You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Câu 1. Năm 1965, Mĩ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang
A. ở thế chủ động chiến lược. B. bị mất ưu thế về hỏa lực.
C. bị thất bại trên chiến trường. D. bị mất ưu thế về binh lực.
Câu 2. Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam (1965-1968), Mĩ sử dụng chiến lược quân sự mới
nào sau đây?
A. Thiết xa vận. B. Tìm diệt. C. Ấp chiến lược. D. Trực thăng vận.
Câu 3. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ là
A. Núi Thành (Quảng Nam). B. An Lão (Bình Định).
C. Ba Gia (Quãng Ngãi). D. Đồng Xoài (Bình Phước).
Câu 4. Chiến thắng Vạn Tường (tháng 8-1965) của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào đấu tranh
nào sau đây?
A. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. B. “Một tấc không đi, một li không rời”.
C. Phá “ấp chiến lược”, lập làng chiến đấu. D. Chống Mĩ bình định, lấn chiếm.
Câu 5. Chiến thắng Vạn Tường (tháng 8-1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã
A. kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ.
C. đánh bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
D. hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
Câu 6. Trong đông-xuân 1965-1966, đế quốc Mĩ mở 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến
lược chính ở miền Nam Việt Nam là
A. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. B. Tây Nam Bộ và Chiến khu D.
C. Đông Nam Bộ và Liên khu V. D. Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 7. Trong thời kì 1954-1975, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền
Mĩ phải thừa nhận sự thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
B. Trận Vạn Tường ở Quảng Ngãi (tháng 8-1965).
C. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long (1974-1975).
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 8. Trong thời kì 1954-1975, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền
Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
B. Trận Vạn Tường ở Quảng Ngãi (tháng 8-1965).
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
D. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long (1974-1975).
Câu 9. Trong thời kì 1954-1975, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền
Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
B. Chiến dịch Đường 14-Phước Long (1974-1975).
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
D. Trận Vạn Tường ở Quảng Ngãi (1965).
Câu 10. Đồng minh của Mĩ có mặt ở Việt Nam trong giai đoạn 1965-1968 bao gồm
A. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
B. Triều Tiên, Thái Lan, Philippin, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Anh.
D. Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
Câu 11. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 của
quân đội và nhân dân Việt Nam?
A. Tạo ra sự thay đổi lớn về so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam.
B. Là một đợt tổng khởi nghĩa ở các đô thị, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
C. Là biểu hiện của sự kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng.
D. Căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” của cuộc kháng chiến.

1
Câu 12. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mĩ
phải
A. ngừng hẳn viện trợ quân sự cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.
B. “xuống thang" chiến tranh trên cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam.
C. "xuống thang" chiến tranh và kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.
D. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 13. “Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để
xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm” (Đảng cộng sản
Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
NXB. Sự Thật, Hà Nội, 1977, trang 37, 38). Nhận định trên đề cập đến hậu quả chiến tranh ở nơi nào của Việt
Nam?
A. Miền Nam. B. Tây Nguyên. C. Miền Bắc. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 14. Mục đích của Mĩ khi tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội,
Hải Phòng cuối năm 1972 là nhằm
A. buộc ta phải chấm dứt tiến công ở miền Nam. B. đưa Việt Nam trở về thời kì đồ đá.
C. buộc ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán. D. buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.
Câu 15. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, cách mạng
xã hội chủ nghĩa miền Bắc có vai trò
A. Quan trọng. B. Cơ bản
C. Quyết định trực tiếp. D. Quyết định nhất.
Câu 16. Đế quốc Mĩ thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai trong khi đang thực hiện chiến lược
chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Chiến tranh đặc biệt”. B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Chiến tranh đơn phương”.
Câu 17. Lời tiên đoán: “Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà
Nội” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành hiện thực trong chiến thắng nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước (1954-1975)?
A. Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
C. “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.
Câu 18. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 của quân dân miền Bắc đã buộc Mĩ phải
A. chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước.
B. ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
C. xuống thang chiến tranh, ngồi vào đàm phán.
D. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
Câu 19. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam trong thời kì 1954-1975 đã trực tiếp buộc Mĩ phải kí Hiệp định
Pari chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước?
A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.
Câu 20. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam, hậu phương miền
Bắc là
A. nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của kháng chiến.
B. nhân tố quyết định mọi thắng lợi của kháng chiến.
C. nơi trực tiếp đánh thắng mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ.
D. nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược kết thúc cuộc kháng chiến.
Câu 21. Trong giai đoạn 1969-1973, Mĩ có hành động nào sau đây ở Việt Nam?
A. Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến. B. Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến.
C. Vận động các nước Đông Âu tham chiến. D. Rút quân đồng minh của Mĩ khỏi miền Nam.
Câu 22. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành
bằng lực lượng chủ yếu là

