You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA SỬ 9 KỲ II

Năm học: 2021 – 2022


Câu 1: Kể tên ba chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
Câu 2: Từ 1954-1975 quân dân 2 miền Nam – Bắc đã đánh bại những chiến lược chiến
tranh nào của Mĩ?
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của hiệp định giơ ne vơ 1954 về Đông Dương?
Câu 4: So sánh chiến lược chiến tranh đặc biệt với chiến tranh cục bộ có điểm gì giống
và khác nhau?
Câu 5: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở Miền
Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp?
Câu 7: Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN CÂU 5 VÀ 6:


Câu 5: So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục
bộ của Mĩ tại miền Nam Việt Nam.
*Giống nhau:
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn
cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc
địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 
- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ. 
- Đều bị thất bại.
* Khác nhau:
Chiến tranh đặc biệt:
- Lực lượng tham gia chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ.
- Địa bàn: diễn ra ở Miền Nam .
Chiến trang cục bộ:
- Lực lượng tham gia: ngoài quân đội Sài Gòn có thêm quân đội Mĩ và quân đồng
minh.
- Địa bàn: Ngoài xâm lược Miền Nam, Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc
nước ta bằng không quân và hải quân.

Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp?
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp:
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối
kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang với ba thứ quân không
ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc.
- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Lào và Cam –pu-chia
chống kẻ thù chung.
- Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cùng các lực
lượng tiến bộ khác.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp gần 1 thế kỉ trên đất nước ta.
- Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ
sở giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Giáng đòn nặng vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần
làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên TG.

You might also like