You are on page 1of 8

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) bùng nổ và đường lối của

Đảng

[Nội dung highlighted vàng đưa vào pp]


- Bối cảnh:
Thực dân Pháp muốn khôi phục thực quyền ở Đông Dương, đánh đuổi những người Việt
Nam đang nắm quyền và tiến hành chiếm đóng miền Bắc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đưa ra chủ trương kháng chiến đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.
- Tình hình:
Sau khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào 2 – 9 – 1945 thì nước ta vẫn là một
chính quyền non trẻ. Mà tình hình lúc bấy giờ ngoài những thuận lợi còn có không ít khó
khăn trong nước lẫn ngoài nước...
 Thuận lợi
– Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời => Đảng
và nhân dân Việt Nam có bộ máy chính quyền nhà nước làm cộng cụ để xây dựng và bảo
vệ đất nước.
– Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, được hưởng
những thành quả của cách mạng => có quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
– Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh – vị thủ lĩnh giàu kinh nghiệm lãnh đạo, đã trở
thành đảng cầm quyền, là trung tâm đoàn kết toàn dân trong công cuộc đấu tranh để xây
dựng và bảo vệ chế độ cộng hoà dân chủ.
Đó là những thuận lợi trong nước, vậy tình hình ở ngoài nước có gì thuận lợi đối với
nhân dân ta?
– Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành -> phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc. Ngoài ra, các phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ
cũng phát triển ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
 Khó khăn
(Trong nước)
– Hệ thống quốc phòng
Bấy giờ, trong nước xuất hiện giặc ngoại xâm và nội phản:
+ Quân đội các nước đế quốc, dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật
Bản, lũ lượt kéo vào Việt Nam.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc. Theo sau Trung
Hoa Dân quốc là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh
hội (Việt Cách) với âm mưu xúc tiến thành lập một chính phủ bù nhìn. Dã tâm của chúng
là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ
của nhân dân Việt Nam.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho Pháp
trở lại xâm lược Việt Nam.
+ Ngoài ra còn quân Nhật đang chờ để giải giáp. Một bộ phận theo lệnh đế quốc Anh
đánh lại lực lượng vũ trang cách mạng, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng chiếm
đóng Nam Bộ.
Chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam lại có nhiều loại kẻ thù đế quốc cùng xuất hiện một
lúc như vậy.
 Gây khó khăn đối với hệ thống quốc phòng. Phía Bắc có quân Tưởng, phía Nam có
quân Anh, Pháp, Nhật.
–Chính trị:
+ Chính quyền cách mạng còn non trẻ, chưa được củng cố. Đảng và nhân dân Việt Nam
chưa có kinh nghiệm giữ chính quyền.
+ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa được các nước công nhận và đặt quan hệ
ngoại giao. Cách mạng Việt Nam ở trong tình thế bị bao vây, cô lập.
–Kinh tế, một hệ thống kinh tế vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu.
+ Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục. Nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở 9
tỉnh Bắc Bộ, tiếp theo đó là hạn hán kéo dài làm cho hơn một nửa diện tích ruộng đất
không thể cày cấy được.
+ Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng, Chính quyền cách mạng chưa quản lí được
ngân hàng Đông Dương. Trong khi đó quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các
loại tiền của Trung Quốc đã mất giá, càng làm cho nền tài chính thêm rối loạn.
–Văn hoá, xã hội:
+ Tàn dư văn hoá lạc hậu do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90%
dân số bị mù chữ.
+ Các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ngày đêm hoành
hành.
(Ngoài nước)

Chủ nghĩa đế quốc ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng, Việt Nam nằm trong
vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.

 Nhận xét: “Nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam bị đặt
trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối mặt với nạn đói
nạn dốt và thù trong, giặc ngoài.”

