You are on page 1of 19

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

1. Bối cảnh lịch sử (Dũng)


a. Tình hình thế giới:
- Đầu tháng 9 năm 1939 bao gồm sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai
và sự thay đổi trong chính trị Pháp khi Chính phủ Đalađiê (Daladier) đàn áp
lực lượng dân chủ và phong trào cách mạng trong nước.
 Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.
- Tháng 12 năm 1941, bùng nổ chiến tranh Thái Bình Dương.
b. Tình hình Đông Dương:
- Ngày 28/9/1939: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cấm tuyên truyền
cộng sản và đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật.
- Thực hiện chính sách thời chiến và phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay
đàn áp phong trào cách mạng.
- Tăng cười vơ vét sức người sức của để phụ vụ chiến tranh đế quốc.
- Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật vào Đông Dương dẫn đến sự đầu hàng của
thực dân Pháp và hợp tác với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông
Dương.
c. Tình hình Việt Nam:
- Đặt dưới ách thống trị Nhật-Pháp
- Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho cuộc
chiến tranh đế quốc.
- Tháng, 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt - Trung vào miền Bắc Việt Nam,
Pháp nhanh chóng đầu hàng. Sự tham gia của quân phiệt Nhật vào Đông
Dương vào tháng 9 năm 1940, dẫn đến sự đầu hàng của thực dân Pháp và
hợp tác với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương.
- Nhật ra sức tuyên truyền thyết Đại Đồng Á, bắt dân ta nhổ lúa, trồng đay,
thầu dầu ⇒ Dẫn đến 2 triệu đồng bào chết đói
- Năm 1945, phát xít Đức thất bại nặng nề (châu Âu), Nhật bị thua to ở nhiều
nơi (Châu Á - Thái Binh Dương).
- Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. ⇒ Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái
chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động, quần chúng nhân dân sục sôi
khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.
2. HN 11-1939 (Dũng)
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng, chủ trì Hội nghị.
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1939 là một sự kiện quan
trọng trong lịch sử cách mạng của Việt Nam. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh
chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra và đe dọa tới cuộc sống của người Việt
Nam.
 Đòi hỏi Đảng phải kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra đường lối đấu tranh
đúng đắn.
- Tháng 11/1939 tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định. Hội nghị lần 6 do Tổng bí
Thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Dưới đây là tóm tắt nội dung chính của hội nghị:
- Chiến lược: Hội nghị xác định rằng mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông
Dương là đánh đổ đế quốc Pháp, giải phóng các dân tộc Đông Dương, và đạt
được độc lập hoàn toàn. Hay gọi tắt là “Cách mạng tư sản dân quyền”.
- Nhiệm vụ: Chống đế quốc và tay sai, tạm gác lại khẩu hiệu tịch thu ruộng đất
cho dân cày.
- Phương pháp: Hội nghị quyết định chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh
sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai,
- Hình thức: sử dụng hoạt động bí mật và bất hợp pháp để đạt được mục tiêu.
- Chủ trương: để đạt được mục tiêu chiến lược, hội nghị quyết định thành lập
Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay thế cho Mặt trận Dân
chủ Đông Dương. Mặt trận này đoàn kết tất cả các giai cấp và đảng phái để
chống lại đế quốc Pháp và tay sai của họ.
 Ý nghĩa: đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng: đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ chuẩn bị
trực tiếp vận động cứu nước.
3. Phong trào chống Pháp-Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi
nghĩa vũ trang (Dũng)
a. Khởi nghĩa Bắc Sơn:

