You are on page 1of 5

Câu 1: Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954, mục đích của Pháp – Mĩ ở Đông Dương là nhằm

A. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
C. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.
D. giành lấy thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu 2: Năm 1953, thực dân Pháp gặp khó khăn nào trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
A. Bước đầu để mất quyền chủ động. B. Mỹ cắt giảm nguồn viện trợ.
C. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp. D. Bị Mỹ ép kết thúc chiến tranh.
Câu 3: Sự kiện nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1946 - 1954)?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7 - 1954).
Câu 4: Mặt trận nào dưới đây quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
(1946-1954)?
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Quân sự. D. Ngoại giao.
Câu 5: Một trong những mục đích của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là gì?
A. Buộc pháp phải xây dựng Điện Biên Phủ.
B. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Na va.
C. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
D. buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ.
Câu 6: Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông
Dương đối với Việt Nam là
A. Campuchia không có vùng giải phóng. B. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.
C. chỉ giải phóng được miền Nam. D. mới giải phóng từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.
Câu 7: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) với
Cách mạng tháng Tám 1945 là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
C. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
D. hậu phương kháng chiến không ngừng phát triển mọi mặt.
Câu 8: Chiến thắng nào dưới đây có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương (1945 –
1954)
A. Chiến thắng Việt Bắc 1947. B. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
C. Chiến thắng Biên Giới 1950. D. Chiến thắng Hòa Bình (1951 – 1952).
Câu 9: Để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, phương pháp đấu tranh bạo lực
lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).
B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II năm 1951.
C. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).
D. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).
Câu 10: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam sau 1954 là
A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
B. chống lại cuộc chiến tranh tàn phá của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

1
C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, giải phóng miền Nam.
D. tiến hành đấu tranh để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm.
Câu 11: Quyết định quan trọng của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1-1959) là gì?
A. Đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thống trị Mĩ - Diệm.
B. Giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình là chủ yếu.
C. Nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài để đánh đổ Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
D. Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
Câu 12: Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt. B. Tiêu diệt lực lượng của ta.
C. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. D. Kết thúc chiến tranh.
Câu 13: Tính đến năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, điều này chứng tỏ
A. chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản.
B. xương sống củam “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
C. địa bản kiểm soát của quân giải phóng được mở rộng.
D. phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam.
Câu 14: Thắng lợi quân sự nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng Bình Giã. D. Chiến thắng Đồng Xoài.
Câu 15: Âm mưu cơ bản của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 là
A. đưa quân Mĩ vào miền Nam.
B. phá hoại các cơ sở kinh tế của ta.
C. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ.
Câu 16: Điều khoản nào sau đây trong Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương Pháp chưa thực hiện khi
rút khỏi nước ta?
A. Ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam.
B. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.
C. Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương.
Câu 17: Trong thời kì 1954 -1975, sự kiện nào dưới đây đánh dấu cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công?
A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Phong trào Đồng Khởi.
C. Chiến thắng Bình Giã. D. Chiến thắng Vạn Tường.
Câu 18: Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam
Việt Nam chủ yếu nhằm
A. tăng sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn.
B. giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.
C. lợi dụng xương máu người Việt trên chiến trường.
D. quân Mĩ và quân Đồng minh rút dần khỏi chiến tranh.
Câu 19: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
A. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh.
B. Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam.
C. Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị phản công.