2
A. quân đội Sài Gòn. B. quân đội Mĩ. C. quân đồng minh của Mĩ. D. cố vấn Mĩ.
Câu 23. Năm 1970, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn tiến công xâm lược Campuchia nhằm thực hiện âm mưu nào
sau đây?
A. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
B. Thiết lập trở lại Liên bang Đông Dương.
C. Gạt ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương.
D. Mở rộng chiến tranh ra toàn khu vực Đông Nam Á.
Câu 24. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của
chiến lược nào sau đây?
A. “Chiến tranh cục bộ”. B. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh đặc biệt”. D. “Phản ứng linh hoạt”.
Câu 25. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm
lược Việt Nam?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Chiến dịch Đường 14-Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975.
Câu 26. Thủ đoạn nào sau đây không nằm trong Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ thực hiện
miền Nam Việt Nam (1969-1973) ?
A. Rút cố vấn Mĩ khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam.
B. Dùng thủ đoạn ngoại giao, cô lập cách mạng Việt Nam.
C. Tiếp tục bình định để chiếm đất, giành dân với cách mạng.
D. Gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai.
Câu 27. Mĩ thực hiện âm mưu “thay màu da trên xác chết” trong chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt
Nam thời kì 1954-1975?
A. "Chiến tranh đơn phương". B. "Chiến tranh cục bộ".
C. "Chiến tranh đặc biệt". D. "Việt Nam hóa chiến tranh".
Câu 28. Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã trực tiếp đưa đến
quyết định nào của đế quốc Mĩ?
A. Ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari.
B. Tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược.
C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. Cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Câu 29. Điểm tương đồng giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) và chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” (1965-1968) Mĩ thực hiện ở Việt Nam là về
A. hình thức chiến tranh. B. vai trò của quân Mĩ.
C. vai trò của quân đội Sài Gòn. D. vai trò của quân đồng minh Mĩ.
Câu 30. Ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương (Lào, Việt Nam, Campuchia) họp nhằm
A. thỏa thuận hành lang chiến lược của 3 nước Đông Dương.
B. vạch kế hoạch tác chiến trong tiến công chiến lược năm 1972.
C. biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân ba nước.
D. xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước.
Câu 31. "81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị" là địa danh được nhắc đến trong cuộc tiến công nào của quân dân
Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dây mùa Xuân 1975.
D. Trận " Điện Biên Phủ trên không" cuối 1972.
Câu 32. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành
nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.

3
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 33. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có
ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
Câu 34. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam?
A. Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
C. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
D. Tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng miền Nam.
Câu 35. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam quy định việc
A. miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.
B. ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
C. các bên tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D. hai năm sau ngày kí, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước.
Câu 36. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã buộc Mĩ cam kết tôn
trọng
A. các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. B. các quyền dân tộc cơ bản của Đông Dương.
C. các quyền dân chủ đơn sơ của Việt Nam. D. quyền tự do, thống nhất của Việt Nam.
Câu 37. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có nội dung: các bên
thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có ba lực lượng chính trị. Đó là các lực lượng
A. cách mạng, hòa bình trung lập, chính quyền Sài Gòn.
B. quân Mĩ, chính quyền Sài Gòn, hòa bình trung lập.
C. chính quyền Sài Gòn, cách mạng, quân đồng minh Mĩ.
D. quân Mĩ, cách mạng, chính quyền Sài Gòn.
Câu 38. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết là kết quả
của sự kết hợp đấu tranh giữa ba mặt trận
A. quân sự, chính trị, ngoại giao. B. chính trị, quân sự, binh vận.
C. chính trị, kinh tế, quân sự. D. kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 39. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết đã
A. phản ánh đúng thắng lợi quân sự của quân dân Việt Nam.
B. chưa phản ánh đúng thắng lợi quân sự của quân dân Việt Nam.
C. còn nhiều hạn chế do sự can thiệp của các nước lớn.
D. giải phóng được miền Bắc, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam.
Câu 40. Phát biểu nào đúng về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam?
A. Đấu tranh quân sự quyết định thắng lợi của đấu tranh ngoại giao.
B. Đấu tranh quân sự phụ thuộc hoàn toàn vào đấu tranh ngoại giao.
C. Đấu tranh ngoại giao có vai trò độc lập hoàn toàn với đấu tranh quân sự.
D. Đấu tranh ngoại giao không thể tác động trở lại đấu tranh quân sự.
Câu 41. Trong giai đoạn 1965-1968, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Đề ra kế hoạch quân sự Rơve. B. Đưa quân đội trực tiếp tham chiến.
C. Đề ra kế hoạch quân sự Nava. D. Thực hiện cuộc tiến công lên Việt Bắc.
Câu 42. Trong giai đoạn 1965-1968, chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam Việt Nam được coi là
“Ấp Bắc” đối với quân Mĩ?
A. Ba Gia. B. Bình Giã.
C. Đồng Xoài. D. Vạn Tường.
Câu 43. Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có thủ đoạn mới là
A. sử dụng chiến thuật thiết xa vận. B. mở những cuộc hành quân tìm diệt và bình định.
C. tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược. D. sử dụng chiến thuật trực thăng vận.

