You are on page 1of 9

Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

Chào các em,


Để giúp các em chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi cuối học kì II năm học 2023 – 2024, Thầy cô Nhóm
Lịch sử gửi các em nội dung ôn tập. Trong đó các em lưu ý 1 vài nội dung sau:
1. Cấu trúc đề thi giống với cấu trúc giữa kì: 28 câu trắc nghiệm (7 điểm) và 2 câu tự luận (3
điểm). Câu vận dung: 2 điểm và vận dung cao: 1 điểm.
2. Giới hạn chương trình kiểm tra: từ bài 21 – bài số 27. Không học những nội dung đã hướng
dẫn giảm tải theo công văn 3280
3. Nội dung trắc nghiệm: mức độ câu hỏi mức độ biết và hiểu. Các em bám sát vào nội dung
SGK và tài liệu hướng dẫn này, bộ câu hỏi trắc nghiệm thầy cô gửi mang tính tham khảo,
định hướng (lưu ý tập trung vào các câu hỏi biết và hiểu), đáp án chuẩn dựa vào SGK.
4. Nội dung tự luận: mức độ vận dụng và vận dụng cao. Các em bám sát vào nội dung SGK và
tài liệu hướng dẫn này. Đáp án ở bộ tài liệu này mang tính định hướng để các em ôn tập tốt
hơn.
5. Trong quá trình ôn tập, nếu có nội dung nào chưa rõ, các em liên hệ thầy cô bộ môn để được
hỗ trợ.
Chúc các em thi tốt.
Nhóm Lịch sử - Trường THPT FPT Đà Nẵng

1
Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

ĐỀ CƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II


Môn: Lịch sử
Năm học: 2023 – 2024
BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ
QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965)
1. Phân tích được ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960)
- Giữa lúc cách mạng 2 miền Bắc – Nam có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao động Việt Nam
đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960).
- Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền:
Chỉ rõ vai trò, vị trí của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa các mạng hai miền.
=> Ý nghĩa:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III là mốc đánh dấu bước phát triển trong quá trình lãnh đạo
của Đảng ta.
+ Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng,
toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống
nhất nước nhà”.
2. Phân tích được ý nghĩa của các thắng lợi trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh
đặc biệt”: chiến thắng Ấp Bắc và chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ trong đông
- xuân 1964 - 1965.
- Chiến thắng Ấp Bắc (1-1963):
+ Đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam.
+ Bước đầu đánh bại các chiến thuật “Trực thăng vận”; “thiết xa vận” của địch.
+ Đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của của Mĩ.
+ Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. (*)
- Chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ trong đông – xuân 1964-1965: (Bình Giã,
An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài)
+ Trận mở màn là trận Bình Giã, trong hơn 1 tháng quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn
1700 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
+ Góp phần vào việc chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường, tạo ra thế
và lực mới để đánh bại Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

2
Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

+ Thắng lợi của chiến dịch Bình Giã không chỉ đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của
quân chủ lực miền Nam mà còn góp phần phát triển nghệ thuật chiến dịch (nghệ thuật “tạo thế,
khơi ngòi”) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),… gây
cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
3. Nhận xét được nhiệm vụ của cách mạng cả nước, của mỗi miền và mối quan hệ gắn bó của
cách mạng hai miền Nam - Bắc.
- Nhiệm vụ cách mạng cả nước: Kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam bảo vệ
miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong
cả nước.
- Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc:
+ Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiến lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
+ Đưa miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
+ Sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ khi chúng leo thang chiến
tranh.
- Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam:
+ Đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, mở đường cho việc thống nhất đất nước.
- Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
4. Phân tích được ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” và sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam.
* Ý nghĩa phong trào Đồng khởi:
- Đối với Mỹ - Diệm:
+ Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, chấm dứt thời kì ổn định tạm
thời chủ chế độ thực mới của Mĩ ở miền Nam.
+ Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
- Về phía Ta:
+ Mở ra vùng giải phóng rộng lớn.

