You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG HK 2 –S9

Câu 1. Sự kiện đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương

A. chiến thắng Điện Biên Phủ
B. cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
C. cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương
Câu 2: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đóng vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh
xâm lược của Pháp ở Đông Dương là vì đã
A.đập tan nỗ lực cao nhất của Pháp- Mĩ, dẫn tới việc kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ
B.thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa của Pháp phát triển
C.đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp
D. giải phóng được một vùng rộng lớn ở phía Bắc
Câu 3. Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân ta thể hiện trên mặt trận
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Quân sự. D. Ngoại giao.
Câu 4. Chiến thắng nào sau đây có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông
Dương (1945 – 1954)
A. Chiến thắng Việt Bắc (1947). B. Chiến thắng Biên Giới (1950).
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). D. Chiến thắng Hòa Bình (1951 – 1952).
Câu 5. Điểm giống nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện
Biên Phủ trên không” năm 1972 là
A. những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp – Mĩ phải ký kết các hiệp định với ta.
B. những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp – Mĩ phải rút quân về nước.
C. những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp – Mĩ phải kết thúc cuộc chiến tranh.
D. những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp-Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản
của 3 nước ĐD.
6. Hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Đông Dương đối với Việt Nam là
A. chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta. B. mới giải phóng được miền Bắc.
C. chỉ giải phóng được miền Nam. D. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.
Câu 7 : Tác động của Hiệp định Giơ-ne-vơ đối với cách mạng Việt Nam là
A. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
B. Mĩ không còn can thiệp vào Việt Nam.
C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.
D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước.
Câu 8. Cuộc kháng chiến của dân tộc VN chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được kết
thúc bằng sự kiện
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết
D. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
Câu 9: Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1954), ranh giới phân chia khu vực tập kết
của quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là
A.Vĩ tuyến 13; B.Vĩ tuyến 14; C.Vĩ tuyến 16; D.Vĩ tuyến 17
Câu 10: Theo hiệp định Giơnevơ, Việt Nam sẽ thống nhất bằng cách
A. trưng cầu dân ý hai miền Nam Bắc. B. tổng tuyển cử tự do trong cả nước.
C. trưng cầu dân ý của nhân dân Bắc Bộ. D. trưng cầu dân ý của nhân dân Nam Bộ.
11. Nét nổi bật về tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
A. miền Bắc được giải phóng
B. miền Nam được giải phóng
C. đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền.
D. cả nước thống nhất đi lên CNXH
Câu 12: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp
của nhân dân V. Nam (1946-1954)?
A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ
ở Việt Nam
B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
13. Nội dung không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp
định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là
A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm.
C. giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
D. tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
14. Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện
thực hóa khẩu hiệu
A. người cày có ruộng.
B. không một tấc đất bỏ hoang.
C. tăng gia sản xuất.
D. tấc đất, tấc vàng.
Câu 15: Vai trò của miền Bắc đối với cách mạng cả nước trong giai đoạn 1954 – 1975 là
A. tiền tuyến có vai trò quyết định nhất.
B. hậu phương có vai trò quyết định nhất.
C. hậu phương có vai trò quyết định trực tiếp.
D. tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp.
Câu 16: Vai trò của miền Nam đối với cách mạng cả nước trong giai đoạn 1954 – 1975 là
A. tiền tuyến có vai trò quyết định nhất.
B. hậu phương có vai trò quyết định nhất.
C. hậu phương có vai trò quyết định trực tiếp.
D. tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp
Câu 17: Phong trào "Đồng khởi" nổ ra tiêu biểu ở tỉnh
A. Long An B. Bến Tre C. Tiền Giang D. Tây Ninh
18. Sự kiện nào sau đây của quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
(1954-1975) đánh dấu cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
A. chiến thắng Bình Giã.
B. chiến thắng Ấp Bắc.
C. phong trào Đồng khởi.
D. chiến thắng Vạn Tường.
19. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 –
1960)?
A. Mĩ thừa nhận thất bại chiến lược chiến tranh ở miền Nam.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công
D. Giáng đòn nặng vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
20. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu hiệp
định Giơnevơ là
A. đấu tranh chính trị B. đấu tranh vũ trang
C. khởi nghĩa giành chính quyền làm chủ D. bạo lực cách mạng
21. Âm mưu thâm độc của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền nam Việt
Nam là
A. Dùng người Việt đánh người Việt.
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.
C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.