4
Câu 44. Chiến thắng Vạn Tường (tháng 8-1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã
A. hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
B. kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. đánh bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
D. mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
Câu 45. Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng nào để đập tan cuộc
hành quân “Lam Sơn-719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông
Dương?
A. Quân dân Campuchia. B. Quân dân Lào.
C. Quân dân Cuba. D. Quân dân Thái Lan.
Câu 46. Trong thời kì 1954-1975, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền
Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam?
A. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long (1974-1975).
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
D. Trận Vạn Tường ở Quảng Ngãi (tháng 8-1965).
Câu 47. Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược
chiến tranh nào?
A. “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh đặc biệt”. D. “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 48. Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của
đế quốc Mĩ?
A. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 49. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) bộc lộ mâu
thuẫn giữa
A. phương tiện chiến tranh với lực lượng tại chỗ. B. tham vọng với khả năng thực hiện.
C. mục đích chính trị với biện pháp xâm lược. D. chính quyền Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Câu 50. Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân đội
và nhân dân Việt Nam?
A. Tạo ra sự thay đổi lớn về so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam.
B. Là một đợt tổng khởi nghĩa ở các đô thị, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
C. Là biểu hiện của sự kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng.
D. Căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” của cuộc kháng chiến.
Câu 51. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mĩ
phải
A. ngừng hẳn viện trợ quân sự cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.
B. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. “xuống thang” chiến tranh và chấp nhận đến đàm phán ở Pari.
D. "xuống thang" chiến tranh và kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.
Câu 52. Đồng minh của Mĩ có mặt ở Việt Nam trong giai đoạn 1965-1968 bao gồm
A. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
B. Triều Tiên, Thái Lan, Philippin, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Anh.
D. Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
Câu 53. Lời tiên đoán: “Ở Việt Nam, Mĩ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà
Nội” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành hiện thực trong chiến thắng nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước (1954-1975)?
A. Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
C. “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

5
Câu 54. Mục đích của Mĩ khi tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội,
Hải Phòng cuối năm 1972 là nhằm
A. buộc ta phải chấm dứt tiến công ở miền Nam. B. đưa Việt Nam trở về thời kì đồ đá.
C. buộc ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán. D. buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.
Câu 55. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), đối với sự phát triển của cách mạng cả nước,
cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc có vai trò
A. Quan trọng. B. Cơ bản
C. Quyết định trực tiếp. D. Quyết định nhất.
Câu 56. Đế quốc Mĩ thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai trong khi đang thực hiện chiến lược
chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Chiến tranh đặc biệt”. B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Chiến tranh đơn phương”.
Câu 57. “Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để
xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm” (Đảng cộng sản
Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
NXB. Sự Thật, Hà Nội, 1977, trang 37, 38). Nhận định trên đề cập đến hậu quả chiến tranh ở nơi nào của Việt
Nam?
A. Miền Nam. B. Tây Nguyên. C. Miền Bắc. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 58. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 của quân dân miền Bắc đã buộc Mĩ phải
A. chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. B. ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
C. xuống thang chiến tranh, ngồi vào đàm phán. D. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
Câu 59. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam trong thời kì 1954-1975 đã trực tiếp buộc Mĩ phải kí Hiệp định
Pari chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước?
A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.
Câu 60. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam, hậu phương miền
Bắc là
A. nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của kháng chiến.
B. nhân tố quyết định mọi thắng lợi của kháng chiến.
C. nơi trực tiếp đánh thắng mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ.
D. nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược kết thúc cuộc kháng chiến.
Câu 61. Trong giai đoạn 1969-1973, Mĩ có hành động nào sau đây ở Việt Nam?
A. Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến. B. Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến.
C. Vận động các nước Đông Âu tham chiếm. D. Rút dần lực lượng quân Mĩ khỏi miền Nam.
Câu 62. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành
bằng lực lượng chủ yếu là
A. quân đội Sài Gòn. B. quân đội Mĩ. C. quân đồng minh của Mĩ. D. cố vấn Mĩ.
Câu 63. Năm 1971, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn tăng cường chiến tranh ở Lào nhằm thực hiện âm mưu nào
sau đây?
A. Gạt bỏ ảnh hưởng của Nhật ở Đông Dương. B.Tái thiết lập liên bang Đông Dương.
C. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. D. Mở rộng chiến tranh ra toàn châu Á.
Câu 64. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải
A. tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 65. Thủ đoạn nào sau đây không nằm trong Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam
Việt Nam (1969-1973) ?
A. Rút cố vấn Mĩ khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam.
B. Dùng thủ đoạn ngoại giao, cô lập cách mạng Việt Nam.
C. Tiếp tục bình định để chiếm đất, giành dân với cách mạng.

