You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 12 GIỮA KÌ II

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Tháng 9/1951, Hiệp ước Mĩ kí với Bảo Đại để trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ: Hiệp
ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ.

Câu 2.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên
mới là: Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 3.
Kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi có tác động đến cuộc chiến kháng chiến của nd VN: Chiến tranh ĐD pt
lên quy mô lớn, vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn.

Câu 4.
Nhiệm vụ tập hợp, xd khối đoàn kết dân tộc ở VN từ 1951 – 1954 do tổ chức đảm nhận: Mặt trận
Liên Việt (Mặt trận Liên hiệp quốc dân VN).

Câu 5.
“Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nd…”
là 1 trong những ND cơ bản của kế hoạch quân sự: Đờ Lát đơ Tátxinhi.

Câu 6.
Tổ chức là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước ĐD trong cuộc k/c chống TDP (1945 – 1954): Liên
minh nd Việt – Miên – Lào.

Câu 7.
Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động VN là tờ báo: Nhân dân.

Câu 8.
Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, đầu 1953, Đảng và Chính phủ có chủ trương: Phát
động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

Câu 9.
ND không phải là điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơ-ve: Cục diện
chiến trường Đông Dương.

Câu 10.
Quyết định khác biệt của ĐHĐB lần thứ II (2/1951) của ĐCS ĐD so với ĐHĐB lần thứ I (3/1935) là:
Đưa Đảng ra hoạt động công khai.

Câu 11.
Sự kiện có ý nghĩa quyết định đưa cuộc k/c chống Pháp đến thắng lợi: ĐHĐB lần thứ II của ĐCS
ĐD (2/1951).

Câu 12.
Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế: Lâm vào thế
bị động, phòng ngự (Sa lầy và thất bại).

Câu 13.
Kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) chứng tỏ: Mĩ từng bước can thiệp
cào chiến tranh ĐD.
Câu 14.
Ý là điểm chung của kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950): Muốn xoay
chuyển cục diện chiến tranh.

Câu 15.
Điểm mới trong ĐHĐB lần thứ II của ĐCS ĐD (2/1951): Đưa Đảng ra hoạt động công khai.

Câu 16.
Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava: Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 17.
Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu – đông 1953 và xuân 1954 là: Trung Bộ và Nam
ĐD.

Câu 18.
Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của TDP theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava: Đồng bằng
Bắc Bộ.

Câu 19.
Đảng Lao động VN đề ra phương hướng chiến lược của quân dân ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954
nhằm mđ: Phân tán lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 20.
Ý nghĩa quan trọng của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954: Bước đầu làm phá sản
kế hoạch Nava.

Câu 21.
Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đã khoét sâu vào điểm yếu của kế hoạch Nava:
Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.

Câu 22.
ND quan trọng nhất mà các nước ĐQ phải thừa nhận trong Hiệp định Giơnevơ là: Các nước tham
gia kí hiệp định tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước ĐD.

Câu 23.
Sự kiện buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở
rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược ĐD: Hiệp định Giơnevơ kí kết.

Câu 24.
Từ thu – đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi: Chuyển
hướng tiến công ra Bắc Bộ.

Câu 25.
Theo dự định ban đầu, trung tâm của kế hoạch Nava là: Điện Biên Phủ.

Câu 26.
Tháng 9/1953, Bộ Chính trị BCH TW Đảng đã họp và xđ phương hướng chiến lược của ta trong
Đông – Xuân 1953 – 1954 là: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan
trọng mà địch tương đối yếu.

Câu 27.
Sự thay đổi của kế hoạch Nava được đánh dấu bằng hoạt động: Tập trung xd Điện Biên Phủ thành
tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ĐD.

Câu 28.
Ý nghĩa quan trọng của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân và dân ta là:
Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.

Câu 29.
ND quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là: Các nước tham dự cam kết tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của 3 nước ĐD.

Câu 30.
CM miền Nam có vai trò trong sự nghiệp CM của cả nước: quyết định trực tiếp, tiền tuyến, trực tiếp
đấu tranh chống lại các chiến lược chiến tranh kiểu mới của Mĩ.

Câu 31.
Ở VN, 10/10/1954 diễn ra sự kiện quan trọng: Pháp rút khỏi HN, bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô.

Câu 32.
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về ĐD, nd miền Bắc thực hiện nhiệm vụ CM: tiến hành CM
XHCN.

Câu 33.
Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam VN là: “Dùng
người Việt đánh người Việt”.
Câu 34.
Chiến thắng Ấp Bắc của quân ta đã dấy lên phong trào: “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Câu 35.
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara là: Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam
trong vòng 2 năm.

Câu 36.
ĐH Đảng toàn quốc lần thứ III đã kđ vai trò của CM miền Bắc: có vai trò quyết định nhất đối với sự
pt của CM cả nước.

Câu 37.
Chiến thuật được sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là: “Trực thăng vận”, “thiết xa
vận”.

Câu 38.
Sự kiện chỉ rõ vai trò của CM từng miền sau k/c chống Pháp là: ĐHĐB toàn quốc lần thứ III của
Đảng (9/1960).

Câu 39.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) được Mĩ thực hiện ở VN trong bối cảnh: Hình
thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại.

Câu 40.
Chiến thắng của quân và dân miền Nam đánh dấu sự phá sản về cơ bản của chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt”: Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964).

Câu 41.
HN lần thứ 15 BCH TW Đảng Lao động VN (1/1959) quyết định để nd miền Nam sử dụng bạo lực
CM là do: không thể tiếp tục sd BP hòa bình được nữa.

