ương 12 - Khoá II của Đảng (3-1957)

b. Hội nghị Trung ương 13 - Khoá II của Đảng (12-1957)


c. Hội nghị Trung ương 14 - Khoá II của Đảng (11-1958)

d. Hội nghị Trung ương 15 - Khoá II của Đảng (1-1959)

Câu 23: Dự thảo "Đề cương cách mạng miền Nam" được viết vào thời gian nào?

a. 8/1954 b. 8/1955 c. 8/ 1956 d. 8/1957

Câu 24: Hồ Chí Minh được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Đảng từ thời điểm nào ?

a.5/1941 (Hội nghị BCHTW lần 8 khóa I)

b.8/1945 (Hội nghị toàn Quốc của Đảng ở Tân Trào)

c.2/1951 (Đại hội ĐBTQ lần II)

d.9/1960 (Đại hội ĐBTQ lần III)

Câu 25: Mệnh lệnh “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh
thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và
toàn thắng” là của ai?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh

b. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

c. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

d.Tổng Bí Thư Trường Chinh

Câu 26: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), ai được bầu làm Bí thư
thứ nhất?

a.Hồ Chí Minh


b.Trường Chinh
c.Phạm Văn Đồng
d.Lê Duẩn
Câu 27: Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam ra đời vào thời gian nào,
tại đâu ?

a.Tháng 10/1959, ở Tây Nguyên

b.Tháng 1/1960, ở Bến Tre

c.Tháng 12/1960, ở Tây Ninh

d.Tháng 2/ 1966, ở Sài Gòn

Câu 28: Khái niệm “3 mũi giáp công” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước dùng để chỉ:

a.Chính trị, quân sự, kinh tế


b.Chính trị, quân sự, binh vận
c.Chính trị, quân sự, văn hóa
d.Chính trị, quân sự, ngoại giao

Câu 29: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được
Quốc hội thông qua vào tháng, năm nào?

a.3/1946
b.6/1946
c.8/1946
d.11/1946

Câu 30: Lần đầu tiên nhân dân cả nước bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp vào ngày, tháng, năm nào?

a. 2/9/1945
b. 25/11/1945
c. 6/1/1946
d. 6/3/1946
Câu 31: Những văn kiện nào dưới đây được coi như Cương lĩnh kháng chiến của
Đảng ta?

a.Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

b.Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng

c.Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh

d.Cả a, b, c.

Câu 32: Trong nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
“Chủ trương kháng chiến toàn dân” là thuộc về:

a. Mục đích kháng chiến

b. Tính chất kháng chiến

c. Chính sách kháng chiến

d. Phương châm tiến hành kháng chiến

Câu 33: Chính cương của Đảng lao động Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951) đã nêu lên 3 nhiệm vụ cơ bản của Cách
mạng Việt Nam khi đó. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là của giai đoạn lúc đó?

a.Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân
tộc.

b.Giành chính quyền về tay nhân dân, giành độc lập cho dân tộc.

c.Xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có
ruộng.

d.Phát triền chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

Câu 34: Phong trào mà Đảng ta đã vận động nhân dân chống nạn mù chữ diễn ra
sau cách mạng tháng Tám năm 1945
a. Bình dân học vụ

b. Xây dựng nếp sống văn hóa mới

c. Bài trừ các tệ nạn xã hội

d. Xóa bỏ văn hóa thực dân nô dịch phản động

Câu 35: Đế quốc Mỹ đã đưa quân viễn chinh trực tiếp tham chiến ở Việt Nam vào
khi nào?

a.1963

b.1964

c.1965

d.1966

Câu 36: Câu nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được Hồ Chí Minh viết
vào thời gian nào?

a.1/2/1966

b.17/7/1966

c.10/5/1968

d.10/5/1969

Câu 37: Tư tưởng chỉ đạo nào sau đây là của Đảng ta đối với cuộc đấu tranh ở
miền Nam được thể hiện trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 và
lần thứ 12 (năm 1965)?

