You are on page 1of 12

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề tài 7:

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN


QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC
HIỆN 1946 - 1950
HP: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhóm SVTH: 7. Lớp TC: 20CT2


- Nguyễn Văn Hòa
- Huỳnh Đức Hưng (NT)
- Phan Minh Hưng
- Nguyễn Hoàng Linh (TM)
- Phan Thị Việt Nga (TM)
- Phan Quang Phúc
- Trần Quang Trường

GVHD: Phan Trọng Toàn


2

Đà Nẵng, Tháng 9 năm 2023

1. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC BÙNG NỔ VÀ ĐƯỜNG LỐI


KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG
1.1. Hoàn cảnh lịch sử
1.1.1. Thuận lợi
- Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
Đảng và nhân dân Việt Nam có bộ máy chính quyền nhà nước làm cộng cụ để
xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng,
được hưởng những thành quả của cách mạng, nên có quyết tâm bảo vệ chế độ
mới.
- Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh dạn dày kinh nghiệm lãnh đạo, đã trở
thành đảng cầm quyền, là trung tâm đoàn kết toàn dân trong công cuộc đấu
tranh để xây dựng và bảo vệ chế độ cộng hoà dân chủ.
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao
ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ
phát triển ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
- Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược là ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và
đánh địch trên đất nước mình nên có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân
hòa”.
- Thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong
nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục được ngay.

1.1.2. Khó khăn


- Giặc ngoại xâm và nội phản:
3

+ Quân đội các nước đế quốc, dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp
quân đội Nhật Bản, lũ lượt kéo vào Việt Nam.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc. Theo
sau Trung Hoa Dân quốc là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt
Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) với âm mưu xúc tiến thành lập
một chính phủ bù nhìn. Dã tâm của chúng là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá
tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của nhân dân Việt
Nam.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện
cho Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
+ Ngoài ra còn quân Nhật đang chờ để giải giáp. Một bộ phận theo lệnh đế
quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang cách mạng, tạo điều kiện cho quân
Pháp mở rộng chiếm đóng Nam Bộ.
+ Chưa bao gờ trên đất nước Việt Nam lại có nhiều loại kẻ thù đế quốc cùng
xuất hiện một lúc như vậy.
- Về chính trị:
+ Chính quyền cách mạng còn non trẻ, chưa được củng cố. Đảng và nhân dân
Việt Nam chưa có kinh nghiệm giữ chính quyền.
+ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa nước nào công nhận và đặt quan
hệ ngoại giao. Cách mạng Việt Nam ở trong tình thế bị bao vây, cô lập.
- Về kinh tế tài chính:
+ Nạn đói, lụt lội, hạn hán.
+ Nạn lụt lớn tháng 8 - 1945 khiến 9 tỉnh Bắc Bộ vỡ đê, hạn hán kéo dài,
50% ruộng đất không thể cày cấy được.
+ Ngân quỹ trống rỗng, lạm phát tăng, giá sinh hoạt đắt đỏ
- Về văn hóa, xã hội:
+ Tàn dư văn hoá lạc hậu do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng
nề, hơn 90% dân số bị mù chữ.
4

+ Các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ngày
đêm hoành hành.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hiểm nghèo. Vận
mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trong hoàn cảnh đó, ngày 25 – 11 – 1945, Trung ương đảng ra bản chỉ thị
“Kháng chiến, kiến quốc”, xác định:
+ Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam “vẫn là giải phóng dân
tộc”, khẩu hiệu của nhân dân là “dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.
+ Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược.
+ 4 nhiệm vụ cấp bách trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân
Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân.
+ Phương hướng đối ngoại là kiên trì nguyên tắc bình đẳng, hợp tác”, “thêm
bạn, bớt thù”, đối với quân Trung Hoa dân quốc thực hiện khẩu hiệu “Hoa,
Việt thân thiện”, đối với Pháp thực hiện “độc lập về chính trị, nhân nhượng
về kinh tế”.

1.1.3. Hai hiệp định ngừng bắn của Việt Nam với Pháp, kế hoạch của Pháp
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp
thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước Việt Nam.
- Ở Trung Quốc, lực lượng cách mạng phát triển mạnh, nên Trung Hoa Dân
quốc cần rút quân ở Đông Dương về để đối phó. Các thế lực đế quốc do Mĩ
cầm đầu vừa muốn tiêu diệt cách mạng Trung Quốc, lại vừa muốn chống cách
mạng Việt Nam.
- Các thế lực đế quốc đã thu xếp công việc nội bộ, kết quả là Chính phủ Pháp và
Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp (tháng 2/1946), thoả
thuận việc quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ
giải giáp quân Nhật.
5

- Hiệp ước trên đặt nhân dân Việt Nam trước sự lựa chọn: hoặc phải đánh hai kẻ
thù (cả Pháp và Trung Hoa dân quốc); hoặc là hoà hoãn, nhân nhượng với
Pháp.
- Để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng chọn giải Pháp “Hoà để tiến”. Vào thời điểm đó, Pháp cũng
cần hoà với Việt Nam để có thể đưa quân ra miền Bắc một cách dễ dàng và
kéo dài thời gian chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà kí với G. Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ:
+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc
gia tự do , có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong
Liên bang Đông Dương, thuộc khối Liên hiệp Pháp.
+ Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm
vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.

