You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

CHỦ ĐỀ: SỰ KIỆN LỊCH SỬ

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Nguyên Phương Dũng


Họ và tên thành viên nhóm:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐIỂM


1 Huỳnh Minh Ngọc DGT210816
2 Nguyễn Thanh Thúy DGT210720
3 Đổ Thanh Phong DGT210663
4 Nguyễn Khoa Nam DGT210
5 Chau Ma Ly DGT210587
6 Nguyễn Hoàng Việt DGT210781
Long Xuyên, tháng 11 năm 2022

MỤC LỤC

SỰ KIỆN LỊCH SỬ “CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954”


1. KHÁI QUÁT CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954.............................................3
2. KẾ HOẠCH CỦA HAI BÊN...................................................................................3
a. Kế hoạch Navarre..................................................................................................3
b. Kế hoạch của Việt Nam.........................................................................................4
3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954...................4
a. Âm mưu của thực dân Pháp..................................................................................4
b. Chủ trương của Đảng............................................................................................5
4. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954...............................................5
5. KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954..................................................6
6. ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ CỦA TRẬN ĐÁNH......................................................6
7. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954......7
8. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954........................7
9. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954.............8
10. KHU DI TÍCH CHIẾN TRƯỜN ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954.....................................8
VẬN DỤNG VÀO BÀI HỌC.................................................................................17
GIỚI THIỆU CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã dựng lên mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử
dân tộc, đồng thời làm “chấn động địa cầu”, tác động mạnh đến phong trào đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Năm 1954, trên đại ngàn Tây Bắc đất nước, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách,
đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp và
can thiệp của đế quốc Mỹ, dựng lên mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc,
đồng thời làm “chấn động địa cầu”, tác động mạnh đến phong trào đầu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