 Nguyên nhân:
- Trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc xâm lược của Đức và Phát
xít Nhật, cộng với việc Pháp thất thủ và đầu hàng, tình hình tại Đông Dương đã
trở nên phức tạp.
- Ngày 27-9-1940, nhân khi quân Pháp ở Lạng Sơn bị Nhật tiến đánh phải rút
chạy qua đường Bắc Sơn-Thái Nguyên, nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo
của đảng bộ địa phương nổi dậy khởi nghĩa. Đội du kích Bắc Sơn được thành
lập.
 Diễn biến chính:
- Tháng 9/1940, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh,
thành lập chính quyền cách mạng. Nhật thỏa hiệp với Pháp, quay trở lại đàn áp
phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Sơn.
 Việc này đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc tổ chức và xây dựng lực
lượng vũ trang để đối phó với thế lực thực dân và phát xít Nhật Bản.
b. Khởi nghĩa Nam Kỳ:
 Nguyên nhân:
- Pháp bắt binh lính VN ra làm bia đỡ đạn cho chúng.
 Diễn biến chính:
- Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, diễn ra vào tháng 11 năm 1940, là một sự kiện quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
- Đêm 22 rạng sáng 23/11/1940, nhân dân hàu khắp các tỉnh Nam Kì nổi dậy đấu
tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Kì.
- Nghĩa quân triệt hạ được một số đồn bốt giặc, thành lập chính quyền ách mạng
nhiều nơi.
 Cuộc khởi nghĩa này đã thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm của nhân dân Việt
Nam trong việc đấu tranh cho độc lập và tự do.
 Tuy nhiên, thực dân Pháp đã phản kích mạnh mẽ và tàn bạo. Họ đã sử dụng các
biện pháp khủng bố trắng, bao gồm cả việc sử dụng máy bay ném bom và bắn
đạn vào các khu vực có cuộc khởi nghĩa. Hàng ngàn người đã bị bắt giữ, và
nhiều người bị xử tử hoặc đày ra Côn Đảo và các trại tập trung khác.
c. Binh biến Đô Lương:
- Sơ lược về Đội Cung (Nguyễn Văn Cung):
Đội Cung, tức Nguyễn Văn Cung, sinh năm 1903, nguyên quán ở thôn Long
Trì, tổng Đậu Chữ (nay là thôn Phú Lòng, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh). Bố ông là Trần Công Đậu (còn có tên là Trần Công Thưởng) là người có
tinh thần yêu nước, tham gia hoạt động trong phong trào Cần Vương chống
Pháp. Mẹ ông là bà Lương Thị Uyển ở làng Hạc Oa, tổng Thọ Hạc, huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là vợ thứ của ông Trần Công Thưởng khi ông làm
chức quan huyện ở Đông Sơn. Do bố ông tham gia phong trào Cần Vương nên
để tránh liên lụy, khi sinh ra, ông được mẹ đặt tên và đổi họ. (đọc cho biết thôi,
không cần nói khi thuyết trình cũng được)
Nguyễn Văn Cung
 Nguyên nhân:
- Binh lính người Việt trong quân đội Pháp phản đối việc Pháp đưa lính người
Việt sang Lào đánh nhau với quân Thái Lan.
 Diễn biến:
- Ngày 8-1-1941, Nguyễn Văn Cung đã được bổ nhiệm làm suất đội và điều về
làm quyền trưởng đồn Chợ Rạng ở Thanh Chương, Nghệ An, thay thế viên đồn
trưởng người Pháp Alonzo.
- Chỉ 5 ngày sau khi nhậm chức, Đội Cung đã lập kế hoạch và khởi nghĩa cùng
với những người đồng mình.
- Cuộc khởi nghĩa này đã diễn ra vào ngày 13-1-1941 với sự tham gia của Đội
Cung và 10 binh lính.
- Đội Cung đã tổ chức cuộc tấn công đồn Đô Lương và sau đó tiến xuống Vinh.
Trong quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa này, Đội Cung đã thực hiện những
động thái khôn ngoan để giữ bí mật và đảm bảo sự thành công của cuộc khởi
nghĩa.
 Điều này bao gồm việc cắt đứt thông tin liên lạc bằng cách cắt dây điện thoại
và điện tín, đồng thời tiến hành tấn công những điểm quan trọng như trạm dây
thép Đô Lương.
Kết quả 3 cuộc khởi nghĩa: Thất bại
Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân, binh lính người Việt trong quân đội
Pháp,…
- Để lại bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ
trang, chọn thời cơ khởi nghĩa,…
4. Hội Nghị 8 (5/1941) (Khánh)
a. Hoàn cảnh
- VN chịu 2 tầng áp bức Pháp – Nhật làm cho 2tr đồng bào chết đói.
- 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu
tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến
19/5/1941.
b. Nội dung Hội nghị
- Chiến lược: Cách mạng tư sản dân quyền
- Nhiệm vụ:
+ Giải phóng dân tộc
+ Tạm gác khẩu hiểu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu giảm thuế
- Phương pháp: đi từ hình thái Khởi nghĩa từng phần sang Tổng khởi nghĩa
- Hình thức: Bí mật
- Chủ trương:
+ Sau thắng lợi, thành lập Chính phủ VN Dân chủ Cộng hòa
+ Thành lập Mặt Trận VN độc lập đồng minh (Mặt Trận Việt Minh) thay cho
Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương
c. Ý nghĩa
- Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ HN Trung ương
11/1939 chuyển hướng của HN 7/1939, nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi
từng nước Đông Dương.
- Hội nghị lần thứ 8 (khóa I) của Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan
trọng đối với cách mạng nước ta. Nghị quyết của hội nghị thể hiện một cách sâu sắc
và hoàn chỉnh về vấn đề giải phóng dân tộc, về sự thay đổi chiến lược cách mạng
được vạch ra từ Hội nghị lần thứ 6 (11/1939), đánh dấu bước tiến mới trong tư duy
cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng. Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu, tập hợp những người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh; có ý
nghĩa quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Nghị quyết của Hội nghị
lần thứ 8 và những chủ trương sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc được toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện, đi đến thành công