3
Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: từ thế giữ gìn lực lượng sang
thế tiến công.
* Ý nghĩa sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam:
- Cách mạng miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam, có vùng giải phóng, lực lượng quân đội giải phóng, đánh dấu sự trưởng thành của cách
mạng miền Nam.
- Mặt trận đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô
Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức ủy ban nhân dân tự quản.
BÀI 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM
LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 - 1973).
5. Phân tích được nguyên nhân Mĩ phải thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) đã khiến Mĩ phải chịu thất bại của chiến
lược “chiến tranh cục bộ” (Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh ở Việt Nam, ngừng ném
bom ở miền Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Paris với Việt Nam) và do bị dư luận Mĩ
phản đối chiến tranh. Đầu năm 1969, Nixon lên nắm quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu “ngăn đe
thực tế” và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
6. Nêu (rút ra) được đặc điểm chính của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc
Mĩ (1969 - 1972).
- Âm mưu:
+ Chiến lược “Việt Nam hóa hiến tranh” thực hiện bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có
sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần của Mĩ và do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.
+ Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và đồng mình dần rút khỏi chiến tranh để
giảm một phần xương máu của người Mĩ trên chiến trường; đồng thời là quá trình tăng cường lực
lượng quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam. Thực chất là tiếp tục âm
mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Thủ đoạn:
+ Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành
quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường xâm lược Lào (1971).
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
+ Hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của 2 nước này cho cách mạng
Việt Nam.
+ Tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.

4
Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

7. Rút ra được vai trò của hậu phương miền Bắc đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước (1954-1975).
- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến:
+ Chi viện hàng trăm ngàn tấn vật chất (vũ khí, lương thực, thuốc men,…).
+ Hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ, vào Nam.
+ Là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Chính phủ để trực tiếp chỉ huy cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thống nhất non sông.
- Vừa làm tiền tuyến đánh Mĩ:
+ Trực tiếp đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ, bắn hạ hàng ngàn máy bay, tàu chiến
(trong đó có B52, F111,…); loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ. Đặc biệt, quân dân
miền Bắc làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ phải kí Hiệp định Paris với ta.
- Thực hiện nghĩa vụ quốc tế:
+ Miền Bắc hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng cách mạng Lào, Campuchia trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Là nơi tiếp nhận hàng viện trợ quốc tế từ các nước XHCN đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô để
chi viện cho tiền tuyến.
8. Nhận xét được mối quan hệ, tác động qua lại, ảnh hưởng của cách mạng hai miền Nam -
Bắc.
- Cách mạng XHCN miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả
nước. Cách mạng DTDCND ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải
phóng miền Nam.
- Cách mạng 2 miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách
mạng DTDCND trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG
HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 - 1975)
9. Phân tích được ý nghĩa của các chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975.
3 chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
+ Chiến dịch Tây Nguyên từ ngày 04 đến 24/3/1975

• Qua 20 ngày đêm chiến đấu, quân dân ta giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển
xuống các tỉnh ven biển miền Trung. Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên
là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay
trong năm 1975.

5
Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

• Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ của ta sang giai đoạn mới; từ tiến công chiến lược phát
triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
+ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng 21 – 29/3/1975

• Đây là đòn tiến công chiến lược thứ hai


• Thắng lợi này cùng với thắng lợi Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản so sánh tương
quan lực lượng giữa quân ta và quân địch trên chiến trường, mở ra bước nhảy vọt trong cục
diện chiến tranh
• Tạo ra thời cơ trực tiếp để trên cơ sở đó Bộ Chính trị đưa ra nhận định: “Thời cơ chiến lược
đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”, từ đó đi đến quyết
định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh - trận quyết chiến, chiến lược cuối cùng giành toàn thắng,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
+ Chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh diễn ra từ 26 đến ngày 30/4/1975. Chiến dịch toàn
thắng là

