You are on page 1of 4

Trường THPT Trần Hưng Đạo ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Tổ Lịch Sử Môn: Lịch Sử - K12


Thời gian làm bài: 50phút

Câu 1. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định vai trò của cách
mạng miền Bắc là
A. quyết định nhất. B. quyết định cơ bản.
C. quyết định trực tiếp. D. đặc biệt quan trọng.
Câu 2. Nghị quyết nào của Đảng Lao động Việt Nam có ý nghĩa quyết định tạo nên bước phát triển
nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công trong thời kỳ 1954 –
1975?
A. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14. B. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15.
C. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21. D. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24.
Câu 3. Chiến Thắng Ấp Bắc ngày 2-1-1963 ở tỉnh nào nước ta?
A. Tiền Giang. B. An Giang. C. Vĩnh Long. D. Kiên Giang.
Câu 4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam những ngày đầu sau hiệp định
Giơnevơ (1954) về Đông Dương là
A. đấu tranh vũ trang. B. đấu tranh chính trị.
C. bạo lực cách mạng. D. khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 5: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ và chính
quyền Sài Gòn khôngkhông thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét
C. Mở những cuộc hành quân "tìm diệt" D. Tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược"
Câu 6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng có điểm gì nổi bật?
A. Đây là đại hội Đảng lần đầu tiên tổ chức ở Hà Nội.
B. Đây là đại hội Đảng chỉ có các Đảng viên ở miền Bắc tham dự.
C. Đây là Đại hội đầu tiên đã đề ra đường lối xây dựng CNXH ở nước ta.
D. Đây là đại hội Đảng chỉ có các Đảng viên ở miền Nam tham dự.
Câu 7 . Trong chiến lược chiến tranh Đặc Biệt 1961 - 1965 đâu được coi là hậu cứ?
A. Đồng Bằng B. Rừng Núi. C. Đô Thị. D. Nông Thôn
Câu 8 . Trong chiến lược chiến tranh Đặc Biệt 1961 – 1965 đâu được coi là công cụ?
A. Trực Thăng. B. Quân đội Sài Gòn. C. Thiết xa vận. D. Tìm Diệt
Câu 9.  Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968), thắng lợi nào sau
đây của quân dân miền Nam Việt Nam mở ra khả năng đánh thắng quân viễn chinh Mĩ?
A. Lai Châu. B. Biên giới. C. Vạn Tường. D. Việt Bắc.
Câu 10. Mĩ buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam sau thất bại của
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận "Điện Biên Phủ trên không " năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 11. Trong chiến lược chiến tranh Cục Bộ, cuộc hành quân “ tìm diệt“ “ Bình định“ vào Vạn
Tường mang tên
A. Ánh sáng sao. B. Giang sơn xity. C. Attle Borough, D. Cédar Falls
Câu 12. Một bài hát nổi tiếng trong phong trào học sinh, sinh viên miền Nam là
A. Cùng nhau đi Hồng binh. B. Tự nguyện.
C. Hoa xuân ca. D. Câu hò bên bờ Hiền Lương.
Câu 13. Để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ hai, Mĩ đã sử dụng lực
lượng nào?
A. Không quân B. Hải quân C. Bộ binh D. Không quân và hải quân
Câu 14. Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào, buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán
với ta ở hội nghị Pa ri?
A. Chiến tranh đơn phương. B. Chiến tranh đặc biệt.
1
C. Chiến tranh cục bộ. D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 15. Chiến thắng Vạn Tường (1965) là sự kiện mở đầu cao trào
A. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
B. “Tìm ngụy mà đánh, lùng Mĩ mà diệt”.
C. “Lùng Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” .
D. “Thi đua Vạn Tường, giết giặc lập công”.
Câu 16. Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng nhanh về số lượng trong “Chiến
tranh cục bộ” (1965-1968)?
A. Quân đội Sài Gòn. B. Quân đồng minh. C. Quân Mĩ. D. Cố vấn Mĩ.
Câu 17. Về quân sự, một trong những thắng lợi của nhân dân miền Nam Việt trong cuộc chiến đấu
chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ là
A. phổ cập tiểu học. B. xóa nạn mù chữ.
C. chiến thắng Ấp Bắc. D. xây dựng nông thôn mới.
Câu 18. So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm mới là
mở rộng chiến tranh
A. xâm lược Lào. B. phá hoại miền Bắc.
C. xâm lược Campuchia. D. xâm lược Đông Dương.
Câu 19. Tháng 12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ kết quả của
phong trào nào sau đây?
A. Lập hũ gạo cứu đói. B. Tuần lễ vàng.
C. Xây dựng quỹ độc lập. D. Đồng khởi.
Câu 20. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nằm trong chiến lược nào của các đời Tổng thống
Mĩ?
A. Chủ nghĩa lấp chỗ trống. B. Phản ứng linh hoạt.
C. Cam kết và mở rộng. D. Ngăn đe thực tế.
Câu 21. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Sài Gòn có vai trò như thế nào trên chiến
trường?
A. Giữ vai trò chủ lực trên chiến trường.
B. Đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của quân viễn chinh Mĩ.
C. Cung cấp nhân lực cho quân đội Mĩ.
D. Trực tiếp chỉ huy chiến dịch.
Câu 22. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Miền Nam Việt
Nam là gì?
A. Xâm lược Miền Nam Việt Nam
B. “Dùng người Việt đánh người Việt”
C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, tách dân khỏi cách mạng.
D. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn.
Câu 23. Từ năm 1965- 1968 nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu và làm nghĩa vụ hậu phương.
B. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
C. Chi viện cho miền Nam và Lào, Cămpuchia.
D. Vừa sản xuất, vừa chi viện cho miền Nam.
Câu 24. Tổng thống nào của nước Mỹ đã áp dụng chiến lược“Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam
Việt Nam?
A. Tổng thống Aixenhao. B. Tổng thống Kennơđi.
C. Tổng thống Giônxơn. D. Tổng thống Níchxơn.
Câu 25. Hướng tiến công chiến lược chính của quân Mỹ trong mùa khô 1965-1966 là:
A. Đông Nam Bộ,Tây Nguyên. B. Tây Nam Bộ, Liên Khu V.
C. Đông Nam Bộ, Liên Khu V. D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Câu 26. Thủ đoạn thâm độc nhất được đế quốc Mĩ thực hiện trong chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” là gì?
A. Ngoại Giao B. Kinh Tế C. Mở rộng xâm Campuchia. D. Văn Hóa.
2
Câu 27. Sau hiệp định Pa ri (1973) ký kết tình hình ở miền Nam như thế nào?
A. Mỹ đã cút nhưng ngụy chưa nhào. B. Ta đã giành thắng lợi ở Phước Long.
C. Ta đã giành thắng lợi ở Tây Nguyên. D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.
Câu 28. Trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1973), lực lượng quân đội Mĩ có vai
trò là
A. trực tiếp chiến đấu. B. trực tiếp tham chiến.
C. phối hợp hoả lực.. D. cố vấn và chỉ huy.
Câu 29. Qua đợt cải cách ruộng đất 1954-1956, miền Bắc đã thực hiện khẩu hiệu
A. Người cày có ruộng. B. Tấc đất tấc vàng.
C. Tăng gia sản xuất. D. Không bỏ ruộng đất hoang.
Câu 30. Chỗ dựa trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam là gì?
A. Quân đội Sài Gòn. B. Ấp chiến lược và cố vấn Mỹ.
C. Cố vấn Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. Ấp chiến lược và quân đội tay sai
Câu 31. Chiến thắng Bình Giã (1964) có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
B. Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
C. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” cơ bản bị phá sản về.
D. Mở đầu cho phong trào đánh Mĩ ở miền Nam
Câu 32. Tiêu biẻu nhất trong phong trào Đồng khởi ( 1959-1960) là phong trào ở địa phương nào?
A. Quảng Ngãi B. Bình Định. C. Bến Tre . D. Ninh Thuận
Câu 33. Chiến thắng nào của quân và dân ta đã trực tiếp buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari (27-1-
1973)?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 34. Ngày 6/6/1969 diễn ra sự kiện lịch sử nào?
A. Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
B. Thành lập Ủy ban giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Câu 35. “ Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “nguy nhào”, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước” là ý nghĩa của hiệp định nào?
A. Hiệp định Pari1 973. B. Hiệp định Giơnevơ 1954.
C. Hiệp định sơ bộ 1946. D. Tạm ước 1946.
Câu 36. Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh
A. chính trị và ngoại giao. B. ngoại giao và quân sự.
C. quân sự , chính trị, binh vận D. quân sự, chính trị và ngoại giao.
Câu 37. Ý nào không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam trong những
năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ (1954)?
A. Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. B. Bảo vệ hoà bình.
C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. D. Lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm
Câu 38. Bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm, đó là nội dung chủ yếu của kế
hoạch nào mà Mĩ thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975)?
A. Kennơđi. B. Xtalây – Taylo.
C. Giônxơn – Mác Namara. D. Xtalây – Taylo và Giônxơn – Mác Namara.
Câu 39. Từ 1972, Mĩ dùng thủ đoạn ngoại giao nào để hạn chế sự giúp đỡ của các nước bên ngoài
đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam?
A. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
B. Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu.
C. Kêu gọi Liên Hợp Quốc ủng hộ Mĩ.
D. Thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
Câu 40. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã mở
ra bước ngặt mới
3
A.cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968.
B. trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.
C. Hiệp định Pari được kí kết (1973).
D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

You might also like