You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK2

Môn: Lịch sử
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, ta buộc địch phân tán lực lượng thành 5 nơi tập trung quân,
đó là đâu? Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây-ku
Câu 2: Chủ tích Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phut ra Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến vào thời gian nào? Tối ngày 19/12/1946
Câu 3: Bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại: quãng trường Ba Đình (Hà Nội)
Câu 4: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là gì? Kháng chiến
toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế
Câu 5; Chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông diễn ra vào thời gian nào? 7/10/1947
Câu 6: Chiến dịch Biến Giới-Thu Đông diễn ra vào thời gian nào? 16/9-14/10/1950
Câu 7: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc bộ 1 lực lương cơ động mạnh lên đến
bao nhiêu tiểu đoàn? 44 tiểu đoàn
Câu 8: Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945-1954 đã làm phá sản bước đầu kế hoạch na-va của
Pháp? Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954
Câu 9: Mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta tiến công vào đâu? Cứ điểm Điện Biên Phủ
Câu 10: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành: 49 cứ điểm và 3 phân khu
Câu 11: Tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng vào thời gian nào?
17h30ph ngày 7/5/1954
Câu 12: Lực lương tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là lực lượng nào? Quân đội tay sai
Câu 13: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày nào? 20/12/1960
Câu 14: Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì? Dùng người Việt đánh người Việt
Câu 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc vào ngày: 30/4/1975
Câu 16: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã trải qua các chiến dịch: chiến dịch Tây
Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh
Câu 17: Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?
Câu 18: Đông-Xuân 1953-1954 ta tích cực, chủ động tấn công địch ở 4 hướng nào sau đây? Tây Bắc,
Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào
Câu 19: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện
bằng lực lượng nào? Quân Mỹ làm lực lượng cơ động, quân ngụy làm lực lượng chiếm đóng bình
định, kiềm kẹp nhân dân
Câu 20: Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến, miền Bắc đã sẵn sàng với tinh thần gì?
Tất cả vì tiền tuyến “thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người”; “xe chưa qua, nhà
không tiếc”
Câu 21: Thời điểm nào lực lượng Mỹ và quân đồng minh ở miền Nam tăng gần 1,5 triệu quân? Năm
1969
Câu 22: Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là
2 năm nào? Năm 1975-1976
Câu 23: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Mốc mở đầu và kết thúc? Mở đầu: 4/3/1975 và
kết thúc vào ngày 30/4/1975
Câu 24: Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng vào ngày nào? 24/3/1975
B. TỰ LUẬN:
1.Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam(1961-1965), Mĩ đã thực hiện âm mưu và thủ
đoạn gì?
-Âm mưu: cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”

-Thủ đoạn:
+Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

+ Lực lượng: Quân đội Sài Gòn tăng nhanh từ 170.000 lên 560.000 quân
+ Thành lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam.
+ Tăng cường phương tiện chiến tranh hiện đại “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
+ Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược
+ Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện
của miền Bắc cho miền Nam
2.Phân tích chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng ta
- Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách
mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm
1975 và 1976.

- Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền
Nam trong năm 1975”
- Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại
về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,.. giảm bớt sự tàn phá của
chiến tranh
3. Trình bày diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 (Chiến dịch Tây
Nguyên, Huế-Đà Nẵng, chiến dịch HCM)

* Chiến dịch Tây Nguyên


- 4/3/1975 Quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum.

- 10/3/1975 Ta mở trận then chốt đánh vào Buôn Ma Thuột và nhanh chóng giành thắng lợi (11/3)

- 12/3/1975 Địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành

-14/3/1975 Địch tút toàn bộ quan ra khỏi Tây Nguyên rút về các tỉnh Duyên Hải Miền Trung

- 24/3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng

* Chiến dịch Huế-Đà Nẵng

- Huế:

+ 21/3: đánh thẳng Huế -> chặn đánh đường rút lui của địch

+26/3: giải phóng toàn thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên

+ Cùng thời gian giải phóng thị xã Tam Kì (24/3); Quãng Ngãi (25/3)

- Đà Nẵng: Sáng 29/3 tiến công Đà Nẵng đến 3h chiều giải phóng Đà Nẵng

* Chiến dịch Hồ Chí Minh

-5h chiều 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu

-5 cánh quân cùng lúc vượt qua tuyến phòng thử vòng ngoài tiến và trung tâm thành phố Sài Gòn đánh
chiếm các cơ quan đầu não của địch

-10h45p 30/4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu
hàng

-11h30p, 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn
thắng
4. Trong chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam(1965-1968), Mĩ đã thực hiện âm mưu và thủ
đoạn gì?
- Âm mưu

+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

+ Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ,
đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc cao nhất lên đến 1,5
triệu quân
- Thủ đoạn
-+ Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực ta bằng chiến lược:
“tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ… làm
cho chiến tranh tàn lụi dần.
- Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công 2
mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 nhằm “tìm diệt” và “bình định” vào vùng căn cứ kháng chiến,
hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của ta
5. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam có điểm nào
giống và khác nhau?
* Giống nhau:
- Đều là các chiến lược chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ
- Đều dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ
- Mục tiêu: nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta, biến miền Nam thành thuộc địa
kiểu mới
* Khác nhau:
Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ
Thời gian: 1961-1965 Thời gian: 1965-1968
Lực lượng chính: quân ngụy Sài Gòn Lực lượng chính: quân Mỹ, quân đồng minh,
quân ngụy
Phạm vi: miền Nam Việt Nam Phạm vi: cả nước
Sử sụng phổ biến chiến thuật “trực thăng vận” và - Vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, quân số đông,
“thiết xa vận”; “lập ấp chiến lược” thực hiện “ tìm diệt bình định”
- Quy mô, tính chất ác liệt hơn “chiến tranh đặc
biệt”

6. Trình bày ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-
1975?

* Ý nghĩa lịch sử:

- Trong nước:

+ Kết thúc 21 năm chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc

+ Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoành thành cách mạng dan tộc dân chủ nhân dân,
thống nhất đất nước

+ Mở ra kỷ nguyên mới: độc lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội

- Quốc tế:
+ Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới

+ Cô vũ phong trào cách mạng thế giới

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Chủ quan:

+ Đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn,
sáng tạo

+ Nhân dân đoàn kết, yêu nước, lao động cần cù chiến đấu dũng cảm

+ Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh

- Khách quan:

+ Sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương

+ Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng hòa bình dân chủ trên thế giới
( Liên Xô, Trung Quốc)

You might also like