1. KHÁI QUÁT CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954


Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945 –1954)
của Việt Nam. Với thắng lợi quyết định này, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam
do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu
hàng vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng cầm cự. Giữa trận này, quân Pháp
đã gia tăng lên đến 16.200 người nhưng vẫn không thể cầm cự được trước các đợt tấn
công như vũ bão của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp đã không thể bình
định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và với sự hỗ trợ và can dự ngày càng sâu
của Hoa Kỳ. Pháp đã không còn bất kì khả năng nào để tiếp tục chiến đấu tại Việt Nam
sau thảm bại này.
Trên phương diện quốc tế, chiến dịch này có một ý nghĩa rất lớn và đã đi vào lịch sử
nhân loại, bởi đây là lần đầu tiên quân đội của một nước từng là thuộc địa ở châu
Á đánh bại đội quân hiện đại và tối tân của một cường quốc châu Âu, được hỗ trợ bởi
đồng minh là Hoa Kỳ trong một chiến dịch quân sự lớn. Được xem là một thảm họa bất
ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã
đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa
đàm và rút quân ra khỏi Đông Dương. Với niềm tin được cổ vũ mạnh mẽ bởi chiến
thắng này, các thuộc địa của Pháp ở châu Phi cũng đồng loạt nổi dậy đòi độc lập. Chỉ
riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến
năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho hầu hết các nước từng là thuộc địa
của họ.
Qua đó, thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên
Phủ còn được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của Pháp trong nỗ lực
tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa
thực dân cũ trên thế giới này.
2. KẾ HOẠCH CỦA HAI BÊN
a. Kế hoạch Navarre
Tháng 7/1953, tướng Nava đề ra kế hoạch quân sự mới ở Đông Dương (còn gọi Kế
hoạch Nava), gồm hai bước:
Bước 1 (Thu Đông năm 1953 và Xuân năm 1954): giữ thế phòng ngự chiến lược ở
chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với chủ lực đối phương; tiến công chiến lược
ở chiến trường phía nam, đánh chiếm các căn cứ kháng chiến, trước hết là vùng tự do
Liên khu 5 và Khu 9 của cách mạng; đồng thời ra sức bắt lính mở rộng ngụy quân, tập
trung xây dựng khối chủ lực cơ động mạnh.
Bước 2 (từ Thu Đông năm 1954): dồn lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện
các đòn tiến công chiến lược, tiêu diệt quân chủ lực đối phương để giành thắng lợi
quyết định, buộc chính phủ kháng chiến phải đầu hàng, hoặc chấp nhận đàm phán kết
thúc chiến tranh theo những điều kiện do Pháp đặt ra.
Thực hiện kế hoạch quân sự mới đề ra, thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân đánh
phá, càn quét bình định, ra sức bắt lính; đồng thời đưa thêm nhiều đơn vị quân viễn
chinh vào Đông Dương. Chỉ sau một thời gian ngắn, địch đã củng cố, xây dựng được
84 tiểu đoàn cơ động chiến lược, trong đó tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ.
b. Kế hoạch của Việt Nam
Về phía ta, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn,
đề ra chủ trương chiến lược cho hoạt động quân sự Đông Xuân 1953 - 1954,: Sử dụng
một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch tương đối yếu,
có nhiều sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể
đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các
chiến trường sau lưng địch, tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân
và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm
nhiệm vụ. Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chiến lược là: tích cực, chủ
động, cơ động và linh hoạt; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì
thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh.
3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
a. Âm mưu của thực dân Pháp
Trong những năm 1947 đến 1953, quân và dân ta liên tiếp giành nhiều thắng lợi quan
trọng trong các chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông (năm 1947), chiến dịch Biên giới
(năm 1950)… làm cho cục diện chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương ngày càng
chuyển biến có lợi cho ta, tạo ra thế bất lợi đối với thực dân Pháp.
Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng – then chốt ở Đông Dương và Đông
Nam Á nên Pháp quyết nắm giữ bằng mọi cách và tập trung xây dựng Điện Biên Phủ
thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm làm tiêu hao quân chủ lực của ta, đồng thời khống
chế toàn bộ vùng Tây Bắc của đất nước và vùng Thượng Lào.
Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ cả về mặt kinh tế, quân sự và các
chuyên gia về quân sự. Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ
thành trung tâm của kế hoạch Na-va, thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
gồm 49 cứ điểm, 16200 quân lính, 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo
binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội vận tải, 1 đại đội tăng M24, hơn nữa còn có cả
sân bay với một phi đội 12 máy bay thường trực. Để bảo vệ phía Tây Bắc – Thượng
Lào nhằm ngăn chặn những cuộc tiến công của quân ta. Pháp huênh hoang và khẳng
định cho rằng Điện Biên Phủ là “pháo đài khổng lồ không thể công phá” và “bất khả
xâm phạm”.
b. Chủ trương của Đảng
Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương
chiến lược cho hoạt động quân sự Đông Xuân 1953 – 1954:
Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng mà địch
tương đối yếu, có nhiều sơ hở, và cùng lúc đó tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch. Đồng thời
đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường, tích cực tiến hành mọi sự chuẩn
bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để
cho bộ phận chủ lực yên tâm thì hành nhiệm vụ.
Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của chiến lược là: tích cực, chủ động, cơ
động và linh hoạt, tiến chắc và đánh chắc.
Tổng quân số huy động 55.000 quân chủ lực, 260.000 lực lượng dân công, thanh niên
xung phong, và các lực lượng khác đã tham gia Chiến dịch, trên tinh thần tất cả tập
trung cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Quân và dân các địa phương đã huy động 22.000 lượt xe đạp thồ, 11.800 thuyền bè,
1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ, xe trâu, một đội ô tô 628 chiếc… đã
vận chuyển 30.759 tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí, quân dụng… để phục vụ Chiến
dịch.
Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị của ta đã hoàn tất, đến ngày 13/3/1954 quân ta nổ
súng tấn công, bắt đầu chiến dịch Điện Biên Phủ.
4. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
Ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị đã họp và ra quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ
và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ
Nguyên Giáp làm Tư lệnh.
Ngày 25/01/1954, các đơn vị bộ đội của ta đã ở vị trí tập kết và sẵn sàng nổ súng theo
phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh”. Trong quá trình đó, do đã nhận
thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến
dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang
“tiến chắc, đánh chắc”.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954: Quân ta đã tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam và
Độc Lập, tiêu diệt và bắt sống trên 2.000 quân địch, xóa sổ 01 trung đoàn, phá hủy 25
máy bay, uy hiếp sân bay Mường Thanh; tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ –
đại tá Pirốt bất lực trước lực lượng pháo binh của ta nên đã dùng lựu đạn để tự sát.
Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954: Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía
Đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát
sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho. Để muốn kéo dài thời gian nên
quân địch hết sức ngoan cố. Đây là đợt tấn công dai dẳng, quyết liệt nhất, dài ngày
nhất, ta và địch giành giật nhau từng đoạn giao thông hào và từng tấc đất. Đặc biệt, tại
đồi C1 quân ta và quân Pháp đã giằng co nhau tới 20 ngày, tại đồi A1 đã giao chiến tới
30 ngày. Sau những đợt tấn công ác liệt, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong
tầm bắn của hoả lực quân ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động và tinh thần chiến
đấu giảm xuống rõ rệt.
Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954: Quân ta quyết định mở đợt tổng tiến công
tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm ngày 06/5/1954, tại đồi A1 trận
chiến đấu giữa quân ta và quân địch diễn ra rất quyết liệt, quân ta tiêu diệt các lô cốt và
dùng thuốc nổ để phá các hầm ngầm. Tên chỉ huy của đồi A1 và khoảng 400 tên địch
còn sống sót đã phải xin đầu hàng. Vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, quân ta đã
chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải xin đầu hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của
quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của quân địch. Và ngay trong đêm đó, quân ta
tiếp tục tiến công, đánh cho địch tháo chạy về vùng Thượng Lào, đến 24 giờ thì tất cả
toàn bộ quân địch đã bị quân ta bắt giữ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi.
5. KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu không ngừng nghỉ, thông qua phương châm tác chiến
thông minh và sáng tạo, cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và sự lãnh đạo, chỉ huy
của Đảng, Bộ chỉ huy Chiến dịch, bằng quyết tâm cao độ; với 3 đợt tấn công bất ngờ,
thực hiện phương châm tác chiến “tiến chắc, đánh chắc”, quân và dân ta đã đập tan
toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, một pháo đài mà thực dân Pháp khẳng định
là “không thể công phá” và “bất khả xâm phạm”.
Kết quả, Quân ta bắt sống tướng De Castries, tiêu diệt và bắt giữ khoảng 16.200 tên
địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và tịch thu toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang
quân dụng của địch. Giải phóng được nhiều vùng rộng lớn. Thắng lợi của chiến dịch
Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của
Pháp.
6. ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ CỦA TRẬN ĐÁNH
Điện Biên Phủ là “một mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử Việt Nam mà còn góp phần làm
thay đổi cục diện thế giới, mở đường cho phong trào giành độc lập dân tộc của các
nước thuộc địa và phụ thuộc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, như W.Phoxtơ, Chủ tịch Đảng Cộng sản Mỹ chỉ rõ “đã lộ
rõ sự phá sản chính sách của Phố Wall hòng chinh phục các nước ở Đông Nam Á”.
Hơn thế nữa, AFP ngày 7-5-1984, cho rằng nó “đã thúc đẩy và làm tăng cường sự phản
kháng các chính sách khống chế tàn bạo của Mỹ ở các nước tư bản khác”.
Đó còn là “dấu mốc mở ra một thời đại mới trên toàn thế giới - thời đại giải phóng dân
tộc”.
Cho đến nay và mãi mãi sau này, nhân dân thế giới vẫn ghi nhớ “Điện Biên Phủ anh
dũng, vinh quang đời đời sáng mãi”, nó sẽ “không bao giờ phai trong ký ức của mọi
người”.
=> Từ góc độ quốc tế, Điện Biên Phủ là biểu tượng của lòng quả cảm của một dân tộc,
nguồn cảm hứng bất tận cho khát vọng độc lập, tự do, chính nghĩa của các dân tộc bị
đô hộ, áp bức, bóc lột.
7. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự
độc lập, đúng đắn, sáng tạo.
Nhân dân ta rất anh hùng, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ trẻ
đến già nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ đã phát huy cao độ tinh thần yêu
nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc,
thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện
cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang
ngoài mặt trận.
Quân đội ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy,
trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quân sự
quy mô lớn chưa từng có; chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến trường vượt qua mọi khó
khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh lập nhiều chiến công trên khắp
chiến trường Đông Dương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chiến trường Điện Biên
Phủ.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của các nước xã
hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới,
trong đó có cả nhân dân Pháp, đặc biệt là của các nước trên bán đảo Đông Dương cùng
chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
8. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
* Đối với nhân dân ta:
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chiến thắng Điện Biên Phủ là một
trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến
thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục
diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp
trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả
cách mạng Tháng Tám; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối
vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và
rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ
vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
* Đối với cách mạng thế giới
Chiến thắng này đã giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới
do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông
Dương, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào đấu tranh
vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là
các nước châu Phi, châu Mỹ la-tinh. Đồng thời đã chứng minh một chân lý thời đại của
chủ nghĩa Mác – Lênin: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và
đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết và phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân
đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.
9. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
Bài học đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài học về đề cao tinh thần sáng tạo, độc lập, tự chủ; coi trọng thực tiễn, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ trước Đảng và nhân dân.
Bài học thứ ba là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của toàn dân, của
cả nước.
=> Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ
truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta; từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; từ tinh thần sáng tạo, độc lập, tự chủ và
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc... Nó đã trở thành những bài học
quý báu cho thế hệ hôm nay và mai sau. Vận dụng đúng đắn và sáng tạo những bài học
đó sẽ là nguồn lực tinh thần – vật chất to lớn của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
10. KHU DI TÍCH CHIẾN TRƯỜN ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
* ĐỒI A1:
Đồi A1 nằm ở phía Đông, cách Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng
500m, đồi cao 32m so với mặt đường, với tổng diện tích khoảng 100.000m2. Cứ điểm
A1 là cứ điểm quan trọng nhất trong 5 ngọn đồi thuộc dãy cao điểm phía Đông, là tấm
lá chắn cuối cùng bảo vệ Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Thực dân Pháp
xây dựng cứ điểm A1 thành một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, vững chắc, với
hệ thống binh lực, hỏa lực mạnh.
Di tích đồi A1 ngày nay
Đồi A1 từng có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời: Thời kỳ xung đột giữa các chúa
đất (thế kỷ XI) ngọn đồi này có tên là đồi Lạng Chượng. Những năm 1890 và năm
1945 Thực dân Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ, họ đều chọn ngọn đồi này để xây
dựng khu đồn trú, nên nó từng có tên gọi khác là đồi Đồn Tây. Năm 1953, một lần nữa
Thực dân Pháp lại chiếm đóng Điện Biên Phủ, họ đã đặt tên ngọn đồi này là Eliane 2 –

