You are on page 1of 16

Câu 1: Trong những năm 1965-1968, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân miền

Nam buộc Mỹ phải “phi Mỹ


hóa”chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân

B.Chiến dịch Việt Bắc

C.Chiến dịch Thượng Lào

D.Cuộc tiến công chiến lược Quảng Trị

Đáp án đúng: A

Câu 2: Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng
chính là:

A.Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

B.Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

C.Đông Nam Bộ và Liên khu V.

D.Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đáp án đúng: C

Câu 3

Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là:

A.Nội chiến giữa hai miền Nam.

B.Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ.

C.Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

D.Chiến tranh giới hạn.

Đáp án đúng: C

Câu 4

Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” (1965 - 1968) của Mĩ là

A.Đồng Xoài (Bình Phước)

B.Núi Thành (Quảng Nam)

C.Bình Giã (Quảng Ngãi)

D.An Lão (Bình Định)

Đáp án đúng: B

Câu 5

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

A.Đó là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền Nam – Bắc.

B.Là thắng lợi quan trọng, tạo ra thế và lực thuận lợi để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

C.Đó là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
D.Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương.

Đáp án đúng: D

Câu 6

Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là:

A.Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B.Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

C.Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

D.Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đáp án đúng: B

Câu 7

Hướng tiến công trọng tâm của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
năm 1968 là

A.đô thị

B.nông thôn đồng bằng

C.ven biển

D.rừng núi

Đáp án đúng: A

Câu 8

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân miền Nam, cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đánh dấu

A.sự thất bại căn bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

B.sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chính quyền Sài Gòn

C.sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

D.sự sụp đổ hoàn toàn của chiến tranh thực dân mới của Mĩ

Đáp án đúng: A

Câu 9

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống
Mĩ của nhân dân Việt Nam vì

A.buộc quân Mĩ và quân đồng minh phải rút về nước.

B.làm phá sản chiến lược toàn cầu của Mĩ.

C.chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn vừa đánh vừa đàm.

D.buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đáp án đúng: C

Câu 10
Về quân sự, nhân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi nào sau đây trong cuộc chiến tranh chống chiến lược Chiến
tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ?

A.Chiến thắng Ấp Bắc.

B.Kí tạm ước Việt-Pháp.

C.Kí Hiệp định Giơnevơ.

D.Kí hiệp định Pari.

Đáp án đúng: A

Câu 11

Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

A.Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

B.Chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975).

C.Chiến dịch Tây Nguyên (24/3/1975).

D.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

Đáp án đúng: D

Câu 12

Một trong những ý nghĩa của việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam là

A.là mốc đánh dấu cách mạng miền Nam đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”

B.buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C.đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

D.kết quả của cuộc đấu tranh đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở hai miền.

Đáp án đúng: D

Câu 13

Trong những năm 1965-1968, chiến thắng nào sau đây của quân dân miền Nam được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ?

A.Vạn Tường

B.Bình Giã

C.Ấp Bắc

D.Ba Gia

Đáp án đúng: A

Câu 14

Tháng 12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ kết quả của phong trào nào sau đây?

A.Lập hũ gạo cứu đói

B.Tuần lễ vàng
C.Xây dựng Quỹ độc lập

D.Đồng Khởi

Đáp án đúng: D

Câu 15

Nội dung nào dưới đây chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân dân miền Nam
Việt Nam đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A.Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

B.Buộc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

C.Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.

D.Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Đáp án đúng: C

Câu 16

Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là:

A.Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

B.Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn.

C.Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa.

D.Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn

Đáp án đúng: C

Câu 17

Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông
Mĩ cứu nước?

A.Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari.

B.Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

C.Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D.Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.

Đáp án đúng: A

Câu 18

Hiệp định Pari về VN năm 1973 đã mở ra bước ngoặt mớỉ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ vì

A.quyết định để hai miền tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước

B.từ đây nhân dân miền Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.

C.tạo ra sự thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.

D.đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân ta.

Đáp án đúng: C
Câu 19

Nhận định nào sau đây là đúng về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972) của quân dân Việt Nam?

