You are on page 1of 6

NHÓM 8 - BÀI TẬP 2

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU


NƯỚC GIAI ĐOẠN (1969-1972).
SINH VIÊN UAH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY.

I- HOÀN CẢNH LỊCH SỬ


1. Bối cảnh lịch sử:
Những năm 1969-1972, đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ráo riết thực
hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trên địa bàn Tây Nam Bộ (gồm các tỉnh Cần
Thơ, Rạch Giá, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau), Mỹ và chính quyền Sài
Gòn thực thi chính sách “bình định”, siết chặt hệ thống kìm kẹp hòng biến địa bàn chiến
lược quan trọng này thành vùng đệm, căn cứ bảo vệ Sài Gòn từ phía Tây Nam... Cách mạng
ở Tây Nam Bộ vô cùng khó khăn. Từ yêu cầu thực tiễn, Khu ủy Tây Nam Bộ đã kịp thời củng
cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, phát triển đảng viên, kiên trì
“bám dân”, “bám địa bàn”, lãnh đạo quân, dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh”, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2. Hoàn cảnh lịch sử:
a) Ngoài nước:
* Thuận lợi:
- Được sự ủng hộ nhiệt thành của bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
* Khó khăn:
- Mỹ đem vũ khí chiến lược vào Đông Dương.
- Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
- 20/1/1969, Mĩ hoàn thành bầu cử tổng thống, ổn định nội bộ.
- Mỹ hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để cắt đứt nguồn viện trợ cho chiến trường Việt
Nam.
b) Trong nước:
* Thuận lợi:
- Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
- Miền Bắc khắc phục được hậu quả chiến tranh, tiếp tục công cuộc viện trợ miền Nam và
tăng cường lực lượng cho miền Nam.
- Từ 1969-1972, tình hình khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội chuyển
biến tốt đẹp.
- Ngô Đình Diệm bị ám sát, bộ máy cai trị miền Nam Việt Nam rối ren.
* Khó khăn:
- Mỹ lật lọng sau thoả thuận về việc kí kết hiệp định Paris, mở cuộc chiến tranh phá hoại lần
thứ 2.
- Mỹ dùng B52 để gây áp lực cho miền Bắc trên bàn đàm phán.
=> Từ hoàn cảnh lịch sử, yêu cầu của cách mạng lúc này là con đường bạo lực cách mạng và
nhấn mạnh bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối
chiến lược tiến công.
- Tư tưởng chỉ đạo của trung ương Đảng là tích cực phản công, chuẩn bị tiến lên hoàn toàn
giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
II- Chủ trương của Đảng 1969-1973 Khắc phục hậu quả chiến
tranh & Khôi phục, phát triển kinh tế miền Bắc
1. Chủ trương của Đảng 1969-1973:
- Hội nghị Trung ương cục miền Nam 7/1969 đã chủ trương đẩy mạnh tiến công quân sự và
xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân.
- Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1970) và Hội nghị Bộ chính trị 6-
1970 chủ trương chuyển hướng tiến công, lấy nông thôn làm hướng chính, tập trung ngăn
chặn và đẩy lùi chương trình “Bình Định” của địch.
- 1/6/1972, Bộ chính trị đề ra các biệt pháp khẩn trương chuyển hướng hoạt động của miền
Bắc cho phù hợp với tình hình chiến tranh ác liệt.
- Cuối tháng 9/1972 Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương mới về việc đàm phán
về hội nghị Paris.
- Tháng 7/1973, hội nghị lần thứ 21 của ban chấp hành Trung ương Đảng đã nêu rõ con
dường cách mạng của nhân dân miền Nam là con đường bạo lực cách mạng và nhấn mạnh
bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến
công. Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng là tích cực phản công, chuẩn bị tiến lên hoàn
toàn giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
2. Đánh giá phong trào cách mạng:
a) Miền Bắc:
* Khôi phục kinh tế văn hóa
- Thắng lợi:
+1/11/1968, Mỹ buộc phải dừng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc vô diều kiện.
+ Đảng đã động viên đoàn kết nhân dân miền Bắc kiên trì phấp đấu hoàn thành các kế hoạch
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Hạn chế:
+ Việc tổ chức thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra có nhiều vấn
đề chưa kịp cụ thể hóa và vận dụng tốt, chưa nắm vững và giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa xây dựng quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất.
+ Trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế trung ương và kinh tế địa phương
chưa chú ý đến phát triển đúng mức kinh tế địa phương.
+ Trong lĩnh vựa lưu thông, tài chính ngân hàng, giá cả, tiền lương có những nhận thức và
thực hiện không đúng làm cản trở việc đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.
- Kết quả:
+ Sản lượng lương thực tăng, cải tiến quản lí hợp tác xã có cải tiến đáng kể.
+ Nhiều cơ sở công nghiệp trung ương, địa phương được khôi phục nhanh chóng và một số
ngành công nghiệp trọng điểm đều có bước phát triển.
+ Giao thông vận tải được khôi phục, nhất là những tuyến giao thông chiến lược.
+ Văn hóa, giáo dục, y tế nhanh chóng được phục hồi, phát triển và khối đại đoàn kết hệ
thống chuyên chính vô sản được củng cố vững mạnh.
- Ý nghĩa:
+ Những kết quả trên đã làm cho tiền lực mọi mặt của miền Bắc được tăng cường, cải thiện
đời sống nhân dân, đưa cuộc sống trở về mức bình thường.
+ Mỹ phải thỏa thuận một thời gian biểu cho việc kí hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến
tranh, lặp lại hòa bình ở Việt Nam do chính phủ ta dự thảo.
* Chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2, bảo vệ miền Bắc:
- Thắng lợi: Chiến thắng trận Điện Biên Phủ trên không, Mỹ phải ngừng hoàn toàn
phá hoại miền Bắc để kí kết hiệp định Paris.
- Hạn chế:
+ Bị cắt nguồn viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc, thiếu hụt vũ khí (tên lửa chống B52).
+ Vũ khí, đạn dược thô sơ.
- Kết quả: miền Bắc đã bắn rơi 735 máy bay Mỹ, trong đó có 61 máy bay B52, 10
máy bay F.111, bắn chìm 125 tàu chiến, tàu biệt kích.
- Ý nghĩa:
+ Chiến thắng chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ góp phần bảo vệ vững chắc xã hội chủ
nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng đã dành được, tạo bước chuyển chiến lược căn bản về
cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần giải phóng miền Nam thống
nhất đất Nước.