a. Nắm vững thời cơ, kiên quyết tiến công và nổi dậy buộc đối phương phải ngồi
vào bàn đàm phán với ta

b. Kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, đánh bại âm mưu Việt
Nam hóa chiến tranh của địch.
c. Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công

d. Thực hiện phương châm đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào

Câu 38: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng ngày 25/11/1945,
xác định nhiệm vụ nào là trung tâm, bao trùm nhất?

a. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng

b. Chống thực dân Pháp xâm lược

c. Cải thiện đời sống nhân dân

d. Bài trừ nội phản

Câu 39: Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp là?

a.Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính

b.Toàn dân

c.Toàn diện

d.Lâu dài và dựa vào sức mình là chính

Chương 3:
1. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (8-1975) chủ trương:
A. Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội
B. Miền Nam phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
C. Miền Bắc phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Cả 3 nội dung trên
2. Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu
Bắc, Nam đã khẳng định nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt .........
A. Nhà nước
B. Chính trị
C. Kinh tế
D. Văn hóa – xã hội
3. Ngày........., cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất
được tiến hành
A. 27/10/1975
B. 3/1/1976
C. 25/4/1976
D. 3/7/1976
4. Ngày ......, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp
phiên đặc biệt để bàn chủ trương, biện pháp thống nhất nước nhà về mặt nhà nước
A. 27/10/1975
B. 3/1/1976
C. 25/4/1976
D. 3/7/1976
5. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam (7/1976) quyết định đặt tên nước ta là:
A. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Việt Nam Cộng hòa
D. Việt Nam Dân chủ và Xã hội Chủ nghĩa
6. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam (7/1976), Quốc hội đã bầu ai ......làm
Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ?
A. Tôn Đức Thắng
B. Phạm Văn Đồng
C. Trường Chinh
D. Lê Duẩn
7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng quyết định đổi tên .........thành ..........
A. Đảng Lao động Việt Nam / Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đảng Cộng sản Việt Nam / Đảng Cộng sản Đông Dương
C. Đảng Lao động Việt Nam / Đảng Cộng sản Đông Dương
D. Đảng Cộng sản Đông Dương / Đảng Lao động Việt Nam
8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã nêu lên đặc điểm lớn nhất của cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là:
A. Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
B. Tổ quốc ta đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều
thuận lợi rất lớn, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và tàn dư của
chủ nghĩa thực dân mới gây ra.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song
cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng trên thế giới
còn gay go, quyết liệt”
D. Cả ba nội dung trên
9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng xác định đường lối phát triển kinh tế
là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng ưu tiên phát triển .......một cách
hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ cấu kinh tế
công-nông nghiệp
A. Công nghiệp nặng
B. Công nghiệp nhẹ
C. Công nghiệp hóa
D. Hiện đại hóa
10.
11. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là:
A. Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội
B. Đại hội có bước phát triển nhận thức mới, các bước đột phá tiếp tục đổi mới về kinh tế
C. Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
D. Đại hội trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỷ cương – đoàn kết
12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng là:
A. Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội
B. Đại hội có bước phát triển nhận thức mới, các bước đột phá tiếp tục đổi mới về kinh tế
C. Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
D. Đại hội trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỷ cương – đoàn kết
13. Khoán 100 đã ra đời sau bước đột phát nào của Đảng về kinh tế?
A. Bước đột phá đầu tiên về đổi mới kinh tế của Đảng (8/1979)
B. Bước đột phá thứ hai về đổi mới kinh tế của Đảng (6/1985)
C. Bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế của Đảng (8/1986)
D. Bước đột phá thứ tư về đổi mới kinh tế của Đảng (6/1987)
14. Khoán 100 đã ra đời vào năm nào?
A. 1979
B. 1981
C. 1985
D. 1986
15. Bước đột phá nào về kinh tế của Đảng ta thể hiện nội dung “Cần tập trung lực lượng,
trước hết là vốn và vật tư, thực hiện cho được ba chương trình quan trọng về lương
thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu”
A. Bước đột phá đầu tiên về đổi mới kinh tế của Đảng (8/1979)
B. Bước đột phá thứ hai về đổi mới kinh tế của Đảng (6/1985)
C. Bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế của Đảng (8/1986)