A.Là thắng lợi quân sự quyết định góp phần bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B.Tạo thế và lực để Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Pari

C.Là thắng lợi quân sự quyết định tạo thời cơ chiến lược tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D.Là nỗ lực cao nhất, cuối cùng của đế quốc Mĩ và quân đội Sài Gòn trong chiến tranh ở Việt Nam.

Đáp án đúng: A

Câu 20

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?

A.“Phản ứng linh hoạt”.

B.“Bên miệng hố chiến tranh”.

C.“Ngăn đe thực tế”.

D.“Cam kết và mở rộng”.

Đáp án đúng: A

Câu 21

Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” (1965-1968) của Mỹ là

A.Đồng Xoài (Bình Phước)

B.An Lão (Bình Định)

C.Núi Thành (Quảng Nam)

D.Ba Gia (Quảng Ngãi)

Đáp án đúng: C

Câu 22

Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-
1965) là gì?

A.Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm.

B.Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

C.Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng.

D.Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng.

Đáp án đúng: A

Câu 23

Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965)?

A.Chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.
B.Làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

C.Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch.

D.Chứng tỏ sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.

Đáp án đúng: A

Câu 24

Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã:

A.Sử dụng chiến thuật “tìm diệt” và “bình định”.

B.Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

C.Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam.

D.Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.

Đáp án đúng: D

Câu 25

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam
có điểm khác về

A.quy mô và vai trò của người Mĩ trên chiến trường

B.bản chất và vai trò của người Mĩ trên chiến trường

C.âm mưu và thủ đoạn thực hiện

D.quy mô và bản chất chiến tranh

Đáp án đúng: A

Câu 26

Trong những năm 1965 - 1968, nhân dân miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ nào?

A.Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

B.Đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ chiến đấu và sản xuất.

C.Làm nghĩa vụ hậu phương đối với Việt Nam, Lào, Campuchia

D.Chiến đấu, sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.

Đáp án đúng: D

Câu 27

Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền
Nam Việt Nam là

A.sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ.

B.dùng chiến thuật mới “tìm diệt và bình định”.

C.mở rộng đánh chiếm ra toàn Đông Dương.

D.quân Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến


Đáp án đúng: A

Câu 28

Nhận xét nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 của quân
dân miền Nam Việt Nam?

A.Đưa đấu tranh ngoại giao trở thành mặt trận quyết định của cuộc kháng chiến

B.Góp phần bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

C.Mở ra bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

D.Buộc đế quốc Mĩ phải chấp nhận một giải pháp về ngoại giao với Việt Nam.

Đáp án đúng: A

Câu 29

Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là:

A.Càn quét

B.Tìm diệt và bình định

C.Dồn dân lập ấp chiến lược

D.Tìm diệt

Đáp án đúng: B

Câu 30

Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ ở Việt Nam?

A.Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ

B.Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.

C.Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

D.Nằm trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt”

Đáp án đúng: B

Câu 31

Thắng lợi nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) buộc Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm
phán tại hội nghị Paris?

A.Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không (12/1972).

B.Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược 1972.

C.Thắng lợi của quân dân Việt Lào (1971).

D.Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Đáp án đúng: D

Câu 32

Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là:
A.Quảng Trị.

B.Đông Nam Bộ.

C.Liên khu V.

D.Tây Nguyên.

Đáp án đúng: A

Câu 33

Tháng 4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia đã xác định kẻ thù chung của nhân dân Đông
Dương là

A.Đế quốc Mĩ.

B.Phát xít Đức

C.Phát xít Italia

D.Thực dân Hà Lan

Đáp án đúng: A

Câu 34

Ba phòng tuyến mạnh nhất của địch bị ta chọc thủng trong cuộc Tiến công chiến lược 1972 là

A.Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ, Tây Nguyên

B.Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

C.Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng

D.Quảng Trị, Xuân Lộc, Phước Long

Đáp án đúng: B

Câu 35

Đâu không phải là điểm mới của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ
thực hiện ở Việt Nam?

A.Thủ đoạn chiến tranh.

B.Lực lượng quan đội tham chiến.

C.Quy mô chiến tranh.

D.Tính chất chiến tranh.

Đáp án đúng: D

Câu 36

Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được đề cập đến trong đoạn trích dưới đây: “12 ngày đêm chiến đấu và chiến
thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt
nhất, trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta” ?