+ Hai bên ngừng mọi xung đột ở miền Nam đi đến cuộc đàm phán chính thức.
+ Việt Nam và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị trù bị Đà Lạt (4 – 1946) và
Hội nghị Phôngtennơblô (7 – 1946), nhưng không thu được kết quả gì.
+ Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước, nhân
nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá.

- Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân
Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược:

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.
+ Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng
Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.
+ Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây
ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…
6

+ Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ
chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không
chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.

1.2. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
của Đảng
1.2.1. Quá trình hình thành
- Từ cuối tháng 10 – 1946, tình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng căng
thẳng, Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân tiếp tục kiềm chế. Ngày 19-10-
1946 thường vụ trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ
nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định “không
sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”.
Hội nghị đã đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ
chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong chỉ
thị Công việc khẩn cấp bây giờ ra ngày 5-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng
chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.
- Cuối tháng 11 – 1946, thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược trên
quy mô lớn và quyết liệt hơn. Ngày 20-11-1946, chúng chiếm Hải Phòng, thị
xã Lạng Sơn, Đà Nẵng,... Ngày 17 và 18-12-1946, chúng gây ra vụ thảm sát ở
phố Yên Ninh và phố Hàng Bún, cắt đứt mọi liên hệ với Chính phủ Việt Nam,
đưa liên tiếp 3 tối hậu thư đòi Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ, đòi độc
quyền kiểm soát Thủ đô.
- Ngày 19-12-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng ở
Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định toàn quốc kháng chiến. 20 giờ đêm 19-12-
1946, mệnh lệnh được phát đi, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
- Rạng sáng ngày 20-12-1946, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ
tịch Hồ Chi Minh được phát đi trên Đài tiếng nói nhân dân Việt Nam.
7

- Tại Hà Nội, vào lúc 20 giờ 3 phút, pháo đài Láng bắn loạt đại bác đầu tiên
vào thành Hà Nội báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Ở các địa
phương như Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, quân và
dân ta cũng đồng loạt nổ súng tấn công vào các vị trí đóng quân của Pháp.

1.2.2. Nội dung đường lối kháng chiến giai đoạn 1946 – 1950
- Mục đích kháng chiến: đánh đổ thực dân Pháp xâm lược giành nền độc lập, tự
do, thống nhất.
- Tính chất kháng chiến: cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến
tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn
dân, toàn diện và lâu dài. Là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân
chủ và hòa Bình. Gồm có 2 tính chất là tính chất dân tộc giải phóng và tính
chất dân chủ mới.Trước cách mạng tháng 8 cũng có tính chất dân tộc giải
phóng, nhưng trước cách mạng tháng 8, vấn đề dân tộc giải phóng đó là đi tới
xóa bỏ chính quyền, còn dân tộc giải phóng trong giai đoạn toàn quốc kháng
chiến là vấn đề bảo vệ nền độc lập của chính quyền.
- Phương châm kháng chiến: tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng
chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính:
+ Kháng chiến toàn dân: là toàn dân đánh giặc, sử dụng đấu tranh quần chúng
và vũ trang nhân dân, “bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên
đánh thực dân Pháp”.
+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế,
văn hoá, ngoại giao.
+ Kháng chiến lâu dài: là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của
Pháp, để có thời gian để củng cố, xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hoá
tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch,
đánh thắng địch.
8

+ Kháng chiến dựa sức mình là chính, trước hết phải độc lập về đường lối
chính trị, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến,
đồng thời coi trọng viện trợ quốc tế.
- Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định
thắng lợi.