Câu 42.
ND phản ánh đầy đủ nhất về tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về ĐD: Miền Bắc
được giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.

Câu 43.
Mục tiêu chung của CM hai miền nước ta sau Hiệp định Giơnevơ là: Hoàn thành cuộc CM dân tộc
dân chủ nd trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

Câu 44.
Ngày 16/5/1955 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng: Toán lính Pháp cuối cùng rút khảo đảo Cát Bà
(HP) => Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.

Câu 45.
HN BCH TW Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã xđ phương hướng cơ bản của CM miền Nam là: Khởi
nghĩa giành chính quyền về tay nd bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu
tranh vũ trang.

Câu 46.
Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi: Giáng đòn nặng nề vào chính sách TD mới của Mĩ, làm lung
lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước pt của CM miền Nam chuyển từ
thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 47.
Nhiệm vụ của CM miền Nam VN sau 1954: Tiến hành cuộc CM dân tộc, dân chủ.

Câu 48.
Mục tiêu của kế hoạch Xtalây – Taylo là: Bình định miền Nam trong 18 tháng.

Câu 49.
Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của miền Bắc là: Hậu phương, có vai trò quyết định nhất.

Câu 50.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ra đời trong hoàn cảnh: Hình thức thống trị bằng chính quyền
tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại.

Câu 51.
Ấp chiến lược được coi là “xương sống” của chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 52.
Hình thức chiến tranh xâm lược TD kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy
của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ là chiến lược: “Chiến
tranh đặc biệt”.

Câu 53.
Chiến thắng của quân và dân miền Nam đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt”: An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước).

Câu 54.
Mục đích của Mĩ – Diệm khi xd “ấp chiến lược” ở miền Nam VN: Để bình định miền Nam VN.

Câu 55.
ND là CT của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Quân đội SG + cố vấn Mĩ + vũ khí, trang bị KT,
phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Câu 56.
Do đâu mà nước ta bị chia cắt làm hai miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về ĐD: Do Mĩ và
chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định Giơnevơ năm 1954 về ĐD.

II. Tự luận
Câu 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c chống Pháp (1945 – 1954):
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM với đường lối k/c đúng đắn, sáng tạo.
+ Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lđsx.
+ Hệ thống chính quyền dân chủ nd trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang ba
thứ quân, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Liên minh chiến đấu của nd 3 nước ĐD chống kẻ thù chung.
+ Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của TQ, LX và các nước dân chủ nd.
+ Ủng hộ của nd Pháp và loài người tiến bộ.

Câu 2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc k/c chống Pháp (1945 – 1954):
- Đối với dân tộc:
+ Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị TD của Pháp trong gần một thế kỉ.
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn CM XHCN, tạo cơ sở để nd ta giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Đối với thế giới:
+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của CNĐQ, góp phần làm tan rã hệ
thống thuộc địa của CNĐQ.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

Câu 3.
* Nguyên nhân, ĐK bùng nổ phong trào “Đồng khởi”:
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách phản động của Mĩ – Diệm đã làm cho mâu thuẫn XH gay gắt.
+ Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng PL, ra Luật 10/59, giết hại nhiều người,
tù đày nhiều đồng bào yêu nước. Vì vậy đòi hỏi có một BP quyết liệt để đưa CM vượt qua khó khăn,
thử thách.
- ĐK bùng nổ: 1/1959, HN lần thứ 15 BCH TW Đảng đã quyết định để nd miền Nam sd bạo lực CM
đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Phương hướng cơ bản: đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu
tranh vũ trang.
* Ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách TD của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình
Diệm.
- Đánh dấu bước pt của CM miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN ra đời (20/12/1960). Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn
dân, đấu tranh chống ĐQ Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 4. Những sự kiện cơ bản trong cuộc chiến đấu của nd ta chống chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” (nêu thắng lợi, ý nghĩa):
* Mặt trận phá “ấp chiến lược”:
- Diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch.
- KQ’:
+ Cuối 1962: trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam vẫn do CM kiểm soát.
+ Cuối 1964: địch chỉ kiểm soát được 3.300 ấp (khoảng 1/5 dự kiện).
+ 6/1965: địch chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.
=> “Xương sống” của “CTĐB” bị phá sản cơ bản.
* Mặt trận đấu tranh chính trị:
- Có những bước pt mạnh mẽ.
- Nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài”.
=> đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
* Mặt trận quân sự:
- Mở đầu là chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) => dấy lên phong trào “Thu đua Ấp Bắc, giết giặc lập
công”.
- 2/12/1964: chiến thắng Bình Giã => Chiến lược “CTĐB” bị phá sản về cơ bản.
- Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài => Chiến lược “CTĐB” bị phá sản hoàn toàn.

Câu 5. Tác động của CM mỗi miền và mqh khăng khít của CM hai miền Nam – Bắc:
- CM miền Bắc:
+ Có vai trò quyết định nhất đối với sự pt của CM cả nước.
+ Hậu phương chi viện sức người, sức của... cho tiền tuyến miền Nam.
- CM miền Nam:
+ Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
+ Tiền tuyến, trực tiếp chiến đấu chống lại các chiến lược chiến tranh kiểu mới của Mĩ.
=> Mqh hậu phương – tiền tuyến, quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành
cuộc CM dân tộc dân chủ nd trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

You might also like