tên một người đẹp nước Pháp với mục đích động viên binh lính Pháp phải bảo vệ cứ
điểm này như bảo vệ người đẹp của mình. Còn tên Đồi A1 là kí hiệu trên bản đồ quân
sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đồi A1 nhìn từ cao xuống


Diễn biến chiến sự trên cứ điểm Đồi A1 diễn ra 39 ngày đêm, ta đã tổ chức 4 đợt tấn
công, 1 đợt phòng ngự, diễn ra từ ngày 30/3 đến 7/5/1954. Tại đây, đã diễn ra trận đánh
gay go, ác liệt nhất trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống toàn
bộ lực lượng quân Pháp, 2.516 cán bộ chiến sỹ của ta anh dũng hy sinh. 4 giờ 30 phút
sáng 7/5/1954, Cứ điểm A1 bị tiêu diệt hoàn toàn, thắng lợi này là bàn đạp để quân ta
vượt cầu Mường Thanh, đánh chiếm Sở chỉ huy và bắt sống tướng De castries chiều
7/5/1954

Ngày nay, Di tích Đồi A1 đã khoác trên mình màu xanh áo mới, màu của sự sống, hòa
bình, nơi này đã trở thành điểm tham quan du lịch, nới giáo dục truyền thống lịch sử
đầy ý nghĩa, cùng những trải nghiệm hấp dẫn. Di tích lịch sử Đồi A1 trở thành niềm tự
hào bất diệt, cùng với những điểm di tích khác thuộc Di tích lịch sử chiến trường Điện
Biên Phủ là điểm đến hấp dẫn với du khách gần xa.
* SỞ CHỈ HUY CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ:
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn
thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên gần 40 km. Nơi
đây có hầm xuyên lòng núi, cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn thường làm
việc và nghỉ ngơi trong chiến dịch đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Việt Nam.