A.Trận “Điện Biên Phủ trên không”.

B.Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).


C.Trận tiến công Khe Sanh (Quảng Trị).

D.Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Đáp án đúng: A

Câu 37

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải

A.Tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B.“xuống thang” chiến tranh trên cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam.

C.“xuống thang” chiến tranh và kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.

D.Ngừng hẳn viện trợ quân sự cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.

Đáp án đúng: B

Câu 38

“Ánh sáng sao” là cuộc hành quân nằm trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A.Chiến tranh cục bộ.

B.Chiến tranh đơn phương.

C.Chiến tranh đặc biệt.

D.Việt Nam hóa chiến tranh.

Đáp án đúng: A

Câu 39

Một trong những cơ Mĩ khi tiến hành chiến tranh xâ, lược Việt Nam trong thời kì 1954-1975 là

A.Chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.

B.Biến miền Nam thành đồng minh duy nhất.

C.Biến miền Nam thành căn cứ quân sự duy nhất.

D.Biến miền Nam thành thị trường xuất khẩu duy nhất.

Đáp án đúng: A

Câu 40

Sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào
đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

A.Làm phá sản chiến lược toàn cầu.

B.Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

C.Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu.

D.Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu.

Đáp án đúng: C

Câu 41
Ý nào sau đây không phải là âm mưu của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)?

A.Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B.Phá tiềm lực quốc phòng và kết thúc chiến tranh xâm lược.

C.Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

D.Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài và miền Bắc cho miền Nam.

Đáp án đúng: B

Câu 42

Việc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?

A.Chiến tranh đặc biệt

B.Chiến tranh cục bộ

C.Chiến tranh một phía

D.Việt Nam hóa chiến tranh

Đáp án đúng: D

Câu 43

Nội dung nào sau đây không phải là âm mưu chung của Mĩ khi thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt
Nam

A.Sử dụng bom đạn để uy hiếp tinh thần, ý chí chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.

B.Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

C.Dùng sức mạnh bom đạn để gây sức ép với Việt Nam trên bàn đàm phán.

D.Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

Đáp án đúng: A

Câu 44

Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?

A.Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố.

B.Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam.

C.Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam.

D.Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại.

Đáp án đúng: D

Câu 45

Tại sao trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến nhưng vẫn được coi là
chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới?

A.Do quân Mĩ chỉ đóng quân ở Việt Nam trong thời gian ngắn.

B.Do quân Mĩ chỉ đóng vai trò hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng hòa trong các cuộc hành quân.
C.Do mục đích tham chiến của quân Mĩ là để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

D.Do Mĩ đã sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh.

Đáp án đúng: C

Câu 46

Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền
Nam Việt Nam là

A.quân Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến

B.mở rộng đánh chiếm ra toàn Đông Dương

C.thực hiện âm mưu chia cắt miền Nam VN.

D.dùng chiến thuật mới “tìm diệt và bình định”

Đáp án đúng: C

Câu 47

Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

A.Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

B.Miền Nam hoàn toàn giải phóng.

C.Đất nước đã được thống nhất.

D.Miền Bắc đã được giải phóng

Đáp án đúng: D

Câu 48

Việc Mỹ tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu thất bại của chiến lược chiến tranh nào?

A.Chiến tranh cục bộ

B.Chiến tranh đặc biệt

C.Việt Nam hóa chiến tranh

D.Đông Dương hóa chiến tranh

Đáp án đúng: A

Câu 49

Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền
Ngô Đình Diệm?

A.Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963).

B.Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963).

C.Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963).

D.Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963).

Đáp án đúng: B
Câu 50

Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được triển khai thông qua những
kế hoạch nào?

A.Giôn xơn- Mác Namara.

B.Bên miệng hố chiến tranh.

C.Xtalây- Taylo và Giônxơn- Mác Namara.

D.Xtalây- Taylo.

Đáp án đúng: C

Câu 51

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A.Thắng lợi của nhân dân MB trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.

B.Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

C.Thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.

D.Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của nhân dân miền Bắc cuối năm 1972

Đáp án đúng: B

Câu 52

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-
1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?

A.Chiến thắng Núi Thành (1965).

