You are on page 1of 6

Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
LỊCH SỬ (GK2)

Bài 20:
Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

-Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch Nava


- 12 - 1953, quân ta tiến công địch ở thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên
Phủ ) được giải phóng. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ ...
- 12 - 1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng
Thà Khẹt
- 1 - 1954, liên quân Lào - Vi ệt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh
Phongxalì....
- 2 - 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kon
Tum. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Plâyku…

-Ý NGHĨA: Th ắng lợi trong đông - xuân 1953 - 1954 đã chuẩn bị về vật chất và
tinh thần cho quân và dân ta -> Điện Biên Phủ
-Phương hướng chiến lược: giữ vững quyền chù động đánh địch trên cả hai mặt trận:
chính diện và sau lưng địch. Giữ vững thế chủ động buộc địch phải phân tán lực
lượng ở những điểm xung yếu.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)


- Âm mưu của địch:+ Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở
Đông Dương. Pháp và Mĩ cho rằng Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công
phá”.
- Chủ trương: Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải
phóng Bắc Lào.
- Diễn biến: chia làm 3 đợt:

Kết quả: THẮNG -> tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ: 16200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất, kĩ thuật.

Ý NGHĨA chiến thắng ĐBP:


*Với VN:
-Là chiến thắng vĩ đại nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược
-Tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký
kết Hiệp định Geneva (tháng 7/1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Đông Dương
-Mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
đấu tranh giải phóng miền Nam
-Khẳng định sự lớn mạnh vượt bậc của Quân đội Nhân dân Việt Nam, để lại nhiều
kinh nghiệm về xây dựng, hoàn chỉnh đường lối quân sự khi bước vào cuộc kháng
chiến mới

*Với Quốc Tế:


-Là chiến thắng mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì
hòa bình, tiến bộ của nhân loại
-Giáng đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh dấu sự
sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới
-Là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
-Chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý
chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự
do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi
-Khẳng định niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đàng do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện.

Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (8/5/1954, Thụy Sĩ)
21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.

-Nội dung cơ bản:


+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của ba nước Đông Dương.
+ Hai bên tham gia chiến cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
+ Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng, lấy vĩ tuyến l7
làm ranh giới quân sự tạm thời.
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ tổ
chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế.

- Ý nghĩa của Hiệp định:


+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các
nước Đông Dương.
+ Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu mở rộng và
quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương:
+ Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp (1945 –
1954)
*Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần
một thế kỉ trên đất nước ta -> QUAN TRỌNG NHẤT
- Bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Tám.
- Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế
quốc.

* Đối với quốc tế:Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước
hết là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.
Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
*Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối
đúng đắn: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. -> CƠ BẢN
NHẤT
- Được tiến hành trong điều kiện có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả
nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu
phương vững chẳc.
- Có tinh thần đoàn kết giữa ba nước Đông Dương và sự đồng tình tình giúp đỡ của
Trung Quốc và Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác…

BÀI 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và
chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

Hoàn cảnh dẫn đến âm mưu, thủ đoạn mới của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ:
- Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955) nhưng cuộc hiệp thương Tổng tuyển cử chưa
được tiến hành.
- Mĩ thay thế Pháp và đưa chính quyền tay sai lên nắm quyền ở miền Nam.
- Âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ
quân sự của Mĩ.
- Chính quyền Ngô Đình Diệm ở Miền Nam (do Mĩ dựng lên và trực tiếp chi đạo) ra
sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền,
biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI

Hoàn cảnh
-1957-1959, Mĩ-Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam, ra sắc
lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện "đạo luật 10/59" công khai chém
giết những người vô tội…
- Đầu 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng đã xác định con đường cơ bản
là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực
lượng vũ trang.

* Diễn biến:
- Phong trào nổi dậy của quân ta bắt đầu ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng
(Quảng Ngãi)... sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với
cuộc "Đồng khởi", tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.
- 17-1-1960, phong trào nổ ra ở huyện Mỏ Cày, sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh
Bến Tre.
+ Phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã, ở những nơi đó.
+ UBND tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển.
Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
- Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số
nơi ở Trung Trung Bộ.

* Ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới.
- Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Tạo ra bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng
sang thế tiến công.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960):

* Nhiệm vụ chung:
“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh
CMXHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ,….”.

* Nhiệm vụ của mỗi miền:


+ CM XHCN ở miền Bắc: có nhiệm vụ xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa vững
mạnh, hậu phương lớn để cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh
thắng đế quốc Mỹ.
+ CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có nhiệm vụ đánh thắng đế quốc Mỹ ở
miền Nam, hoàn thành công cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc
XHCN.
* Vị trí và vai trò của mỗi miền:
+ CM XHCN ở miền Bắc: có vai trò quyết định nhất (do có nhiệm vụ xây dựng tiềm
lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho CM miền Nam, chuẩn bị cho cả
nước đi lên CNXH về sau) đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước.
+ CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có vai trò quyết định trực tiếp trong
công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
* Mối liên hệ của CM 2 miền:
+ Mỗi miền đều có nhiệm vụ khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nhưng cả hai miền
có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì cả hai miền đều có chung 1 mục tiêu: hòa
bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cùng đi lên xây dựng CNXH.
+ Cả 2 miền đều do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, 1 quân đội thống nhất tiến hành.
-> ND cơ bản nhất: đề ra nhiệm vụ cm từng miền và nêu rõ vị trí cm 2 miền.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT

- Âm mưu cơ bản: “Dùng người Việt đánh người Việt”.

Ý nghĩa
- Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công.
- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm
- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng
của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với
chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965)
=>lực lượng quân đội nòng cốt.
Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)

Ý nghĩa
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.
- Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại chiến tranh
cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn hội nghị Paris
đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

So sánh ct ĐẶC BIỆT và CỤC BỘ

=>NX: so với chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ là bước leo thang
chiến tranh xâm lược Việt Nam với tính chất ác liệt và quy mô lớn hơn.

You might also like