- Diễn biến dẫn đến cuộc kháng chiến:


– Trong hoàn cảnh đó, ngày 25 – 11 – 1945, Trung ương đảng ra bản chỉ thị “Kháng
chiến, kiến quốc”, xác định:
+ Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam “vẫn là giải phóng dân tộc”, khẩu hiệu
của nhân dân là “dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”;
+ Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược;
+ 4 nhiệm vụ cấp bách trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược,
bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân;
+ Phương hướng đối ngoại là “kiên trì nguyên tắc bình đẳng, hợp tác”, “thêm bạn, bớt
thù”, đối với quân Trung Hoa dân quốc thực hiện khẩu hiệu “Hoa, Việt thân thiện”, đối
với Pháp thực hiện “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.
–Thời điểm này cũng là thời điểm bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết
nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Với một số thành tựu như sau:
a. Đối với việc Xây dựng chính quyền cách mạng
– Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức cuộc Tổng tuyển
cử bầu Quốc hội trong cả nước. Hơn 90% cử tri đã đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
 Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và
quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc
lập; giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc
và tay sai, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện
nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì mới.
– Ngày 2/3/1946, Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên đầu
tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.
–Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và
phát triển. Viện Kiểm soát nhân dân và Toà án nhân dân được thành lập.
Nhận xét: bộ máy chính quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Đối với các vấn đề về nạn đói và khó khăn tài chính
–Các vấn đề về nạn đói và khó khăn về tài chính cũng dần được cải thiện:
* Giải quyết nạn đói
Để giải quyết nạn đói có 2 biện pháp được đề ra, biện pháp trước mắt và lâu dài...
– Biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hoà thóc gạo, đồng bào cả nước hưởng ứng lời
kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người. Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức
“ngày đồng tâm” để lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực để nấu rượu.
– Biện pháp lâu dài: toàn dân thi đua hăng hái tham gia sản xuất. bãi bỏ thuế thân và các
thứ thuế vô lí khác, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất công một cách công bằng.
– Nhờ có những biện pháp tích cực nói trên, chỉ sau một thời gian ngắn nạn đói bị đẩy
lùi, đời sống nhân dân nhất là nông dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp cả nước
nhanh chóng được phục hồi. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng.
* Giải quyết những khó khăn về tài chính
– Biện pháp trước mắt: Chính phủ phát động quyên góp, thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây
dựng “Quỹ độc lập”. Kết quả chỉ sau một thời gian ngắn nhân dân cả nước đã góp được
370 kg vàng và 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.
– Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, tại kì họp thứ 2 của Quốc hội quyết định lưu hành
tiền Việt Nam trong cả nước -> Những khó khăn về tài chính từng bước được đẩy lùi.
–Thêm nữa, các vấn đề về văn hóa – xã hội cũng được tập trung cải thiện nhằm xây dựng
tốt ý thức và trình độ của nhân dân do Bác cũng đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu.”
- Cuộc kháng chiến bùng nổ
 Giai đoạn 1946 – 1950: Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức
thực hiện
Sự hình thành Đường lối kháng chiến của Đảng
Từ cuối tháng 10-1946, Việt Nam chúng ta vẫn tiếp tục kiềm chế, kiên trì thực hiện chủ
trương hòa hoãn và bảy tỏ thiện chí hòa bình, nhân nhượng nhằm tìm kiếm con đường
hòa bình bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn nền độc lập, tự do của Việt Nam >< thực dân Pháp
ngày càng bộc lộ rõ thái độ bội ước, gây hấn, khiêu khích thậm chí gây xung đột quân sự.
Nhận thấy vậy, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ
nhất diễn ra vào ngày 19-10-1946 do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Hội nghị đề ra
nhận định “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh
Pháp”.
*20/11/1946, Pháp đổ bộ lên Lạng Sơn và Hải Phòng. Tiếp đó chiếm đóng trái phép ở Đà
Nẵng, Hải Dương, tấn công vào các vùng tự do của ta ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, hậu
thuẫn cho lực lượng phản động xúc tiến thành lập cái gọi là “Chính phủ Cộng hòa Nam
Kỳ” và triệu tập Hội nghị Liên bang Đông Dương.
*18/12/1946 Pháp gửi liên tiếp 3 tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam, ngang nhiên đòi