Sở chỉ huy Điện Biên Phủ


Khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng trên đất Mường Phăng trong vòng 105
ngày từ 31/1/1954 đến 15/5/1954. Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên
hoàn, ẩn mình trong rừng già dưới chân núi Pú Đồn, cơ quan đầu não quan trọng của
chiến dịch Điện Biên Phủ được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Từ căn hầm xuyên núi, thông từ lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến lán của Thiếu
tướng Hoàng Văn Thái, cho tới các điểm khác như nơi làm việc của đoàn cố vấn quân
sự Trung Quốc, lán làm việc của Trưởng ban thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy…
tất cả như vẫn còn như nguyên vẹn dấu ấn của tinh thần Điện Biên Phủ.
Cạnh nơi làm việc và nghỉ ngơi của Đại tướng là hầm trú ẩn được đào xuyên qua lòng
núi. Những lúc quân Pháp ném bom dữ dội, Đại tướng làm việc và nghỉ ngơi trong
hầm trú ẩn này.

Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Bàn làm việc cũng là nơi Đại tướng VNG tiếp các chỉ huy, chiến sĩ
Từ Sở chỉ huy này, đi lên cao hơn, đứng trên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ
thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân
Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1... Dù đã được trùng tu
tôn tạo nhiều lần, nhưng tới khu di tích lịch sử này, mọi người dường như vẫn sẽ cảm
nhận được không khí làm việc khẩn trương trong 105 ngày đêm của chiến dịch.
Theo ghi chép lịch sử, tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ chỉ huy chiến
dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định đến thắng lợi
của từng trận đánh mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày

7/5/1954. Quân ta đã bắt sống và tiêu diệt 16.200 tên địch của tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Từ lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông sang lán Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh là một đường hầm dài 69m. Đường hầm cao
1,70m, rộng từ 1 đến 3m, giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18m2 và 5 vị trí
đặt máy thông tin liên lạc: 1 máy nối Sở Chỉ huy chiến dịch với Bộ Chính trị Trung
ương Đảng; 4 máy liên lạc trực tiếp với các đại đoàn đang chiến đấu ở Điện Biên Phủ.
Đây là công trình lớn nhất ở Sở chỉ huy do Trung đội Công binh của đồng chí Đỗ Hải
thực hiện và hoàn thành trong 28 ngày đêm liên tục. Đường hầm được đưa vào sử dụng
từ ngày 15/4/1954 (giữa đợt tấn công thứ 2 ở Điện Biên Phủ).

Hầm Tổng đài điện thoại giúp cho Bộ Chỉ huy chiến dịch liên lạc với các đơn vị bộ
binh, công binh, pháo binh, cao xạ ở phía trước và các đơn vị kho, trạm của Tổng cục
cung cấp, hệ thống quân y, dân công hỏa tuyến ở phía sau mặt trận; 1 trạm thu phát vô
tuyến điện, sử dụng máy thu phát quay tay thu được của địch từ những chiến dịch
trước. Đây là mạng thông tin liên lạc trực tiếp giữa Bộ Chỉ huy chiến dịch với Bộ
Chính trị Trung ương Đảng, Bác Hồ, các chiến trường phối hợp trong nước và quốc tế.
* HẦM CHỈ HUY TẬP ĐOÀN CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ.
Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ,
thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Hầm chỉ huy được
xây dựng hết sức kiên cố với vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào dây thép gai dày đặc.
Hiện nay, cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên.
Đứng trên một ngọn đồi cao du khách thể nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát. Xung quanh hầm
là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ
Cát dài 20m, rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.

Đứng trên một ngọn đồi cao ta có thể nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát. Tuy nhiên quân đội
Việt Nam đã phải chiến đấu vô cùng anh dũng suốt 55 ngày đêm mới có thể chiếm
được hầm Đờ Cát.
Ngày nay du khách có thể nhìn thấy mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm. Trước
đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1.
Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này.

Ảnh tư liệu màu quý hiếm về Cờ đỏ sao vàng tung bay chiến thắng trên nắp hầm
giặc Pháp ở Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954
Ngày 7/5 năm 1954 bộ đội qua cầu này đánh chiếm hầm chỉ huy tướng Đờ Cát

Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng
Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston
Churchill cũng như các nhà báo nổi tiếng. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc
Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ
Cát tại bàn làm việc.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân Việt Nam đã chiến đấu ngoan cường 55
ngày đêm mới có thể hạ được hầm này. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật,
chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại
bàn làm việc. Và cờ quyết chiến, quyết thắng đã được cắm trên nóc hầm Đờ Cát, đánh
dấu sự thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên và Việt Nam.
* BẢO TÀNg CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1. Vị trí bảo tàng Điện Biên Phủ

Bảo tàng nằm tại quốc lộ 279, phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ,
tỉnh Điện Biên. Đây là một trong những điểm đến vô cùng ý nghĩa trong những ngày
tháng 5 lịch sử, gợi nhắc đến quá khứ gian khổ nhưng anh dũng, kiên cường của dân
tộc.

