You are on page 1of 8

CHUYÊN ĐỀ : VIỆT NAM 1954 - 1975

NỘI DUNG 1: Giai đoạn 1954-1960


I. VỀ TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ 2 MIỀN NAM - BẮC SAU 1954
1. Đặc điểm tình hình của nước Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ:
- Bị chia cắt thành 2 miền theo 2 chế độ khác nhau.
- Miền Bắc: Hoàn toàn giải phóng:
+ Ngày 10/10/1954: Quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội (ngày giải phóng thủ đô)
+ Ngày 16/5/1955: Lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà – Miền Bắc hoàn
toàn giải phóng
Miền Nam:
+ Giữa tháng 5/1956: Pháp rút quân khỏi miền Nam khi ta chưa hiệp thương
tổng tuyển cử thống nhất đất nước
+ Mỹ:thay chân Pháp, dựng chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt
lâu dài VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới.
2. Nhiệm vụ cách mạng sau 1954:
- Miền Bắc: Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế; tiến hành
cách mạng XHCN
- Miền Nam:
+ Đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mỹ - Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
(1954-1959);
+ Tiếp tục tiến hành cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân.
- Cả nước: Đánh Mỹ , thống nhất đất nước
3. Vị trí và vai trò
- Cách mạng Miền Bắc: Hậu phương – vai trò quyết định nhất
- Cách mạng Miền Nam: - Tiền tuyến – vai trò quyết định trực tiếp

II. NHÂN DÂN HAI MIỀN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ:


A. Miền Bắc:
1. Cải cách ruộng đất:
2. Tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 3 của Đảng:
* Hoàn cảnh:
- Cách mạng 2 miền có bước tiến quan trọng (Miền Bắc: cải cách RĐ,
Miền Nam bùng nổ pt Đồng Khởi).
- Thời gian: ngày 5- 10/9/1960
- Địa điểm: Hà Nội
- Chủ trì: Lê Duẩn
* Nội dung:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của 2 miền và cả nước
- Thông qua kế hoạch 5 năm lần 1(1961-1965)
* Ý nghĩa: Đại hội xây dựng CNXH, đấu tranh thống nhất nước nhà

B. Miền Nam: Bùng nổ phong trào Đồng Khởi.


* Nguyên nhân:
- Về phía Mỹ - Diệm: Thực hiện chính sách” Tố cộng, diệt cộng”; đặt
Đảng Cộng sản ngoài vòng pháp luật; ra Luật 10/59(5/6/1959)- nguyên
nhân sâu xa
- Về phía ta: Tháng 1/1959 Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 15 và đề
ra nội dung( thường gọi là Nghị quyết 15)
+ Sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ Mỹ - Diệm
+ Phương hướng cm miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền
bằng đấu tranh chính trị chủ yếu kết hợp đấu tranh vũ trang
 Ý nghĩa: - Soi sáng/ mở đường phát triển cho cm miền Nam
- Yếu tố quyết định/ chủ yếu/ trực tiếp bùng nổ phong
trào Đồng Khởi.
* Diễn biến:
- 1959: Nổ ra lẻ tẻ/ đầu tiên ở Vĩnh Thanh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh
Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi)
- 17/1/1960: Đồng Khởi, bắt đầu ở 3 xã thuộc Mỏ Cày, Bến Tre ( Định
Thủy, Phước Hiệp, Đòng Khánh)
- Cuối 1960: Lan rộng Nam-Trung bộ và Tây Nguyên
* Kết quả:
- Giải tán chính quyền địch ở nhiều nơi, lập ủy ban tự quản, chia ruộng
đất
- Ngày 20/12/1960: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (Việt Nam)
ra đời ( kết quả lớn nhất).
* Ý nghĩa:
- Giáng đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ, thất bại chiến
lược Chiến tranh đơn phương của Mỹ
- Lung lay tận gốc chế độ Mỹ- Diệm`
- Đánh dấu bước phát triển của cm miền Nam: từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công ( ý nghĩa lớn nhất)

NỘI DUNG 2: CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT”