5. Bước đầu xây dựng lực lượng cho cuộc Khởi nghĩa vũ trang (Khánh)
a. LL CTrị
- Cao Bằng:
+ Nơi này làm thí điểm.
+ 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc. (ba châu hoàn toàn:
Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình; Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng; liên tỉnh Cao –
Bắc – Lạng)
- 1943, Đảng đề ra “ Đề cương văn hóa VN” và vận động nhân dân tham gia MTVN
(Hội Cứu quốc) và Đảng dân chủ VN đứng trong MTVN (6/1944).
 Quyết định chiến thắng
b. LL VT
- Đội du kích Bắc Sơn thành lập và phát triển thành đội Cứu Quốc quân
+ Trung đội Cứu Quốc quân I (23/2/1941)
+ Trung đội Cứu Quốc quân II (15/9/1941)
+ Trung đội Cứu Quốc quân III (25/2/1944)
- 22/12/1944, VN tuyên truyền giải phóng quân.
- Sau này, VNTTGPT hợp nhất với TĐCQQ thành VNGPQ
 Nòng cốt hỗ trợ lực lượng chính trị
c. Căn cứ địa
- 11/1940, Đảng chọn Bắc Sơn – Võ Nhai
- 1941, sau khi về nước, Bác chọn Cao Bằng dựa trên cơ sở lực lượng chính trị và tổ
chức phát triển
 Đây là 2 căn cứ địa đầu tiên của Việt Nam
- Chiến khu VB: Cao – Bằng – Lạng – Thái – Tuyên – Hà
+ Chọn Tân Trào là thủ đô kháng chiến, được ví như VN thu nhỏ.

6. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (Châu)

Thời gian Sự kiện

Đầu năm 1943 Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công quân Đức, phát xít
Đức thất bại

 Đảng ta càng đẩy đẩy mạnh cuộc khởi nghĩa vũ trang


giành chính quyền
Từ ngày 25- Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh
28/2/1943 - Phúc Yên) vạch ra kế hoạch cụ thể cho khởi nghĩa vũ trang.
- Ở căn cứ Cao Bằng, Ban Việt Minh lập ra 19 ban “Xung
phong Nam tiến” để liên lạc với Bắc Sơn - Võ Nhai, phát triển
lực lượng xuống miền xuôi.

Ngày 25/2/1944 Trung đội Cứu quốc quân III ra đời.

- Ở căn cứ Cao Bằng, Ban Việt Minh lập ra 19 ban “Xung


phong Nam tiến” để liên lạc với Bắc Sơn - Võ Nhai, phát triển
lực lượng xuống miền xuôi.

Ngày 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa"

Ngày 10/8/1944 Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân "Sắm sửa văn khi đuổi thù
chung".

Ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.

7. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) (Châu)
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin - sào huyệt cuối
cùng của phát xít Đức - một loạt nước châu Âu được giải phóng.
- Ở Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những
đòn nặng nề.
- Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản
công quân Nhật. Mâu thuẫn Nhật - Pháp càng trở nên gay gắt.
- Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp.
- Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh).
- Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta". Bản chỉ thị nhận định:
+ Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
+ Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp-Nhật” được thay bằn khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít
Nhật”.
+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác xã, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy vũ
trang, du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
+ Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiên đề cho cuộc tổng
khởi nghĩa.
b) Diễn biến
- Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng, giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện, chính quyền
cách mạng được thành lập, các hội Cứu quốc được củng cố và phát triển.
- Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đáp ứng
nguyện vọng cấp bách của nông dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa
từng có.
- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa,
thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức đội du kích Ba Tơ.
- Ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho và Hậu
Giang.
c, Ý nghĩa
- Cao trào kháng Nhật cứu nước thể hiện tinh thần nỗ lực đấu tranh giành độc lập của
nhân dân Việt Nam; đồng thời góp sức cùng Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Làm cho kẻ thù ngày càng suy yếu, thúc đẩy thời cơ tổng khởi nghĩa mau đến.
- Qua cao trào kháng Nhật, lực lượng cách mạng được tăng cường, trận địa cách mạng
được mở rộng, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan cho một cuộc tổng khởi nghĩa.
- Là một cuộc tập dượt vĩ đại, làm cho toàn đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động tiến lên
chớp thời cơ tổng khởi nghĩa => tiền đề cho Cách mạng tháng Tám.
8. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa (Đào)
- Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức Ủy ban giải
phóng Việt Nam. Ủy Ban Dân tộc giải phóng Việt Nam & Ủy Ban Dân tộc
giải phóng các cấp thành lập.
- Ngày 15-5-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự
cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hoà (Bắc Giang), quyết định thống nhất các lực
lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân và xây dựng bảy chiến khu
trong cả nước.
- Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên Quang), chỉ thị chuẩn bị đại
hội quốc dân và thành lập "khu giải phóng."
- Ngày 4-6-1945, khu giải phóng chính thức được thành lập, bao gồm nhiều tỉnh
và vùng lân cận, và Ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập để thi hành
chính sách của Việt Minh.
- Giữa tháng 8-1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
- 9-5-1945, Phát xít Đức đầu hàng Liên Xô và Đồng minh, đánh tan đạo quân
Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc)
- Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6-8-1945) và Nagazaki (9-8-
1945)
 15-8-1945, Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
 Thời cơ cách mạng xuất hiện.
- Hội nghị Potsdam (Tháng 7 năm 1945): Hội nghị này đã quyết định về việc
chia cắt Đông Dương thành hai vùng, với quân đội Trung Quốc và Anh Quốc
vào để giải quân Nhật. Điều này đã tạo điều kiện cho cuộc tranh đấu chính trị
và quân sự sau đó.
- Hội nghị Ianta (Tháng 2 năm 1945): Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã
đưa ra quan điểm rằng việc quyết định chế độ tại Đông Dương nên dựa vào sự
đồng tình của "mẫu quốc," tức là Pháp. Tuy nhiên, Mỹ đã nghiêng về phía
Pháp hơn trong việc hỗ trợ tái chiếm Đông Dương.
- Mùa hè năm 1945: Mỹ cam kết hỗ trợ Pháp trong việc phục hồi chủ quyền ở
Đông Dương, điều này tạo nền tảng cho việc tái chiếm bởi quân Pháp và xung
đột về chế độ tại Việt Nam.
 Như vậy, thời cơ giành chính quyền tại Việt Nam đã tồn tại trong giai đoạn
ngắn từ khi Nhật Bản đầu hàng cho đến khi quân Đồng minh (bao gồm quân
Pháp) tái chiếm Đông Dương vào cuối tháng 8 năm 1945. Trong khoảng thời
gian này, đã có sự cạnh tranh và tranh chấp giữa nhiều lực lượng và chính phủ
khác nhau để kiểm soát và thiết lập chính quyền tại Việt Nam.
- Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước,
và nhiều chiến khu khác cũng được xây dựng ở các vùng khác.
- Trong các đô thị lớn, đội danh dự Việt Minh thúc đẩy hoạt động vũ trang
tuyên truyền, diệt ác và xây dựng tổ chức cứu quốc trong dân thành thị.
Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn
đói” đã thúc đẩy cuộc khởi nghĩa của người dân, giành quyền làm chủ & tham
gia vào CM.
 Tất cả những sự kiện này đã đánh dấu bước đầu của cuộc cách mạng Việt
Nam và sự tham gia mạnh mẽ của người dân trong việc giải phóng và đấu