2. Quá trình xây dựng bảo tàng

Năm 1958, Bộ Văn hóa, Bộ Quốc Phòng và Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu đã cử
các cán bộ sưu tầm tài liệu, hiện vật để phục vụ cho công tác xây xây dựng bảo tàng.

Năm 1965, bảo tàng Điện Biên Phủ được thành lập, trưng bày các tài liệu, hiện vật về
chiến dịch Điện Biên Phủ cùng những tài liệu về văn hóa, truyền thống của địa
phương.
Năm 1979, chiến tranh Biên giới diễn ra căng thẳng, bảo tàng khi đó được xây dựng ở
đồi C2 buộc phải giải thể. Hiện vật khi đó được huyện Điện Biên và phòng Bảo tàng
phân ra quản lý.
Năm 1984 đánh dấu 30 năm chiến thắng lịch sử của dân tộc, Nhà trưng bày chiến thắng
Điện Biên Phủ được thành lập do Viện bảo tàng Quân đội quản lý.
Năm 1996, UBND tỉnh Lai Châu khi đó được ủy quyền quản lý toàn bộ Khu di tích
lịch sử Điện Biên Phủ và Nhà trưng bày chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa ra quyết
định thành lập bảo tàng Điện Biên Phủ.
Năm 2004, UBND lâm thời tỉnh Điện Biên quyết định tách Bảo tàng Điện Biên thành
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Bảo tàng Dân tộc trực thuộc Sở Văn
hóa thông tin.
Năm 2014, công trình Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành 5/5 nhân
dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử.
3. Thiết kế của Bảo tàng chiến dịch Điện Biên Phủ
Bảo tàng là công trình có quy mô hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên. Bảo
tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, xung quanh được trang trí giống như hình quả
trám tượng trưng cho tấm lưới trên chiếc mũ của bộ đội cụ Hồ. Trong đó, tầng hầm là
nơi đón tiếp khách tham quan, có không gian học tập và phục vụ các dịch vụ vui chơi
giải trí. Tầng nổi bao gồm nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến chiến thắng
Điện Biên Phủ, không gian panorama và bộ phận làm việc.

4. Tầng nổi bên trong bảo tàng

Tầng nổi rộng 1250m2 trưng bày gần 1000 tài liệu, hiện vật gồm hình ảnh, bản đồ…
Phần trưng bày được bố trí theo trình tự thời gian một cách khoa học, mỹ thuật với sự
hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Không gian trưng bày được sắp xếp theo 5
chủ đề lớn, bao gồm: Sơ lược cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, Chiến
dịch Điện Biên Phủ, Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với trong nước và
thế giới, Sự giúp đỡ của nhân dân thế giới trong chiến dịch và cuối cùng là chủ đề Tôn
vinh.

Các hiện vật được đặt trang trọng trong tủ kính, có bệ đỡ phủ vải nhung đỏ với ánh
sáng đảm bảo soi rõ hiện vật. Bên dưới mỗi hiện vật đều có tóm tắt thông tin một cách
ngắn gọn, xúc tích làm nổi bật lên ý nghĩa của hiện vật, giúp khách tham quan hiểu rõ
hơn về các giai đoạn, thời điểm lịch sử. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng trưng bày các hiện
vật liên quan đến cá nhân tại vị trí dễ quan sát để dễ dàng thuyết minh cho khách. Đó là
xe đạp thồ của ông Ma Văn Thắng, xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, áo lụa của ông
Nguyễn Phú Xuyên Khung, máy điện thanh của ông Chu Văn Mùi… Ngoài ra, một số
loại pháo như Sơn pháo, Cao xạ, pháo H6… trước đây chỉ trưng bày ngoài trời thì nay
cũng đã được Bảo tàng trưng bày bên trong.
5. Phối cảnh không gian bên trong bảo tàng

Phối cảnh của bảo tàng là các mô hình được làm giả. Du khách đến đây có thể khám
phá phối cảnh kéo pháo vào trận địa, phối cảnh vận chuyển lương thực hay cảnh phá đá
mở đường…Đây là một phần quan trọng của Bảo tàng khi mô phỏng sinh động lại các
hoạt động tiêu biểu, ý nghĩa trong công tác chuẩn bị cho chiến dịch vang dội năm nào.
Bên cạnh đó là không gian trưng bày liên quan đến mô hình y bác sĩ chăm sóc thương
binh ở cả 2 phía ta và địch, vừa làm nổi bật thực tế đau thương, khốc liệt của chiến
trường, vừa đề cao vai trò của công tác quân y khi cứu chữa được hơn 5000 thương
binh có thể tiếp tục chiến đấu.