1961 – 1965.
I. VỀ PHÍA MỸ - DIỆM: đề ra CL “CHIẾN TRANH ĐẶC
BIỆT”
1. Khái niệm: Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược kiểu mới,
nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Ken-nơ-
đi
2. Công thức: CTĐB = Quân đội Sài Gòn (nòng cốt) + Cố vấn Mĩ + Vũ khí,
phương tiện chiến tranh Mĩ
3. Âm mưu : - Dùng người Việt đánh người Việt.
4. Thủ đoạn của CTĐB:
- Dồn dân lập “Ấp chiến lược” (coi như “xương sống” trong “Chiến tranh đặc
biệt”). -
Các chiến thuật mới: “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
- Mở các cuộc hành quân, càn quét ( kế hoạch Giôn-xơn - Mac-na-ma-ra bình
định MN trong 2 năm; Kế hoạch Xtalay Tay lo bình định MN trong 18 tháng)
5. Quy mô: – Miền Nam
II. NHÂN DÂN MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN
TRANH ĐẶC BIỆT:
- Mặt trận chính trị: Phá ấp chiến lược ở nông thôn, biểu tình chống đàn áp ở
thành thị -> chính quyền Diệm suy sụp.
- Mặt trận quân sự:
+ Mở màn: Ấp Bắc (Mỹ Tho) 1963 – phong trào “Thi đua Ấp Bắc,
giết giặc lập công”
+ Phá sản về cơ bản: Bình Giã (Bà Rịa – Vũng Tàu) 12/1964.
+ Phá sản hoàn toàn: An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
NỘI DUNG 3: “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” 1965 – 1968.
I. VỀ PHÍA MỸ: đề ra CL “CHIẾN TRANH CỤC BỘ”
1. Khái niệm: Chiến tranh Cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược kiểu
mới, nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”
1. Công thức: - CTCB = Quân đội Mĩ (nòng cốt) + QĐ Đồng Minh + QĐ
Sài Gòn + Vũ khí, phương tiện Mĩ
-> Mỹ hóa chiến tranh
2. Quy mô : Miền Nam và Chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
3. Âm mưu: giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng
cách mạng của ta
4. Thủ đoạn của CTCB:
- Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào VN
- Mở cuộc hành quân “tìm diệt” và “ bình định” ( thủ đoạn cơ bản)
- Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
-> là chiến lược chiến tranh ác liệt nhất của Mỹ thực hiện ở VN

II. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN TRANH CỤC BỘ


1. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam)
2. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)- 18/8/1965
-> chứng tỏ:
+ Nhân dân Miền Nam có khả năng thắng quân Mĩ
+ Mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”
3. Đánh bại cuộc hành quân mùa khô 65-66; 66-67-> bẻ gãy 2 gọng
kìm “tìm diệt” và “bình định”
4.Thắng lợi cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy Mậu Thân 1968 -> buộc
Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh; buộc Mỹ ngồi vào bàn đám
phán với ta ở Hội nghị Pa-ri; mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”
III. MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT
CỦA MỸ
- Mỹ lấy cớ gì để gây chiến tranh phá hoại lần thứ nhất? – Gây ra “sự
kiện Vịnh Bắc Bộ”
- Âm mưu của Mỹ khi gây chiến tranh phá hoại MB là gì?- Phá hoại tiềm
lực kinh tế, quốc phòng, ngăn chặn chi viện, làm lung lay ý chí đấu tranh của ta
- Mỹ gây ra cuộc chiến tranh hoại bằng không quân và hải quân
NỘI DUNG 4: VỀ “VIỆT NAM HÓA CHIẾN
TRANH” 1969 - 1973
1. Khái niệm: Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm
trong chiến lược “ Răn đe thực tế”( Ních xơn)
2. Công thức của Việt Nam hóa chiến tranh:
VNHCT = Quân đội Sài Gòn (nòng cốt)+ Cố vấn Mĩ + Hỏa lực không
quân và hậu cần Mĩ
2. Âm mưu cơ bản: “Dùng người Đông Dương đánh người Đông
Dương”, “ Dùng người Việt đánh người Việt”
3. Thủ đoạn:
- Rút dần quân viễn chinh khỏi miền Nam, xây dựng quân đội SG mạnh để tự
gánh vác chiến tranh
- Đánh phá miền Bắc lần 2 – âm mưu Cứu nguy cho VNHCT
- Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lượcCam-pu-chia (1970), Lào (1971)
-Dùng thủ đoạn ngoại giao (hòa hoãn với Liên Xô, thỏa hiệp với TQ) để cô
lập Việt Nam ( thủ đoạn mới)
4. Nhân dân ta chống CL “Việt Nam hóa chiến tranh”
* Mặt trận chính trị:
- Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời(1969)- ta đến HN
Pa-ri với tư cách là dân tộc có chính phủ
-Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp (1970)- đoàn kết đánh Mỹ.
* Mặt trận quân sự:
- 1970: Ta + Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân của Mĩ – SG
- 1971: Ta + Lào đập tan cuộc hành quân “ Lam Sơn 719” - cuộc hành quân
lớn nhất của VNHCT.
- Cuộc tiến công chiến lược 1972: tiêu biểu thành cổ Quảng Trị.
-> + Kết quả lớn nhất: Chọc thủng 3 phòng tuyến quân sự ở Quảng Trị, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Ý nghĩa lớn nhất: Mỹ tuyên bố “ Mỹ hóa” trở lại chiến tranh - thừa nhận
thất bại của VNHCT.
- Nhân dân MB đã giành thắng lợi trong Trận “Điện Biên Phủ trên không”
(12 ngày đêm) của nhân dân Hà Nội và Hải Phòng -> đây là thắng lợi quân sự
quyết định, buộc Mỹ kí hiệp định Pa-ri, rút hết quân Mỹ về nước