tranh cho chính quyền độc lập.
- Lao tù thực dân và chiến sĩ cộng sản đã vượt ngục và tham gia hoạt động, cung
cấp thêm cán bộ lãnh đạo cho phong trào cách mạng.
- Một số binh lính, cảnh sát thuộc chính quyền thân Nhật đã chuyển hướng hỗ
trợ cách mạng. Nhiều quan chức cấp cao cũng tìm cách liên lạc với Việt Minh.
- Bộ máy chính quyền Nhật đã bị suy yếu ở nhiều nơi
 không khí sẵn sàng cho cuộc khởi nghĩa đã lan tỏa trong cả nước. Cao trào
kháng Nhật cứu nước thực tế là một cuộc khởi nghĩa từng phần và cuộc chiến
tranh du kích cục bộ, giúp mở rộng trận địa cách mạng và tăng cường lực
lượng cách mạng.
 Cuộc kháng chiến này đã chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa và kích thích sự sẵn
sàng của Đảng và nhân dân.
- Ngày 12/8/1945: Ủy ban lâm thời khu giải phóng ra lệnh khởi nghĩa trong khu
vực.
- Ngày 13/8/1945: Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban
Khởi nghĩa toàn quốc.
- Ngày 13/8/1945 (23 giờ): Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố "Quân lệnh số
1," phát động tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là
"Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân!"
- Ngày 14 và 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào, với sự chủ
trì của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh. Hội nghị quyết định
phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương. Điều này bao gồm việc đánh chiếm những nơi quan trọng, phối
hợp quân sự và chính trị, làm tan rã tinh thần quân địch và tạo ra ủy ban nhân
dân tại những nơi đã giành quyền làm chủ.
- Ngày 16/8/1945: Đại hội quốc dân tại Tân Trào với sự tham gia của đại biểu từ
nhiều phân khúc xã hội, đảng phái chính trị và các tôn giáo. Đại hội tán thành
quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng và lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt
Nam, với Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
- Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc
ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho
ta… Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh,
đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tổ chức
một cuộc nổi dậy tổng khởi nghĩa tập trung vào mục tiêu giành chính quyền và
độc lập dưới áp lực của quân Đồng minh và nguy cơ tái chiếm của Pháp. Đây
là một giai đoạn quan trọng trong cuộc Chiến tranh Đông Dương và đánh dấu
sự bùng nổ của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
9. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 (Châu)
- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước: “dù phải đốt cháy cả
dãy Trường Sơn cũng phải kiện quyết giành cho được độc lập”
- Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945 đảng bộ nhiều địa phương chủ động lãnh đạo
nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
- Ngày 18/8/1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành
chính quyền sớm nhất trong cả nước
- Từ ngày 14/8/1945 trở đi, các đơn vị Giải phóng quân lần lượt tiến công các
đồn binh Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Yên Bái, v.v.
- Ngày 16/8/1945, một đơn vị Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ
huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
 Giành chính quyền tại Hà Nội 19/8/1945
- Tại Hà Nội, ngày 17/8, Tổng hội viên chức tổ chức một cuộc míttinh ủng hộ
Chính phủ Trần Trọng Kim. Đảng bộ Hà Nội đã biến cuộc míttinh đó thành
cuộc míttinh ủng hộ Việt Minh. Các đội viên tuyên truyền Việt Minh được bố
trí bí mật xông lên giành lấy diễn đàn, thông báo tin Nhật đầu hàng và kêu gọi
nhân dân ủng hộ Việt Minh khởi nghĩa.
Nhân dân Hà Nội tham gia mít tinh ủng hộ Mặt trận Việt Minh tại Nhà Hát lớn Hà
Nội, ngày 17-8-1945 (Ảnh tư liệu)
Hàng vạn quần chúng dự míttinh nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh.
Cuộc míttinh biến thành một cuộc biểu tình tuần hành, có cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, rầm
rộ diễu qua các phố đông người, tiến đến trước phủ toàn quyền cũ, nơi tư lệnh quân
Nhật đóng, rồi chia thành từng toán, đi cổ động chương trình Việt Minh khắp các phố.
- Sau cuộc biểu dương lực lượng, Thành ủy Hà Nội nhận định đã có đủ điều kiện
để phát động tổng khởi nghĩa.
- Sáng ngày 19/8, tại Thủ đô Hà Nội, quần chúng cách mạng xuống đường tập
hợp thành đội ngũ, rầm rộ kéo đến quảng trường Nhà hát thành phố trong tiếng
hát “Tiến quân ca” và cờ đỏ sao vàng để dự cuộc míttinh lớn do Mặt trận Việt
Minh tổ chức.
- Cuộc míttinh chuyển thành biểu tình vũ trang. Quần chúng cách mạng chia
thành nhiều đoàn đi chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Trại Bảo an binh, Sở
Cảnh sát và các công sở của chính quyền thân Nhật.
- Chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ảnh
hưởng nhanh chóng đến nhiều tỉnh và thành phố khác, cổ vũ mạnh mẽ phong
trào cả nước.
Nhân dân Hà Nội chiếm Phủ Khâm Sai, ngày 19-8-2945.
 Giành chính quyền tại Huế 23/8/1945
- Ngày 23/8, Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế quyết định lãnh đạo nhân dân
nổi dậy giành chính quyền. Bộ máy chính quyền và quân đội Nhật hoàn toàn tê
liệt. Quần chúng lần lượt chiếm các công sở không vấp phải sức kháng cự nào.