* Đồi D1:

Đồi D1 là một trong những điểm di tích nằm trong quần thể khu di tích lịch sử đặc biệt
Điện Biên Phủ, nơi diễn ra trận chiến đấu ác liệt của các chiến sỹ trung đoàn 209 đại
đoàn 312 trong đợt tấn công thứ 2 của Quân đội nhân dân Việt Nam vào Tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ. Đồi D1 Điện Biên Phủ trong những năm kháng chiến chống Pháp
là cứ điểm phòng ngự phía Đông trọng yếu của thực dân Pháp. Ngày nay nơi đây đã
được chọn để làm địa điểm đặt tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ và trở thành công
trình văn hóa, địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Điện Biên được nhiều du khách trong
và ngoài nước ghé thăm, nhất là vào những dịp lễ lớn của dân tộc.
* Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm
thành phố Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên. Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên
Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ
quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau, trong
ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6m kết cấu bêtông
cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau. Do
nhà điêu khắc Nguyễn Hải – người từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh thiết kế
trên cơ sở tượng Điện Biên Phủ của ông trong thập niên 60 (1960 – 1965).
Đồi D1 và Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ

* Đồi HIM LAM:


Di tích Him Lam hiện nay nằm tại phường Him Lam - thành Phố Điện Biên Phủ. Từ
trung tâm thành phố dọc theo quốc lộ 279(7/5) hướng đi Điện Biên Phủ - Hà Nội
khoảng 3km rồi rẽ trái 100m là đến di tích Him Lam.
Tên gọi Him Lam là bộ đội ta đặt tên vì đồi này cạnh bản Him Lam nên nhân dân
thường gọi đồi Him Lam, ngoài ra còn có tên là đồi Phan Đình Giót vì anh hùng liệt sỹ
Phan Đình Giót đã chiến đấu hy sinh anh dũng tại đây.
Cùng với Độc Lập (phía Bắc), Bản Kéo (Tây-Bắc); Him Lam là một trong ba trung
tâm đề kháng được coi là cửa ngõ tập đoàn cứ điểm. Trong tất cả các vị trí thuộc tập
đoàn cứ điểm, Him Lam một trung tâm đề kháng kiên cố vào bậc nhất của tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ, người Pháp đã đặt cho nó cái tên mĩ miều là Beaxtrice - tên một
thiếu nữ đẹp nước Pháp, lại nằm án ngữ con đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên với
nhiệm vụ che chở trực tiếp cho phân khu Trung tâm, chính vì thế mà Him Lam được
mệnh danh là “cánh cửa thép” của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Tại đây Pháp bố trí hệ thống binh lực và hỏa lực mạnh.Có lưới lửa mạnh bố trí rất cẩn
mật vừa yểm hộ lẫn cho nhau, vừa ngăn chặn mọi con đường ta có thể tiến vào; hệ
thống công sự phụ gồm dây thép, vật chướng ngại, bãi mìn có nơi rộng tới 100m. Được
biết đây là pháo đài do chính tay một cố vấn Mỹ ở chiến trường Triều Tiên về vẽ kiểu
và trực tiếp đôn đốc xây dựng tổ hào phòng ngự.

