You are on page 1of 5

BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946)


I.Tình hình nước ta sau cách mạng Tháng Tám
- Nền độc lập bị đe dọa:
+ Phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng.
+ Phía Nam là 1 vạn quân Anh đang mở đường cho quân Pháp trở lại xâm lược ta.
Ngoài ra còn bọn phản động “Việt Quốc”, “Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền.
- Kinh tế:
+ Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói chưa được khắc phục, lũ lụt,
hạn hán, kéo dài, đất đai không thể canh tác.
+ Sản xuất đình đốn. Tài chính trống rỗng
- Văn hóa: hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, mê tín
dị đoan,.. tràn lan.
→ Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
II. Củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ độc lập dân tộc
1/ Giải quyết các khó khăn
- Ngày 6/1/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đã đi bầu những đại biểu đầu tiên.
- Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức ngày “ Đồng tâm” để có
them gạo cứu đói.
- Ngày 8/9/1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ, và kêu gọi
toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ.
- Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
2/ Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
- Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức tấn công trở lại xâm lược nước ta.
- Quân dân Sài Gòn- Chợ Lớn anh dũng đứng lên chống trả.
- Đầu tháng 10/1946, quân Pháp tăng viện binh và được sự giúp đỡ của quân Anh, Nhật
đã chiếm được các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Trước tình hình đó Đảng đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
3/ Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản Cách mạng
- Quân Tưởng câu kết với bọn “Việt Quốc”, “Việt Cách” chống phá cách mạng Việt
Nam từ bên trong.
- Ta mở rộng Chính phủ,nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ
trưởng.
- Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế.
- Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, giam giữ các
phần tử chống đối lại nước VNDCCH, lập tòa án trừng trị bọn phản cách mạng.
4/ Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)
- Thực dân Pháp bắt tay ký với chính phủ Tưởng Giới Thạch bản hiệp ước Hoa- Pháp
(28/2/1946).
- Ngày 6/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp Hiệp định sơ bộ.
- Sau Hiệp định sơ bộ, Pháp vẫn gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, âm mưu tách miền
Nam ra khỏi Việt Nam.
- Trước tình thế đó, Chủ tịch HCM đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14/9/1946),
tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi để ta có thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn
bị kháng chiến lâu dài.
BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
-Thực dân Pháp tìm cách phá hoại Hiệp đinh sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946
để tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam lần nữa.
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ buộc ta phải giao quyền kiểm
soát cho chúng.
- Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
II. Cuộc chiến đấu ở các dô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Đến ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô
rút khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.
- Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…quần chúng chủ động tiến công, giam
địch cuối cùng chủ động rút khỏi thành phố ra căn cứ an toàn. Riêng tại Vinh, ngay từ đầu
cuộc chiến đấu buộc địch phải đầu hàng.
- Phối hợp với nhân dân phía Bắc còn có nhân dân ở các tỉnh phía Nam.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài (SGK)
IV. Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947
* Âm mưu:
- Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta.
- Khóa chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế.
*Chủ trương của ta:
- Chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, phá tan âm mưu của địch.
- Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, bẻ gãy hai gọng kìm của địch
* Diễn biến
- Sáng ngày 7/10/1947 quân nhảy dù Pháp chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn … Binh
đoàn bộ binh từ Lạng Sơn bao vây phía đông và bắc Việt Bắc.
- Ngày 9/10/1947, quân Pháp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang
vây phía tây Việt Bắc.
- Cuối tháng 11/1947 ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ
Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã...
- 30/10/1947, mặt trận hướng Đông ta phục kích ở đèo Bông Lau thu nhiều vũ khí, quân
trang của địch. Mặt trận hướng Tây ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm
nhiều tàu chiến, canô địch.
- Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
*Kết quả, ý nghĩa
- Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá
hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
- Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới: Pháp buộc phải chuyển từ
“đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta
V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện (SGK)
BÀI 26. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 -1953)
I. Chiến dịch Biên giới – Thu đông 1950
a/ Hoàn cảnh lịch sử
* Thế giới
- Năm 1950, chính phủ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã công
nhận và đặt quan hệ ngoại giao với VN.
- Phong trào chống chiến tranh đế quốc của nhân dân thế giới và nhâ dân Pháp ngày
càng lên cao.
* Trong nước: Lực lượng kháng chiến của ta ngày càng trưởng thành, hậu phương
được củng cố về mọi mặt,.
b/ Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
* Âm mưu của Pháp
- Với sự viện trợ của Mĩ, ngày 13/5/1949 Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve với nội dung:
Bao vây, cô lập làm cho Việt Bắc suy yếu, tổ chức tấn công tiêu diệt căn cứ địa lần thứ 2,
kết thúc chiến tranh. Pháp đã chấp nhận đánh lâu dài với ta.
* Chủ trương của ta
- Tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới,
nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc giữa quốc tế và
cách mạng Việt Nam
* Diễn biến chiến dịch Biên giới- Thu Đông (1950) (SGK)
* Kết quả:
- Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân ta đã giải phóng đươc biên giới Việt- Trung, “hành
lang Đông- Tây bị chọc thủng"
- Thế bao vây đã được giải, kế hoạch Rơ- ve của Pháp bị phá sản.
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (SGK)
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
- Tháng 2/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
- Nội dung:
+ Thông qua Báo cáo chính tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách
mạng Việt Nam của TBT Trường Trinh.
+ Đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
- Ý nghĩa: đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo phong trào cách
mạng Việt Nam
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
V. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường
BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954)

I. Kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ


- Ngày 7/5/1953, tướng Na-va được cừ làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương
vạch ra kế hoạch quân sự Na-va.
- Mục đích: xoay chuyển cục diện chiến tranh, hy vọng kết thúc chiến tranh trong vòng
18 tháng trong danh dự.
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ 1954
1/ Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954

2/ Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)


* Âm mưu của Pháp:
Pháp- Mĩ xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương để
trở thành nơi quyết chiến với bộ đội chủ lực của Việt Nam.
* Chủ trương của ta:
- Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện
Biên Phủ. Mục tiêu là tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc.
* Diến biến: SGK
* Kết quả:
- Ta tiêu diệt toàn bộ cứ điểm. Loại bỏ khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, phá hủy
62 máy bay và toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắt sống tướng Đờ-cát-xtơ-ri.
III. Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)
- Hội nghị Giơ-ne-vơ được khai mạc ngày 8/5/1954 và bắt đầu thảo luận về vấn đề
Đông Dương.
- Căn cứ và điều kiện cụ thể, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí Hiệp định Giơ-
ne-vơ vào ngày 21-7-1954
❖ Nội dung: SGK
❖ Ý nghĩa
- Hiệp định đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông
Dương.
- Hiệp định này buộc Pháp rút quân về nước. Âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp-
Mĩ đã bị thất bại.
- Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, chuyển sang giai đoạn XHCN

You might also like