6
D. Gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai.
Câu 66. Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, quân dân Việt Nam đã chọc thủng 3 phòng tuyến nào của
chính quyền Sài Gòn?
A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Phước Long. B. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam bộ.
C. Quảng Trị, Tây Nguyên, Nam Trung bộ. D. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đà Nẵng.
Câu 67. “Được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao khi mới ra đời” (SGK Lịch sử
lớp 12, trang 181). Đây là phát biểu về sự ra đời của Chính phủ cách mạng nào của nhân dân Việt Nam trong
kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?
A. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
B. Chính phủ nước Cộng Hòa xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam.
C. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
D. Chính phủ cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 68. Các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ tiến hành ở Việt Nam (1965-1973) đều
A. dựa vào lực lượng quân sự Mĩ. B. có lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn.
C. có lực lượng chủ yếu là quân Mĩ. D. có sự tham gia của quân đồng minh Mĩ.
Câu 69. Hướng tấn công chủ yếu của quân đội Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là
A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ C. Nam Trung Bộ. D. Quảng Trị.
Câu 70. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) thực hiện ở Việt
Nam là
A. biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mĩ.
B. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C. tiếp tục thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.
D. cứu nguy cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Câu 71. Mĩ thực hiện âm mưu “thay màu da trên xác chết” trong chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt
Nam thời kì 1954-1975?
A. "Chiến tranh đơn phương". B. "Chiến tranh cục bộ".
C. "Chiến tranh đặc biệt". D. "Việt Nam hóa chiến tranh".
Câu 72. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào
đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Mở đầu kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao
B. Là cơ sở để nhân dân ta bước đầu đánh cho “Mĩ cút’”
C. Tạo điều kiện thuận lợi để ta tiến lên đánh cho “nguỵ nhào”.
D. Buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược chiến tranh mới.
Câu 73. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam quy định việc
A. miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.
B. ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
C. các bên tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D. hai năm sau ngày kí, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước.
Câu 74. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có
ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
Câu 75. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có nội dung nào sau
đây?
A. Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
B. Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến.
D. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam.
Câu 76. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã buộc Mĩ cam kết tôn
trọng
A. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

7
B. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Đông Dương.
C. các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình của nhân dân Việt Nam.
D. nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
Câu 77. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có nội dung: các bên
thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền. Đó là chính quyền
A. Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa.
B. Mĩ, Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Câu 78. Thắng lợi nào sau đây mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)
của nhân dân Việt Nam?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
C. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam. D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.
Câu 79. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết đã
A. phản ánh thắng lợi quân sự trên chiến trường và xu thế của thời đại.
B. làm thất bại âm mưu của chủ nghĩa thực dân cũ ở Việt Nam.
C. phản ánh sự can thiệp thô bạo của các nước lớn vào Việt Nam.
D. giải phóng được miền Bắc, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam.
Câu 80. Phát biểu nào đúng về mối quan hệ giữa đấu tranh ngoại giao và đấu tranh quân sự trong kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam?
A. Đấu tranh ngoại giao quyết định thắng lợi của đấu tranh quân sự.
B. Đấu tranh ngoại giao có vai trò độc lập tương đối với đấu tranh quân sự.
C. Đấu tranh ngoại giao có vai trò độc lập hoàn toàn với đấu tranh quân sự.
D. Đấu tranh ngoại giao không thể tác động trở lại đấu tranh quân sự.

You might also like