You are on page 1of 7

Chủ đề: Đảng lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

(12/1946-7/1954)
I/ Đường lối kháng chiên toàn quốc và quá trình tổ chức thực hiện (1946 –
1950)
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
- Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công vũ trang, lần lượt
chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng,
Hải Dương, tấn công các vùng tự do của ta ở Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.
- Ngày 16.17-12, tại Hà Nội, Thực dân Pháp đã tấn công trụ sở Bộ
Tài Chính, Bộ Giao thông công chính của ta bằng đại bác và gây ra
một cuộc thảm sát đồng bảo chúng ta ở phố Hàng Bún, Hà Nội.
- Ngày 18-12-1946, đại diện Pháp ở Hà Nội đơn phương tuyên bố
cắt đứt mọi liên hệ với chính phủ Việt Nam
- Đến ngày 19/12/1946, thiện chí hòa bình của chính phủ và nhân
dân Việt Nam đã bị thực dân Pháp thẳng thừng cự tuyệt.
- Ngày 12-12-1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng
chiến
- Lúc 20h ngày 19-12-1946, tất cả các chiến trường trong nước đã
đồng loạt nổ súng. Chủ tịch HCM ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến
1.2 Thuận lợi và khó khăn (1)
1.2.1 Thuận lợi
- Cuộc chiến chính nghĩa
- Ta đã chuẩn bị về mọi mặt
- Khó khăn của Pháp sau CTTG thứ II
1.2.2 Khó khăn
- Tương quan lực lượng quân sự của ta yếu hơn địch
- Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận giúp đỡ.
- Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước
Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội
đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
1.3 Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến
- Đường lối kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập
trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố sát trước và
sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là:
+ chỉ thị “Toàn dân kháng chiên” của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng ngày 22/12/1946.
+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh ngày
19/12/1946.
+ Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh
xuất bản đầu năm 1947.
- Nội dung đường lối kháng chiến giai đoạn 1946-1950
- Nội dung cơ bản của đường lối là: Dựa trên sức mạnh của toàn
dân, tiến hành khánh chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào
sức mình là chính.
- Mục tiêu của cuộc khánh chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm
lược, giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn; vì nền tự do
dân chủ và góp phần bảo vệ hòa bình thế giới...
- Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc tạ là một
cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa,
nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. Đó là cuộc kháng
chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh
nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa
vào sức mình là chính.
1.4 Kết quả
- Cuối năm 1946 – đầu năm 1947: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía
Bắc vic tuyến 16.
- Năm 1947: chiến dịch Việt Bắc thu – đông.
- Năm 1947: chiến dịch Biên giới thu – đông.
- Thắng lợi của chiến dịch Biên giới 1950 đã giáng một đòn nặng nề
vào ý chí xâm lược của địch, ta giành được quyền chủ động trên
chiến trường, mow ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiên
II/ Đẩy mạnh cuộc kháng chiến thắng lợi (1950 – 1954)
2.1 Hoàn cảnh lịch sử
- Đầu năm 1951, ta đã đặt quan hệ ngoại giao với các nước XHCN là
Liên Xô và Trung Quốc.
- Mỹ can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương
- Tháng 2/1951, Đảng Cộng Sản Đông Dương đại hội lần II, tách ra
làm 3 Đảng. Ở Việt Nam, Đảng ta hoạt động công khai lấy tên là
Đảng Lao động Việt Nam.
2.2Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
+ Được các nước XHCN công nhận
+ Quân đội trưởng thành về mọi mặt
+ Chủ động trên chiến trường
Khó khăn
Mỹ can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương
2.3 Nội dụng cơ bản Chính cương của đảng lao động Việt Nam
- Xác định tính chất của xã hội Việt Nam lúc này có ba tính chất:
“dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến”.
- Đối tượng đấu tranh chính của Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa đế
quốc xâm lược Pháp, can thiệp Mỹ và phong kiến phản động.
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: “đánh đuổi bọn đế quốc
xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ
những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có
ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa
xã hội”.
- Động lực của cách mạng Việt Nam là được xác định gồm có bốn
giai cấp là: công dân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, ngoài
ra còn có những thân sĩ (thân hào, địa chủ) yêu nước và tiến bộ.
- Triển vọng phát triển của cách mạng Việt Nam nhất định sẽ tiến bộ
lên chủ nghĩa xã hội.
- Giai cấp lãnh đạo: Giai cấp công nhân
2.4 Kết quả
- 1951-1953: các chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên
chiến trường.
- 1953-1954: cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân
- - 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Hiệp định Giơnevo
Với Hiệp định Giownevo về Đông Dương, Pháp buộc phải chấm
dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mỹ thất bại
trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược
Đông Dương
III/ Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm
3.1Ý nghĩa lịch sử
3.1.1 Trong nước
- Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp được Mỹ
góp sức.
- Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, miền Bắc đi lên CNXH.
- Tăng thêm niềm tin cho nhân dân.
- Nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
3.1.2 Quốc tế
- Có tính lan tỏa rộng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời đại sâu
sắc
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở các châu
lục Á, Phi, MỹLatinh
3.2Nguyên nhân thắng lợi
3.2.1 Nguyên nhân chủ quan
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn.
- Kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân.
- Sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân được xây dựng trên nền tảng khối liên minh
công - nông- trí thức vững chắc.
- Thực hiện nghệ thuật quân sự sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
- Kết hợp các loại hình chiến tranh: chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.
- Phát triển lực lượng quân sự ba thứ quân: Bộ đội chủ lực; bộ đội địa phương; dân
quân du kích
3.2.2 Nguyên nhân khách quan
- Thực hiện sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
- Tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, của
lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