2. KẾT QUẢ
2.1. Phong trào, chiến dịch và các con số đạt được trong quân sự
- Để thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ trên, theo sáng kiến
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27-3-1948, Ban Thường vụ Trung ương
Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Hướng thi đua chủ yếu
là tăng gia sản xuất và luyện quân lập công.
- Thực hiện chủ trương của Đảng, hàng nghìn cán bộ, hàng trăm đại đội độc lập
và đội xung phong công tác, đội vũ trang tuyên truyền đã được tăng cường
vào vùng tạm bị chiếm. Phong trào chống thuế, chống bắt phu, bắt lính, trừ
gian... nổi dậy đồng loạt ở nhiều nơi vùng sau lưng địch phát triển thành
phong trào tổng phá tề rầm rộ. Chính quyền bù nhìn bị tan vỡ từng mảng.
Chính quyền cách mạng được lập lại ở nhiều nơi với những hình thức thích
hợp.
- Phong trào nổi dậy của quần chúng kết hợp chặt chẽ với các cuộc tiến công
quân sự của dân quân, du kích và bộ đội chủ lực. Nhiều làng chiến đấu được
thành lập và đương đầu có hiệu quả với các cuộc càn phá ác liệt của địch (Cự
Nẫm, Cảnh Dương, Xuân Bồ, Vật Lại, Chi Lăng, Điện Tiến...). Các tiểu đoàn
tập trung tập dượt đánh chính quy, giành chiến thắng ở một số nơi (như Bắc
Cạn, Lạng Sơn, Trà Vinh, sông Lô...).
- Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở Chiến dịch
Biên giới. Lần đầu tiên, ta chủ động mở một chiến dịch tiến công quy mô lớn.
9

Một lực lượng lớn bộ đội chủ lực được huy động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Ngày 16-9-1950,
chiến dịch bắt đầu mở màn bằng trận Đông Khê. Qua 29 ngày đêm chiến đấu
ác liệt (từ ngày 16-9-1950 đến ngày 15-10-1950), ta đã diệt và bắt hơn 8.000
tên địch, đa số là lính Âu – Phi, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến
tranh, giải phóng hoàn toàn biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập. Phối hợp với
Chiến dịch Biên giới, quân dân cả nước tăng cường chiến đấu trên khắp các
mặt trận. Tính chung trong cả nước, ta đã tiêu diệt khoảng 12.000 tên địch,
giải phóng một số thị xã, thị trấn và nhiều vùng đất đai rộng lớn.
- Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm
lược của địch. Ta đã đập tan tuyến phòng thủ mạnh của địch, giải phóng hoàn
toàn khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập, nối liền Việt Nam với các
nước xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đánh dấu sự trưởng
thành vượt bậc về trình độ tác chiến và nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch của quân
đội ta. Quân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường
chính. Thắng lợi đó đã tạo ra một bước chuyển biến lớn đưa cuộc kháng chiến
bước vào giai đoạn mới. Quân đội ta đã nắm quyền chủ động chiến lược trên
chiến trường Bắc Bộ, chủ động tiến công và phản công ngày càng lớn.

2.2. Chiến trường ngoại giao


- Trên mặt trận ngoại giao, Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ
mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong phe XHCN. Đầu năm 1950,
Hồ Chí Minh thăm Quốc và Liên Xô, các nước dân chủ Đông Âu và Triều
Tiên. Với Lào và Campuchia, Đảng chủ trương “mở rộng mặt trận Lào –
Miên”.
10

2.3. Mặt trận văn hóa


- Tháng 7 – 1948, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức, nhất trí thông qua
đường lối, phương châm xây dựng nền văn hoá mới mang tính dân tộc, khoa
học, đại chúng.

2.4. Ý nghĩa
- Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải
công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương;
đã làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết
thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền
Bắc.
- Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và
cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống
trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của
thực phân Pháp.

3. TỔNG KẾT
 Câu 1. (NHCH-C105) Hội nghị Ban Thường vụ Trung Ương Đảng họp mở
rộng tại Làng Vạn Phúc họp vào thời gian nào?
A. Ngày 16/12/1946.
B. Ngày 17/12/1946.
C. Ngày 19/12/1946.
D. Ngày 18/12/1946.

 Câu 2. (NHCH-C169) Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến vào thời gian nào?
11

A. Đêm ngày 19/12/1946.


B. Đêm ngày 18/12/1946.
C. Sáng ngày 19/12/1946.
D. Sáng ngày 18/12/1946.

 Câu 3. (NHCH-C71) Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên
Xô vào thời gian nào?
A. Trung Quốc (18/01/1950); Liên Xô (30/01/1950).
B. Trung Quốc (01/01/1950); Liên Xô (05/01/1950).
C. Trung Quốc (18/02/1950); Liên Xô (30/02/1950).
D. Trung Quốc (01/03/1950); Liên Xô (05/03/1950).

 Câu 4. (NHCH-C110) Để thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên, ngày
27/03/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị:
A. Chống âm mưu dùng người Việt đánh người Việt.
B. Chống âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
C. Tiến hành chiến tranh du kích trên cả nước.
D. Phát động phong trào Thi đua ái quốc.
12

Nhận xét của Giảng viên

You might also like