Nhân dân Thừa Thiên Huế tham gia giành chính quyền và kéo vào cửa Thượng
Tứ Huế ngày 23/8/1945, ngày cách mạng thắng lợi tại Huế (Ảnh tư liệu)
 Giành chính quyền tại Sài Gòn, 25/8/1945
- Được tin Hà Nội và Tân An đã giành được chính quyền, Xứ ủy Nam Kỳ quyết
định khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh.
- Ngay từ đêm 24/8/1945, quần chúng cách mạng ở Sài Gòn-Chợ Lớn và các
tỉnh lân cận mang theo giáo mác, tầm vông… bằng mọi phương tiện, rầm rập
kéo về nội thành tham gia khởi nghĩa giành chính quyền.
- Sáng 25/8, hơn 1 triệu người biểu tình tuần hành thị uy. Quân khởi nghĩa chiếm
các công sở
 Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng

Nhân dân Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền, ngày 25-8-1945.
- Những cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và các đô thị đập tan các cơ
quan đầu não của kẻ thù có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cả nước.
10. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập (Quyên)
- Ngày 25/8/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Ủy ban
dân tộc giải phóng về đến Hà Nội.
- Sáng ngày 26/8/194 Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập và chủ tọa phiên họp của
Ban Thường vụ Trung ương Đảng để bàn những nhiệm vụ cấp bách của nhà
nước cách mạng.
- Trong cuộc họp ngày 27/8/1945, Ủy ban dân tộc giải phóng cải tổ thành Chính
phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
- Ngày hôm sau, danh sách Chính phủ gồm 15 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu được công bố trên các báo ở Hà Nội.
- Chiều 30/8 lễ thoái vị của Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến
cuối cùng đã được tổ chức tại lầu Ngọ Môn trong kinh thành Huế.
Chiếu thoái vị của Vua Bảo Đại, ngày 28-8-1945. (ảnh chụp hiện vật)