3.3 Bài học kinh nghiệm


 Một là đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn lịch sử
của cuộc kháng chiến ngay từ những ngày đầu
 Hai là kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn 2 nhiệm vụ chống đế quốc
và chống phong kiến.
 Ba là ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc
kháng chiến phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn
 Bốn là xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích một cách thích hợp, đáp ứng kịp
thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị - quân sự của cuộc kháng chiến
 Năm là coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao vai trò
lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cuộc kháng chiến trên tất cả mọi lĩnh
vực, mặt trận
? Câu hỏi củng cố
Câu 1: Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày 19 – 12 – 1946?
A. Quân Pháp tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn.
B. Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp thất
bại.
C. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Quân Pháp tiến hành thảm sát nhân dân Việt Nam ở Hàng Bún (Hà Nội).
Câu 2: “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Lời kêu gọi toàn quốc khán kháng chiến.
C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
D. Hịch Việt Minh.
Câu 3. Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ(Hà Nội) phá máy, tắt điện vào khoảng 20
giờ ngày 19-12-1946.
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
D. Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ.
Câu 4 . Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội
trong 60 ngày đêm cuối năm 1946 – đầu năm 1947?
A. Việt Nam giải phóng quân.
B. Cứu quốc quân.
C. Trung đoàn Thủ đô.
D. Dân quân, du kích.
Câu 5. Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống quân Pháp ở Hà Nội của quân ta
trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là
A. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Pháp ở Hà Nội.
B. Giam chân địch để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
C. Phá hủy nhiều kho tàng của địch.
D. Giải phóng được thủ đô Hà Nội.
Câu 6: Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
của nhân dân Việt Nam là
A. kiên quyết, độc lập, tự chủ, dựa vào nhân dân.
B. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
C. giữ vững thế tiến công, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
D. toàn dân đánh giặc, cả nước đồng lòng, quyết tâm chiến đấu.
Câu 7. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu - đông năm 1947
nhằm
A. ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế.
B. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
C. giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
D. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 8. Chỉ thị của Đảng ta được đưa ra trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông
năm 1947 là
A. “Toàn dân kháng chiến”.
B. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
C. “Kháng chiến kiến quốc”.
D. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Câu 9. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt
Nam (1946 - 1954) mở đầu bằng chiến thắng nào?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
B. Chiến thắng Việt Bắc.
C. Chiến thắng Biên giới.
D. Cuộc chiến đấu của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh nguyên nhân khiến Đảng và
Chính phủ chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp?
A. Ta có đủ điều kiện để đánh địch ở Điện Biên Phủ.
B. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch Nava ngay từ đầu.
C. Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng vẫn có hạn chế.
D. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam
Á.

You might also like