You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG SỬ BLACKPINK

Bài 17: IV Ba tổ chức cộng sản Việt Nam nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

- cuối tháng 3/1929, ở ngôi nhà số 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) để thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở
Việt Nam

Bài 18: I hội nghị thành lập đảng cộng sản Việt Nam

1. Hoàn cảnh

- Các phong trào đấu tranh trong nước như: phong trào công nhân, phong trào nông dân, phong trào bãi
khóa của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, tạo một làn sóng đấu tranh cách mạng khắp nơi.

- Ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.

2. Thời gian diễn ra: ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930

3. Địa điểm: Hương Cảng (Hồng Kông), Trung Quốc.

4. Người chủ trì: Nguyễn Ái Quốc

5 Thành phần: các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm

6. Ý nghĩa: Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử
cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ
chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX

Bài 20: III Ý nghĩa của phong trào cách mạng dân tộc ( 1936-1939 )

- Là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn.

- Uy tín của Đảng được nâng cao rõ rệt.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng và thấm sâu trong
quần chúng.

- Đảng đào tạo được đội ngũ chính trị đông đảo cho Cách mạng tháng Tám 1945.

=> Là bước tập dượt lần thứ 2 cho Cách mạng tháng Tám 1945.

Bài 23: IV Nguyễn nhân thắng lợi, ý nghĩa của cách mạng tháng 8, biện pháp giải quyết khó khăn sau cách
mạng tháng 8.

* Nguyên nhân khách quan:

- Thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai làm suy yếu kẻ thù là phát xít Nhật.

* Nguyên nhân chủ quan:


- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận
Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái hưởng ứng.

- Có khối liên minh công - nông vững chắc.

- Ý nghĩa: Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đã đập tan ách xiềng
xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm, đồng thời lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại
ngót ngàn năm Bắc thuộc.

- Biện pháp:

+ Về chính trị: tiến hành bầu cử Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

+ Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là “nhường cơm sẻ áo”; “hũ gạo cứu đói”, chủ trương lâu
dài là tăng gia sản xuất.

Bài 21: a) Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27/9/1940)

- Nguyên nhân: Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về
Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi
nghĩa.

- Ý nghĩa:

+ Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh.

+ Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.

+ Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập - đây là lực lượng vũ trang cách
mạng đầu tiên của ta.

b) Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)

- Nguyên nhân:

+ Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra
trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.

+ Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi
nghĩa của Trung ương không về kịp.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên
đấu tranh giành độc lập.

Bài 25: - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.

- Tháng 9-1947, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, nêu những nội dung
cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm luợc.

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta là cuộc chiến tranh
nhân dân - toàn dân toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Chiến dịch Việt Bắc 1947

1. Thực dân Pháp tấn công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

- Âm mưu của địch:

+ Pháp lúng túng trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”

+ Chính trị: Thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.

+ Quân sự: Mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc để tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá tan cơ quan
đầu não kháng chiến, khóa chặt biên giới Việt - Trung.

+ Pháp tấn công lên Việt Bắc: Ngày 7-10-1947, Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ
Đồn, đồng thời cho hai cánh quân theo đường số 4 và sông Lô bao vây Việt Bắc.

2. Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

- Chủ trương của ta:

+ Chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, phá tan âm mưu của địch.

+ Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc: bao vây, tập kích quân nhảy dù.

+ Bẻ gãy hai gọng kìm của địch:

/ Đường thủ ở Đoan Hùng ở (25-10-1947).

/ Đường bộ ở đèo Bông Lau (30-10-1947).

- Ngày 19-12-1947, đại bộ phận Pháp rút khỏi Việt Bắc.

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

You might also like