D. Bước đột phá thứ tư về đổi mới kinh tế của Đảng (6/1987)
16. Chủ trương xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá -lương - tiền
là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hoạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa được
coi là bước đột phá .....trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng
A. Đầu tiên
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
17. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã xác định: “Thực hiện nhất quán chính sách
phát triển ......thành phần kinh tế”
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Nhiều
18. “Khoán 10” đã ra đời vào năm nào ?
A. 1987
B. 1988
C. 1989
D. 1990
19. Lần đầu tiên Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội khóa VIII thông qua, có hiệu lực
từ ngày 1-1-.......
A. 1987
B. 1988
C. 1989
D. 1990
20. Khái niệm “hệ thống chính trị” được chính thức sử dụng vào năm nào ?
A. 1987
B. 1988
C. 1989
D. 1990
21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã thông qua:
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
B. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
C. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
D. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
22. Lần đầu tiên Đảng chủ trương mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối
ngoại tại Đại hội nào ?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
23.“Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển” đã được khẳng định trong Đại hội nào của Đảng ?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
24. Hội nghị nào đã xác định 4 nguy cơ trước mắt là: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so
với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa;
Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; Nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực
thù địch ?
A. Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VI của Đảng
B. Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng
C. Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VIII của Đảng
D. Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa IX của Đảng
25. Đại hội nào của Đảng lần đầu tiên đã nêu ra 6 quan điểm về công nghiệp hoá trong
thời kỳ mới ?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
26. Hội nghị Trung ương mấy khóa VIII đã ban hành Nghị quyết xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
27. Hội nghị nào của Đảng đã khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ?
A. Hội nghị Trung ương 5, Khóa IX
B. Hội nghị Trung ương 6, Khóa IX
C. Hội nghị Trung ương 7, Khóa IX
D. Hội nghị Trung ương 8, Khóa IX
28. Đại hội nào của Đảng đã xác định đặc trưng tổng quát của xã hội xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh ?
A. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ IX
B. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ X
C. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ XI
D. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ XII
29. Hội nghị nào của Đảng đã ra Nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ?
A. Hội nghị Trung ương 4 khóa X
B. Hội nghị Trung ương 5 khóa X
C. Hội nghị Trung ương 6 khóa X
D. Hội nghị Trung ương 7 khóa X
30. Hội nghị nào của Đảng đã ra Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ?
A. Hội nghị Trung ương 4 khóa X
B. Hội nghị Trung ương 5 khóa X
C. Hội nghị Trung ương 6 khóa X
D. Hội nghị Trung ương 7 khóa X
31. Nội dung của Nghị quyết số 17 - NQ/TW ngày 1 tháng 8 năm 2007 là:
A. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí 
B. Sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng nhà nước ở trung ương tinh gọn và hiệu lực hiệu quả hơn 
C. Xây dựng hệ thống chính trị Đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo của
Đảng 
D. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước 
32. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) vào năm nào?
A. Năm 2003 
B. Năm 2004 
C. Năm 2005
D. Năm 2006   
33. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng bổ sung phát triển cương lĩnh năm
1991?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
34. Cương lĩnh năm 2011 chỉ rõ mấy phương hướng cơ bản xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
nước ta?
A. Bốn phương hướng
B. Sáu phương hướng
C. Bảy phương hướng
D. Tám phương hướng
35.Đại hội nào của Đảng đã xác định đặc trưng tổng quát của xã hội xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh?
A. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ IX
B. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ X
C. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ XI
D. Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ XII
36. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng là Đại hội “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ
cương -  đổi mới”?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

You might also like