+ Chiến thắng “Hà Nội điện biên phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh
nhân dân, phòng không nhân dân, chiến thắng là chiến thắng sức mạnh chính trị tinh thần
của toàn dân tộc Việt Nam, là ý chí quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ
xâm lược.
+ Chiến thắng “ Hà Nội điện biên phủ trên không” đánh bại sức mạnh quân sự hùng hậu của
chủ nghĩa đế quốc, góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, củng cố niềm
tin cho lực lượng đấu tranh vì hòa bình độc lập của dân tộc và tiến bộ của xã hội.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng, của cấp ủy các cấp làm tốt
công tác chính trị tư tưởng tăng cường sức mạnh ý chí chiến đấu, xây dựng tinh thần chủ
động.
+ Kế thừa phát huy nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn làm phát huy sức
mạnh trên cơ sở tổng hợp của toàn dân tộc.
+ Chủ động nghiên cứu phân tích dự báo đánh giá đúng tình hình thường xuyên theo dõi
nắm chắc âm mưu thủ đoạn của địch.
+ Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng khu phòng thủ thế trận quốc phòng
toàn dân phòng không nhân dân vững chắc, phát huy tốt vai trò của lực lượng phòng không
không quân.
+ Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc
tế.
+ Trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chủ động phát huy nội
lực để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa.
b) Miền Nam:
- Thắng lợi:
Về quân sự:
- 1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia, đập tan cuộc hành quân xâm
lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17.000
địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
- 1971, bộ đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn –
719”, loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 quân địch, giữ vững đường hành lang chiến lược của
cách mạng Đông Dương.
- Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược, lấy Quảng Trị
làm hướng chủ yếu, cùng với các hướng tiến công ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên, rồi phát
triển rộng khắp miền Nam.
Về ngoại giao:
– Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành
lập, được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
– Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia (tháng 4/1970), biểu thị quyết tâm
của nhân dân 3 nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
– Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được
kí kết, nội dung cơ bản như sau:
+ Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
+ Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự
chống miền Bắc Việt Nam.
+ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không dính
líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
+ Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ, thông qua
tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
+ Hai miền Nam – Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước không
có sự can thiệp của nước ngoài.
+ Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
+ Các bên công nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội,
hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
+ Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
- Hạn chế:
+ Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến
trường, quân Mỹ thực hiện kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt”.
+ Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược sang Campuchia và Lào.
+ Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự viện trợ cho
chiến trường miền Nam Việt Nam.
+ Mỹ sẵn sàng trở lại chiến trường miền Nam Việt Nam khi có điều kiện.
- Kết quả:
- Giải phóng miền Nam đã càn quét sạch quân xâm lược, đưa lại độc lập thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên cả nước hòa bình, thống
nhất, cùng chung nhiệm vụ chiến lược đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Ý nghĩa:
Đối với Việt Nam:
+ Tăng thêm sức mạnh vật chất - tinh thần, thế lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam, nâng
cao uy tín của Đảng và dân tộc trên đấu trường quốc tế.
+ Để lại niềm tự hào sâu sắc và những kinh nghiệm, cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước
lâu dài về sau.
+ Giáng đòn nặng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ
hóa” trở lại chiến tranh xâm lược
+ Cùng với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, miền Bắc làm tròn nghĩa vụ
hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Trong ba năm (1969 – 1971), hàng chục vạn
thanh niên nhập ngũ vào chiến trường. Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng
lên 1,6 lần.
+ Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, mở ra bước ngoặt
của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.
+ Nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút, làm so sánh lực lượng
ở miền Nam thay đổi cho cách mạng, tạo ra điều kiện thuận lợi để tiến lên giải phóng hoàn
toàn miền Nam.
Đối với quốc tế:
+ Đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và cách
mạng thế giới bảo vệ được tiền đồn phía Đông Nam Á của chủ nghĩa xã hội, mở rộng địa bàn
chủ nghĩa xã hội.
+ Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc
từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Làm phá sản các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ
gây tổn thất to lớn và tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ và lâu dài.
+ Làm suy yếu trọng địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một tuyến quan trọng của chúng ở
khu vực Đông Nam Á mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới cổ vũ phong trào độc lập
dân tộc, dân chủ.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩ xã hội nhằm huy động toàn dân đánh Mỹ,
cả nước đánh Mỹ.
+ Tìm ra phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo cách mạng khởi nghĩa toàn
dân và chiến tranh nhân dân, sử dụng phương pháp cách mạng tổng hợp.
+ Có công tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp Bộ Đảng và cấp Uỷ quân đội thực hiện
thắng lợi từng bước đến thắng lợi hoàn toàn.
+ Hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng, tổ chức chiến
đấu, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế.