22. “Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. Ngụy quân. B. Cố vấn Mĩ. C. “Ấp chiến lược”. D. Đô thị (hậu cứ).
23. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
Việt Nam là
A. quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ.
B. quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị của Mĩ.
D. liên minh Mĩ và đồng minh, với vũ khí, trang bị của Mĩ.
C. quân các nước đồng minh của Mĩ, sử dụng vũ khí, trang bị của Mĩ.
24. Cùng với thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mĩ còn mở rộng
chiến tranh ở
A. miền Bắc.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Toàn Đông Dương.
Câu 25: Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là
A. Quân đội Mĩ B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
C. Quân đồng minh của Mĩ D. Quân đồng minh của Mĩ, quân đội Việt Nam Cộng
hòa
Câu 26: Trong những năm 1965-1968 Mĩ lại triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở
miền Nam Việt Nam là do
A. thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
B.tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
C.tác động của phong trào “Đồng Khởi”.
D. thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
Câu 27: Chiến thắng đã chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại
chiến lược “chiến tranh cục bộ” là
A. Núi Thành (1965) B.Vạn Tường (1965)
C. hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
Câu 28 : Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là
A. nhiều máy bay. B. nhiều xe tăng, tên lửa.
C. quân đông, vũ khí hiện đại. D. thực hiện nhiều chiến thuật hiện đại.
Câu 29 : Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. Ấp Bắc. B. Vạn Tường. C. Bình Giã. D. Đồng Xoài.
Câu 30: Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền
Nam Việt Nam (1965- 1968) là
A. Mở cuộc hành quân chiếm đất giành dân
B. Mở các cuộc càn quét vào vùng giải phóng của ta.
C. Dồn dân lập ấp chiến lược
D. Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định
Câu 31 : Trọng tâm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là ở
địa bàn
A. rừng núi. B. nông thôn. C. các đô thị. D. ven biển.
Câu 32 : Ý nghĩa nào sau đây không phải của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu
Thân năm 1968?
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
B. Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Tạo ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
D. Buộc Mĩ phải rút quân về nước.
Câu 33 : Thắng lợi nào sau đây của ta đã buộc Mĩ chấp nhận đến đàm phán ở Pa-ri để
bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).
C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 34 : Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 mở ra bước ngoặt của
cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước vì đã
A. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
B. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
C. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari.
35. Từ năm 1965 đến năm 1968, nhân dân miền Bắc phải thực hiện những nhiệm vụ
A. vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam.
B. vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ vừa sản xuất
C. vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất, làm nghĩa vụ hậu phương.
D. nhận viện trợ từ bên ngoài để chi viện cho chiến trường miền Nam.
36. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở Việt Nam được tiến
hành bằng
A. lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, hậu cần của Mĩ.
B. lực lượng quân đội Mĩ và quân đội đồng minh là chủ yếu phối hợp với quân Sài Gòn
C. lực lượng quân đội Sài Gòn, quân đội đồng minh là chủ yếu do cố vấn Mĩ chỉ huy
D. lực lượng viễn chinh quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
37. Một trong những điểm mới về thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” so với “Chiến tranh cục bộ” là
A. dùng người Việt đánh người Việt.
B. trực tiếp đưa quân viễn chinh Mĩ vào Đông Dương.
C. sử dụng cố vấn quân sự, phương tiễn chiến tranh của Mĩ cùng với quân đồng minh
D. quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương
Câu 38: So với các chiến lược chiến tranh trước, quy mô của chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” có sự thay đổi là
A. chiến trường chính ở miền Nam Việt Nam.
B. mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
C. mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương.
D. lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Câu 39 : Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với chiến
lược “Chiến tranh cục bộ” là
A. hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
B. có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.
C. đặt dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
D. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Câu 40 : Điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các chiến lược
chiến tranh trước đó của Mĩ là
A.tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, cô lập Việt Nam
B. gắn “Việt Nam hóa” với “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
D. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
Câu 41 : Ý nào sau đây không phải là âm mưu của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền
Bắc lần thứ nhất (1965-1968)?
A. Phá tiềm lực quốc phòng và kết thúc chiến tranh xâm lược.
B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài và miền Bắc cho miền Nam.
C. Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
42. Điểm mới của phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
(1965-1968) của Mĩ là
A. mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.
B. sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và đội quân “tóc dài”.
C. sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.
D. kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.
43. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường
(1965) là
A. chứng tỏ sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.
B. làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
C. đánh sập chính quyền Sài Gòn, đàm phán buộc quân Mĩ rút quân về nước, kết thúc chiến
tranh
D. chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.
44. Về bản chất các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai
đoạn 1954-1975 đều là
A. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ
B. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
C. chiến tranh chính nghĩa để hỗ trợ đồng minh
D. chiến tranh giới hạn
45. Tuyết đường vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là
A. Đường số 4 B. Đường số 9 C. Đường số 14 D. Đường Hồ Chí Minh
46. Thắng lợi nào dưới đây buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973?
A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Quân ta đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719” của Mĩ và quân Sài Gòn.
D. Tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968
47. Ý nào dưới đây thể hiện sự khác nhau trong âm mưu của Mĩ trong 2 cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và lần thứ hai?
A. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, miền Bắc vào miền Nam.
B. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.
C. Uy hiếp tinh thần của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc.
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc.
48. Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri là do
A. bị thất bại trong chiến tranh phá hoại lần 2.
B. bị thất bại trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc lần 1.
C. bị ta tấn công bất ngờ trong cuộc tổng công kích và nổi dậy năm 1968.
D. Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.
49. Sự kiện nào sau đây đã “đánh cho Mĩ cút”?
A. Thắng lợi của “chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” 1972.
C. Hiệp định Pari 1973
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
D. Cuộc tổng tiến công và nổi dây xuân Mậu thân (1968).
50. Mục đích chủ yếu của Mĩ khi cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày
đêm là
A. cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
B. đánh phá m.Bắc,ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam.
C. uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chiến đấu của ta.
D. giành thắng lợi quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
51. Chiến thắng nào dưới đây trong kháng chiến chống Mĩ được coi là trận “Điện Biên
Phủ trên không”
A. Đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng cuối 1972.
D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
B. Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mĩ, quân Sài Gòn tại đường 9
Nam Lào 1971.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dây xuân Mậu thân (1968).
52. Thắng lợi buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari là
A. Trận “ Điện Biên Phủ trên không”. B. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
C. Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ, qđ Sài Gòn.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
53. Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch nào sau đây đã chuyển cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng
tiến công chiến lược?
A. Chiến thắng Phước Long.
B. Chiến dịch Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
54. Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, điểm nào dưới đây thể
hiện rõ nhất sự đúng đắn, linh hoạt của Đảng?
A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.
B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975, 1976
C. Nhấn mạnh nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong
năm 1975.
D. Cần thiết phải đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của, giảm bớt sự tàn phá của
chiến tranh.
55. Phương châm tác chiến của quân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) là
A. “tiến ăn chắc, đánh ăn chắc”. B. “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.
C. “cơ động, linh hoạt, chắc thắng”. D. “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
56. Chiến dịch nào dưới đây có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân 1975 ?
A. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long. B. Chiến dịch Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
57. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có ý nghĩa lớn nhất đối với dân
tộc ta là
A. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
C. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập thống nhất, đi lên CNXH.
D. kết thúc 30 năm chiến tranh GPDT, bảo vệ tổ quốc.
58. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh
(1975) là
A. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
B. Đập ta hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.
C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng .
D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
59. Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch
Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam là
A. quyết tâm giành thắng lợi
B. địa bàn mở chiến dịch
C. kết cục quân sự
D. sự huy động lực lượng đến mức cao nhất
Câu 60. Một trong những nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam là
A. sự giúp đỡ của các nước tư bản chủ nghĩa. B. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. sự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu (EC). D. sự đoàn kết của nhân dân trong nước.
Câu 61. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đã sử
dụng phương châm đấu tranh chủ yếu nào?
A. Kết hợp giữa tiến công với nổi dậy. B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. Kết hợp đấu tranh chính trị - quân sự - ngoại giao.
D. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
62. Ý nào dưới đây thể hiện tinh thần nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam?
A. Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm
1975.
C. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân
D. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam.
63. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam từ 1961 – 1965 có
tác dụng nào dưới đây?
A. Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa ri.
B. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Mĩ – Diệm ở miền Nam Việt Nam.
C. Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lược thực dân mới.
D. Quyết định sự thất bại hoàn toàn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
64. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã mở ra
A. kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. kỉ nguyên chuyển lên chủ nghĩa cộng sản.
C. kỉ nguyên độc lập, tự do.
D. kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền.
65. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt
Nam có điểm chung là
A. xóa bỏ được tình trạng chia cắt đất nước.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới.

You might also like