2
D. Đoàn kết toàn dân chống đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây là ưu điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9-1960)?
A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
B. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền.
C. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
Câu 21: Từ năm 1965 đến năm 1968, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 22: Phạm vi thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ là
A. Miền Nam B. Cả nước. C. Miền Bắc D. Đông Dương.
Câu 23: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18 – 8 - 1965, đã chứng tỏ
A. miền Nam đã đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
B. lực lượng vũ trang miền Nam đủ sức đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
C. lực lượng vũ trang miền Nam đã trường thành nhanh chóng.
D. quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
Câu 24: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), thắng lợi nào của ta buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi
Mĩ hóa” chiến tranh?
A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. Cuộc tiến công chiến lược 1972. D. Cuộc tổng tiến công và nổi dây Mậu Thân (1968).
Câu 25: Điểm khác biệt lớn nhất giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
B. Được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ.
C. Được tiến hành bằng quân Mĩ, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại.
D. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn với vũ khí, kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Câu 26: Một trong những nội dung của Hiệp định Giơ - ne – vơ năm 1954, về chấm dứt chiến tranh lại hòa
bình ở Đông Dương là
A. Các nước không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.
B. Trách nhiệm thi hành là của chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và giao quyền kiểm soát cho Mĩ.
D. Các nước được phép tự do buôn bán bình thường với Việt Nam.
Câu 27: Cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào từ Hiệp định Sơ bộ (1946) đến Hiệp định Giơ – ne –
vơ?
A. Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
B. Quyền dân tộc cơ bản từng bước được công nhận và tôn trọng.
C. Đó là những thắng lợi ngoại giao được quyết định bởi quân sự.
D. Từ song phương đến đa và được cộng đồng quốc tế công nhận.
Câu 28: Năm 1960, phong trào Đồng khởi đễu ra ở đâu?
A. Bến Tre. B. Vĩnh Thạnh. C. Bắc Ái. D. Trà Bồng.
Câu 29: Đại hội Đảng lần thứ III (1960) của Đảng đề ra hai nhiệm vụ khác nhau cho hai miền Nam – Bắc,
điều này chứng tỏ gì?
A. Hai miền có hoàn cảnh khác nhau. B. Để xây dựng được hậu phương miền Bắc.
C. Để dồn sức cho cách mạng miền Nam. D. Sự linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng.
Câu 30: Vì sao cách mạng miền Nam có vai trò quyết định nhất sau năm 1954?

3
A. Đó là cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân. B. Đó là cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
C. Vì nhân dân miền Nam trực tiếp đánh Mĩ. D. Miền Nam là tiền tuyến của cả nước.
Câu 31: Sau phong trào Đồng khởi ở miền Nam, Mĩ buộc phải chuyển sang chiến lược chiến tranh nào
dưới đây?
A. “Chiến tranh đặc biệt”. B. “Chiến tranh Cục bộ”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 32: Một trong những thắng lợi quân sự làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của
Mĩ ở miền Nam là
A. Ấp Bắc. B. An Lão. C. Vạn Tường. D. Bình Giã.
Câu 33: Chiến thắng nào của quân và dân miền Nam làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” (1961-
1965) của Mĩ ở miền Nam, Việt Nam?
A. Ba Gia. B. An Lão. C. Ấp Bắc. D. Bình Giã.
Câu 34: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi với cách mạng Miền Nam là gì?
A. Chuyển cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. Chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của Việt Nam cộng hòa.
D. Mặt trận Dân tộc GP Miển Nam Việt Nam ra đời.
Câu 35: Trong “Chiến tranh đặc biệt” quân đội Sài Gòn sử dụng các chiến thuật nào sau đây?
A. Lập ấp chiến lược, ấp tân sinh. B. Trực thăng vận, thiết xa vận.
C. Bình định miền Nam trong 18 tháng. D. Phong tỏa miến Bắc, đóng cửa biên giới.
Câu 36: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đó là
A. sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam.
B. sự kết hợp đấu tranh trên cả ba vùng, ba mặt trận.
C. kết quả của phong trào Đồng Khởi.
D. sự đoàn kết các giai cấp tầng lớp để đánh Mĩ.
Câu 37: Vai trò của Trung ương Cục miền Nam Việt Nam là gì?
A. Thay mặt Đảng lãnh đạo cách mạng Miền Nam.
B. Tập hợp các lực lượng yêu nước Miền Nam.
C. Lãnh đạo nhân dân Miền Nam trên lĩnh vực quân sự.
D. Đấu tranh vì một Việt Nam thống nhất.
Câu 38: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào dưới
đây?
A. Ngô Đình Diệm bị đảo chính.
B. Thất bại của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Chiến thắng của ta ở Ấp Bắc (Mỹ Tho).
D. Thất bại của Mĩ trong việc lập ấp chiến lược.
Câu 39: Đồng minh của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam là những quốc gia nào?
A. Hàn Quốc, Anh, Pháp, Úc, Niu Dilân.
B. Anh, Ý, Thái Lan, Philipin, Niu Dilân.
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin, Úc, Niu Dilân.
D. Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin, Pháp, Niu Dilân.
Câu 40: Sự kiện nào ở miền Nam buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với ta tại Pari?
A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
B. Hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).

4
C. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

You might also like