NỘI DUNG 5: 1973 - 1975


I. VỀ HIỆP ĐỊNH PARI 1973
1. Chiến dịch của ta buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán thương
lượng? - Mậu Thân 1968
2. Chiến dịch của ta buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri: - “Điện Biên Phủ
trên không” 1972
3. Nội dung thể hiện sự thắng lợi lớn nhất của ta trong Hiệp định Pari?
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của VN
4. Nội dung thể hiện sự thắng lợi về so sánh lực lượng trên chiến
trường miền Nam?
-Hoa Kì rút hết quân đội của mình và các nước Đồng Minh ra khỏi Miền
Nam
5. Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari?
- Ta đã “đánh cho Mĩ cút”, tạo điều kiện thuận lợi để ta “đánh cho Ngụy
nhào”
II. VỀ CHIẾN THẮNG PHƯỚC LONG
1. Nghị quyết 21: 7/1973 Hoàn cảnh?- do chính sách bình định, lấn chiếm, tràn
ngập lãnh thổ.
Nội dung? Nhận định kẻ thù là đq Mỹ và tay sai; nhiệm vụ cơ bản là tiếp tục
CMDTDCND; con đường bạo lực cách mạng; đấu tranh trên 3 mặt: chính trị,
quân sự, ngoại giao.
2. Chiến thắng Đường số 14 - Phước Long
- Thời gian? 6-1-1975
- Là trận trinh sát chiến lược.
- Khả năng đánh thắng Mỹ và tay sai.
III. DỊCH TÂY NGUYÊN (4 – 24/3/1975)
1. Cuối 1974 – đầu 1975, Bộ Chính trị đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn
toàn Miền Nam: - Giải phóng Miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976, đồng thời
nhấn mạnh 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến thì giải phóng trong năm 1975 (thể
hiện sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng)
2. Ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược năm 1975 Vì: - Tây
Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng cả ta mà địch đều muốn nắmgiữ; -
Địch bố trí lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở.
3. Ta mở đầu chiến dịch bằng cách đánh nghi binh ở: Plâyku và Kon Tum.
Mục đích: Thu hút lực lượng địch về hướng đó để tiêu diệt.
4. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên: - Chuyển từ tiến công chiến
lược ở Tây Nguyên sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam.
IV. VỀ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH (26/4 – 30/4/1975)
1. Chỉ huy trực tiếp của chiến dịch Hồ Chí Minh: - Đại tướng Văn Tiến
Dũng.
2. Phương châm tác chiến là: “Thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn
nữa…”
3. Sơ nét về diễn biến của chiến dịch:
+ 17h 26/4/1975 ta mở chiến dịch theo 5 hướng cánh quân
+ 10h45’ 30/4/1975 xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc lập
+ 11h30’ 30/4/1975 Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập – mốc
chiến dịch kết thúc
- 2/5/1975 Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng - mốc kết thúc cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước
6. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh?
- Đưa cả nước tiến lên kỷ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên CNXH;
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước;
- Có tầm quốc tế và mang tính thời đại sâu sắc
7. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến
dịch Hồ Chí Minh.
Giống nhau: đều là trận quyết chiến chiến lược; quy mô có sự hiệp đồng binh
chủng.
Khác nhau: Về phương châm tác chiến; về địa bàn mở chiến lược; về mục tiêu
…………………………..

You might also like