• Đỉnh cao của cuộc tổng tiến công và nổi dậy long trời lở đất của quân và dân ta từ đầu tháng
3 cho đến ngày 30 tháng 4. Giải phóng hoàn toàn MN, kết thúc kháng chiến chống Mĩ
• Đã nhanh chóng đập tan hang ổ cuối cùng của địch, giải phóng thành phố Sài Gòn trong một
thời gian ngắn, làm tan rã toàn bộ lực lượng của địch, đánh đổ toàn bộ hệ thống chính quyền
tay sai từ Trung ương đến địa phương.
• Kết thúc toàn thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của toàn miền Nam, hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
• Nếu trước đây, với chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ, thì
ngày nay với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chúng ta đã kết thúc chủ nghĩa thực dân
mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, thực hiện trọn vẹn di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính
yêu.
10. Phân tích được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước.
Ý nghĩa lịch sử :
Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ
Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc
và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống
nhất đất nước.
Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới,
nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
Nguyên nhân thắng lợi :
Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng
6
Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị,
ngoại giao…
Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì
sự nghiệp cách mạng.
Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương.
Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới,
nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
11. Nhận xét được/đánh giá được vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

• Biết chớp đúng thời cơ và đề ra chủ trương chính xác, kịp thời (phân tích).
• Kết hợp tổ chức tiến công và nổi dậy (phân tích).
• Chỉ đạo sự phối hợp giữa chiến trường chính và phụ (phân tích).
• Nghệ thuật tác chiến tài giỏi và điêu luyện của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thể hiện
qua việc :
+ Chọn điểm tiến công: Buôn Ma Thuột (phân tích).
+ Nghệ thuật nghi binh, giữ bí mật, đánh bất ngờ.
+ Nghệ thuật chia cắt chiến dịch.
+ Linh hoạt trong chiến đấu.
BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC NĂM 1975
Câu 12: - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Đại thắng Xuân năm 1975.
- Thuận lợi:
+ Miền Bắc: Công cuộc xây dựng CNXH (1954-1975 ) đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
+ Miền Nam: Hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chế độ thực dân mới của Mĩ và bộ máy
chính quyền trung ương Sài gòn sụp đổ.
- Khó khăn:
+ Miền Bắc: bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh phá hoại do Mĩ gây ra.
+ Miền Nam: những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại. Nhiều làng mạc bị tàn phá, nhiều ruộng đất bị
bỏ hoang, … Đội ngũ thất nghiệp tăng cao…
Nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn
mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ
thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

7
Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

Câu 13. Phân tích được ý nghĩa của kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (tháng 6, 7 - 1976).
Quốc hội VI họp phiên đầu tiên (24/6 -> 3/7/1976)
+ Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại
+ Quyết định tên nước, Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, thủ đô,..
+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo nhà nước
+ Bầu Ban dự thảo Hiến pháp
 Với kết quả của kỳ họp này, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã được hoàn
thành. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, tư
tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng
xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.
 Hơn nữa, việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự
phát triển cách mạng Việt Nam.
- Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

BÀI 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986-2000)
Câu 14: Phân tích (được) sự đúng đắn trong nội dung đường lối đổi mới của Đảng
+ Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân,
huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội;
+ Đặc biệt là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi
dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội:
+ Về lương thực thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 45 vạn tấn gạo,
đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần
quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
+ Về hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng , mẫu mã — chất lượng
tiến bộ hơn trước, lưu thông tương đối thuận lợi.
+ Về kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh và mở rộng hơn trước: từ năm 1986 đến 1990, hàng xuất
khẩu tăng gấp 3 lần, hàng nhập khẩu giảm đáng kể.
+ Kiềm chế được một bước đà lạm phát, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lí của nhà nước.
Những thành tựu trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới đã chứng tỏ đường lối đổi mới của
Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

8
Nhóm Lịch sử - THPT FPT Đà Nẵng Tài liệu lưu hành nội bộ

Câu 15: Rút ra được bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước.
+ Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ,
thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
+ Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân
là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện
phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
+ Ba là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn,
hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực;
+ Bốn là, tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa kiên định và
đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội;
+ Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối không được để bị động,
bất ngờ.

You might also like