B.Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

C.Chiến thắng Vạn Tường (1965).

D.Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.

Đáp án đúng: C

Câu 53

về quân sự, một trong những thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống chiến lược Chiến
tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ là

A.Phổ cập tiểu học

B.Xây dựng nông thôn mới

C.Xóa nạn mù chữ

D.Chiến thắng Ấp Bắc

Đáp án đúng: D

Câu 54

Lực lượng quân đội nào đã phối hợp với quân đội Việt Nam đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của
quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?
A.Quân đội Lào.

B.Quân đội Lào và Campuchia.

C.Quân đội Campuchia.

D.Quân đội miền Bắc.

Đáp án đúng: A

Câu 55

Nội dung nào không phải là biện pháp của Mĩ khi triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) ở
miền Nam Việt Nam?

A.Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất.

B.Mở các cuộc hành quân tấn công vào vùng “đất thánh Việt Cộng”.

C.Rút dần quân Mĩ và đồng minh khỏi chiến trường miền Nam.

D.Ồ ạt đưa quân Mĩ và đồng minh Mĩ vào miền Nam Việt Nam.

Đáp án đúng: C

Câu 56

Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

A.Phong trào Đồng Khởi 1959-1960.

B.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

C.Cuộc tiến công chiến lược 1972.

D.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Đáp án đúng: D

Câu 57

Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968?

A.Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”.

B.Do thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”.

C.Do tác động củacuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

D.Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

Đáp án đúng: B

Câu 58

Thủ đoạn mới được Mĩ thực hiện trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là

A.cô lập Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
B.mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam

C.rút hết quân Mĩ về nước

D.tăng nhanh quân đội Sài Gòn.

Đáp án đúng: A

Câu 59

“Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới
“tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta
phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược
quân sự nào?

A.Chiến tranh đặc biệt.

B.Chiến tranh đơn phương.

C.Chiến tranh cục bộ.

D.Việt Nam hóa chiến tranh.

Đáp án đúng: C

Câu 60:Nhận xét nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của
quân dân miền Nam Việt Nam?

A.Buộc đế quốc Mĩ phải chấp nhận một giải pháp về ngoại giao với Việt Nam.

B.Mở ra bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

C.Góp phần bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc.

D.Đưa đấu tranh ngoại giao trở thành mặt trận quyết định của cuộc kháng chiến.

Đáp án đúng: D

Câu 61: Một trong những âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh xâ, lược Việt Nam trong thời kì 1954-1975 là
A. Biến miền Nam thành đồng minh duy nhất.
B. Biến miền Nam thành căn cứ quân sự duy nhất.
C. Chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.
D. Biến miền Nam thành thị trường xuất khẩu duy nhất.
Câu 62: Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
A. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng
B. Cả nước độc lập, thống nhất
C. Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
D. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền
Câu 63: Lí do cơ bản buộc Mĩ phải rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước khi tiến hành chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) là
A. để giảm bớt xương máu của quân Mĩ và quân đồng minh trên chiến trường
B. phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam trong lòng nước Mĩ
C. do Mĩ bị tổn thất lớn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968
D. để tận dụng xương máu của người Việt Nam và Đông Dương
Câu 64: Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm
lược?
A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968.
B. Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
C. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971.
D. Tiến công chiến lược năm 1972.
65: Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?
A.Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông.
B.Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin.
C.Đều chung mục tiêu chiến lược.
D.Đều do một Đảng lãnh đạo.
66: Hiệp định Pari về VN năm 1973 đã mở ra bước ngoặt mớỉ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ vì
A.từ đây nhân dân miền Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.
B.tạo ra sự thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.
C.quyết định để hai miền tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước
D.đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân ta.
Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
A.sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn làm nòng cốt.
B.sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ.
C.sử dụng chiến thuật “thiết xa vận’, “trực thăng vận”.
D.quân Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến.
“Giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, đấu tranh chống Mĩ và tay sai, nhằm
thực hiện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ
quốc”, là chủ trương đấu tranh của
A.Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
B.Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
C.quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D.Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam.
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam?
A.Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
B.Thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C.Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
D.Buộc Mĩ phải ngừng cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội - Hải Phòng

You might also like