Hình ảnh tái hiện không gian Lễ thoái vị của vua Bảo Đại và trao ấn kiếm cho đại
diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Thừa
Thiên - Huế
- Ngày 28/8/1945, tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh
soạn thảo văn kiện lịch sử “Tuyên ngôn Độc lập”.
- Ngày 30/8/1945, Hồ Chí Minh mời một số cán bộ trong Ban Thường vụ Trung
ương Đảng và các vị bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời đến trao đổi, góp ý
kiến cho bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập)
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thay mặt toàn thể quốc dân đồng bào trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập,
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam Á, ngày nay là nước CHXHCN Việt Nam.
- Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Đảng
Cộng sản Việt Nam, chớp thời cơ ngàn năm có một mà cuộc Tổng khởi nghĩa
Cách mạng tháng 8 1945 đã thành công, dân tộc ta, đất nước ta đã bước sang kỉ
nguyên độc lập - tự do.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2-9-1945.
11. Tính chất, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của CM Tháng Tám năm 1945
(Quyên)
a. Tính chất
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
mang tính chất dân chủ mới. Nó là một bộ phận khăng khít của cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân Việt Nam”.
- Trước hết, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc điển hình, thể hiện:
Thứ nhất, tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng
dân tộc
Thứ hai, lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc
Thứ ba, thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc” theo chủ trương
của Đảng, với hình thức cộng hoà dân chủ, chỉ trừ tay sai của đế quốc vànhững kẻ
phản quốc.
- Cách mạng Tháng Tám có tính chất dân chủ:
Một là, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận của phe dân chủ
chống phát xít.
Hai là, cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nông dân, lực lượngđông đảo
nhất trong dân tộc.
Ba là, cuộc cách mạng đã xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dânđầu
tiên ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến. Các tầng lớp nhân dânđược
hưởng quyền tự do, dân chủ.
Tuy nhiên, CM Tháng Tám chưa làm cách mạng ruộng đất, chưa thực hiện khẩu hiệu
người cày có ruộng, chưa xóa bỏ chế độ pk chiếm hữu ruộng đất, chưa xóa bỏ những tàn
tích pk và nửa pk để cho công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh… quan hệ giữa địa
chủ và nông dân vẫn như cũ. “Chính vì thế mà Cách mạng Tháng Tám có tính chất
dân chủ , nhưng tính chất đó chưa đầy đủ và sâu sắc”
 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng mang đậm tính
nhân văn, hoàn thành một bước hết sức cơ bản trong sự nghiệp giải phóng con
ngườiở Việt Nam khỏi mọi sự áp bức về mặt dân tộc, sự bóc lột về mặt giai cấp
và sự nô dịch về mặt tinh thần.
b. Ý nghĩa
- Đối với VN
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế
quốc trong gần một thế kỷ.
+ Lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân đầu tiên ở
Đông Nam Á, giải quyết thành công vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội là
vấn đề chính quyền.
(Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ bước
lên địa vị người chủ đất nước, có quyền quyết định vận mệnh của mình.)
+ Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập có
chủquyền, vươn lên cùng các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho những mục tiêu
cao cảcủa thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ phải hoạt động bí mật trở thành một đảng
cầm quyền.
+Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịchsử
dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và hướng tới chủ nghĩa xã hội.
- Đối với quốc tế
+ Cách mạng tháng Tám mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã của chủ nghĩa thực dân
cũ.
+Cách mạng Tháng Tám cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới.
+Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn,
sáng tạo của Đảng và tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh.
+ Cách mạng Tháng Tám đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận củachủ
nghĩa Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc.
c. Kinh nghiệm
- Thứ nhất, về chỉ đạo chiến lược, phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc,giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng
ruộng đất.
- Thứ hai, về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông, cần khơi
dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu
nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Thứ ba, về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực cách
mạngcủa quần chúng.
- Thứ tư, về xây dựng Đảng: Phải xây dựng một Đảng cách mạng tiên phong của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam.
 Kết luận:
- Với thắng lợi của CM tháng Tám năm 1945, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đưa lịch
sử dân tộc sang trang mới, đánh dâu bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình tiến
hóa của dân tộc.
- Nước VN DC Cộng Hòa từ khi ra đời, dù trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách
nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần đoàn kết phấn đấu của toàn dân,
luôn được xây dựng củng cố, vững bước tiến trên con đường độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
- Suốt 15 năm đấu tranh cách mạng 1930-1945, Đảng đã lãnh đạo giai cấp và dân
tộc hoàn thành mục tiêu giành độc lập, thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân.

You might also like