* Sinh viên UAH có nhiệm vụ gì để bảo vệ tổ quốc Việt Nam


Nhận thức:
- Sinh viên nói chung và sinh viên UAH nói riêng là trụ cột, là lực lượng tiên phong có
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Đất Nước. Bởi thanh niên có sức khỏe,
sự nhạy bén tiếp thu kiến thức khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong phát triển
đất nước cũng như là lực lượng kế tục và phát huy trí tuệ của nước nhà.
- Là những tài năng trẻ, những người sẽ làm nên tương lai của nền kiến trúc, quy
hoạch, thiết kế đồ họa, .... trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, khẳng định vị thế
của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. đóng góp cho sự phát triển của đất
nước nói chung và của nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hành động:
- Học để trau dồi kỹ năng chuyên môn, kiến thức chuyên nghành, tham gia các hoạt
động thực tiễn và các hoạt động bảo vệ lãnh thổ, nâng cao tinh thần chính trị và biết trau dồi
kỹ năng trong thời kỳ mới và tiếp thu sự phát triển của công nghệ .
- Đi theo đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực kiến
trúc, để kiến trúc thực sự lấy người dân làm chủ thể, không đi theo, loại trừ những kiến trúc
lai căng.
- Trong thời gian tới, hoạt động sáng tạo kiến trúc phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn sinh
động của đất nước. Kiến trúc phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, lịch sử vùng miền,
dân tộc, góp phần phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ mới và làm giàu thêm văn hoá
của dân tộc. Là một sinh viên kiến trúc cần chú trọng đổi mới sáng tác theo hướng kiến trúc
xanh, kiến trúc bền vững, nâng cao trách nhiệm xã hội của kiến trúc sư khi hành nghề.
- Giữ gìn, kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống, kiến trúc mới
có giá trị.
- Chủ động tham gia và hòa nhập với xu thế kiến trúc thế giới,…
- Đưa những nét văn hóa, truyền thống, lãnh thổ của dân tộc vào các bản thiết kế kiến
trúc để chủ quyền lãnh thổ được nhiều nước bạn biết tới hơn, góp phần khẳng định chủ
quyền lãnh thổ của nước nhà.
- Rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống trong sáng, lành mạnh đấu tranh chống lại
biểu hiện của lối sống lai căng, rời xa giá trị văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc.

------------------------HẾT-------------------------

You might also like