* ĐỒI C1:
Ngọn đồi là một biểu tượng lịch sử điển hình của Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đánh dấu một trong những trận đánh quan trọng nhất trong giai đoạn 2 và 3 của cuộc
chiến
Đồi C1 diễn ra trận chiến ác liệt
Vào ngày 31 tháng 3 năm 1954, trận chiến đã diễn ra Nhằm tiêu diệt trung tâm đề
kháng Eliane Một trong dãy cứ điểm phía đông Điện Biên Phủ Mà phía Việt Nam gọi
là đồi c1
Cuộc chiến này đã thể hiện sự chuẩn bị chu đáo Kế hoạch tận tâm và quyết tâm vượt
qua khó khăn của Quân đội Nhân dân Việt Nam Nhờ sự sáng tạo trong xây dựng trận
địa và tận dụng địa hình thuận lợi Chỉ sau 45 phút chiến đấu, Trung đoàn 98 đã chiếm
được đồi. Tuy nhiên, việc đột phá sang đồi C2 đã không thành công Và trong thời gian
đến ngày 2 tháng 5, suốt 31 ngày chiến đấu liên tục Trung đoàn đã đối mặt với 12 đợt
tấn công quyết liệt từ phe PhápMỗi mét đất được đánh đổi bằng máu và mồ hôi của
người lính Cuối cùng, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát đồi c1
điện biên Quân Pháp không còn đủ sức mạnh để phản kích lại Và phần phân khu Đông
của cứ điểm đã bị thiệt hại nặng nề Chiến thắng tại đồi đây không chỉ là một chiến
công quân sự vĩ đại Mà còn là biểu tượng cho tinh thần và quyết tâm của người lính
Việt Nam Ngày nay, ngọn đồi đã trở thành một địa điểm du lịch lịch sử Nơi du khách
có cơ hội tôn vinh những anh hùng và chiến sĩ dũng cảm của quốc gia
* ĐỒI ĐỘC LẬP:
Đồi độc lập nằm trong quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ
Nằm sâu trong vùng núi Tây Bắc với khung cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ vỹ
Nơi đây đã được lịch sử lựa chọn để chôn vùi một phần lịch sử quân sự quan trọng
Đây chính một địa điểm du lịch đầy cảm xúc nhắc lại những sự kiện lịch sử
Hành trình đến nơi, là một cơ hội để bạn bước vào thế giới của những kỷ niệm
Và khám phá những câu chuyện về cuộc kháng chiến anh dũng Của người lính Việt
Nam quả cảm trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử Đây là nơi t mà cảm xúc về tình
yêu quê hương Tình yêu đối với hòa bình và sự tự do được truyền đạt mạnh mẽ Và
những cảm xúc tự hào được lưu truyền bao đời nay của đồng bào ta.
* CỨ ĐIỂM HỒNG CÚM:
Cứ điểm Hồng Cúm – Trung tâm đề kháng “Isabelle” là phân khu phía Nam Điện Biên
Phủ (cụm cứ điểm này được Pháp đặt tên là Isabelle), gồm ba đồn đóng liền nhau là
đồn A ở bờ Bắc sông Nậm Rốm, đồn B và C ở bờ Nam, bên cạnh có một sân bay chạy
dài theo đường 4. Hồng Cúm bao bọc tứ bề là ruộng, từ rìa lòng chảo vào là khoảng 3
đến 4 km.
Từ đêm 7/5/1954 đến 10h sáng ngày 8/5, đại đoàn 304 đã tiêu diệt và vây bắt toàn bộ
quân dịch ủa cụm cứ điểm này.
* CẦU MƯỜNG THANH:
Cầu Mường Thanh quân Pháp gọi là cầu “Prenley”, là cây cầu bắc qua sông Nậm Rốm,
ở địa điểm cách ngã ba đường 279 hiện nay khoảng 300 m.
Cầu là một công trình quân sự nằm trong phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ. Cầu sắt Mường Thanh là chiếc cầu dã chiến được làm sẵn và vận
chuyển từ nước Pháp sang lắp ghép tại Điện Biên. Toàn bộ cây cầu dài 40m, rộng 5m.
Hai bên thành cầu là những thanh sắt chống đỡ đơn giản không có trục giữa, sàn cầu lát
bằng gỗ, dưới là những thanh dầm bằng sắt được liên kết với nhau rất chắc chắn đảm
bảo tải trọng từ 8-15 tấn.
Để bảo vệ cây cầu huyết mạch này quân Pháp bố trí các cứ điểm 507, 508, 509 bên đầu
cầu phía Đông, còn đầu cầu phía Tây chúng bố trí một ổ đại liên 4 nòng án ngữ để đề
phòng đối phương tấn công vượt qua cầu tiến vào sở chỉ huy trung tâm.
Cầu Mường Thanh là cầu tiến quân lịch sử, là di tích đã được tôn tạo bảo vệ phục vụ
khách tham quan du lịch. Trải qua 60 năm, cầu Mường Thanh vẫn được giữ nguyên
gốc như khi mới khởi dựng và mãi mãi là cây “cầu tiến quân lịch sử”.

VẬN DỤNG VÀO BÀI HỌC

You might also like