điều kiện hết sức ngang ngược “đòi kiểm soát trật tự trị an ở HN, đòi chiếm các trụ sở
quan trọng”. Nếu chúng ta k đáp ứng yêu cầu đó thì chậm nhất 20/12/1946 Pháp sẽ hành
động.
* Trước tình hình đó, Đảng và nhân dân ta chỉ còn 1 sự lựa chọn là đứng lên chống lại
thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập và chính quyền cách mạng. Ngày
12/12/1946, Trung ương ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
*19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra ở Hà Nội từ tối 19/12/1946, mở đầu cho cuộc
kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi của Nhân dân ta. Đến 20 giờ,
ngày 19/12/1946, nhà máy phát điện trung tâm vừa bị mìn làm nổ tung, quân dân Hà Nội
chuyển sang tiến công các vị trí của quân Pháp, đèn điện tắt trong tiếng súng rền vang.
Nhưng trong cuộc tổng giao chiến đầu tiên này, bộ chỉ huy mặt trận Hà Nội đã không tạo
được thế bất ngờ hoàn toàn. Cuộc tiến công đồng loạt chỉ giành được một nửa thắng lợi,
quân đội Pháp không bị tiêu diệt.
Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến (1947 - 1950)
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định chia cả nước thành các
khu và sau này thành các chiến khu quân sự. Đồng thời thành lập các Uỷ ban kháng chiến
hành chính. Tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến được chia ra làm 3 lĩnh vực chính:
Chính Trị - Kinh Tế - Quân Sự.
 Giai đoạn 1951 – 1954: Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) đã bùng nổ vào tháng
12/1946, khi Pháp tuyên bố tái chiếm Việt Nam sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ
hai. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ với hàng loạt các chiến dịch quy mô lớn, từ
Nam Bộ đến Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Bộ. Chúng ta có thể nhấn mạnh đến một số
sự kiện quan trọng trong quá trình đấu tranh:
(+) Chiến thắng Điện Biên Phủ: Trận Điện Biên Phủ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 năm
1954, kết thúc với chiến thắng của quân đội Việt Nam và đánh dấu sự kết thúc của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
 Chiến thắng này đã chứng minh cho thế giới thấy rằng, một quốc gia nhỏ bé như
Việt Nam có thể đánh bại một cường quốc như Pháp.
(+) Đại hội II của Đảng: Đại hội II của Đảng đã diễn ra vào tháng 3 năm 1951, với chủ đề
"Đoàn kết toàn dân chống thực dân, giành độc lập dân tộc". Tại đại hội này, Đảng đã đưa
ra chủ trương chiến đấu đến cùng và đẩy mạnh cuộc chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
(+) Sáng kiến 15 của Hồ Chí Minh: Sáng kiến 15 được đưa ra vào năm 1945, gồm ba yêu
cầu chính của Đảng đối với thực dân Pháp:
 Đưa Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập;
 Phá bỏ hệ thống thuộc địa;
 Thi hành chính phủ theo ý dân.
 Sáng kiến 15 đã làm rõ chủ nghĩa độc lập của đấu tranh của Việt Nam và đánh dấu
bước khởi đầu của cuộc kháng chiến.
(+) Đường lối "Không xâm lược, không đầu hàng": Đường lối này được Đảng đưa ra từ
những ngày đầu của cuộc kháng chiến.
 Nhận xét: Điều này đặc biệt quan trọng trong việc thu hút sự ủng hộ của dân tộc
và quốc tế đối với đấu tranh của Việt Nam.
Nhận xét: Những chiến dịch như Biên giới, Hòa Bình, Điện Biên Phủ đã chứng minh
sự thông minh, gan dạ của quân, dân Việt Nam, đồng thời cũng minh chứng cho đường
lối của Đảng đúng đắn, tiên tiến và hiệu quả trong cuộc chiến.

Tất cả các sự kiện này đều minh chứng cho đường lối và chiến thuật khôn ngoan của
Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Vậy thì nội dung đường lối
này ra sao và nó có ý nghĩa như thế nào trong việc tiến hành kháng chiến và việc đánh
dấu mốc trong sự trưởng thành của Đảng?
NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25-11-1945)
Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3-3-1946)
Chỉ thị Hòa để tiến (9-3-1946)
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946)
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (8-1947)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐƯỜNG LỐI


* Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền độc lập,
tự do, thống nhất hoàn toàn; vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hòa bình thế giới...
* Tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc chiến tranh
cách mạng nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu
dài. Là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc
kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
* Phương châm của cuộc kháng chiến: “Kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện,
kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính”
- Kháng chiến toàn dân: là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân, động viên toàn
dân tích cực tham gia kháng chiến.
- Kháng chiến toàn diện: là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ
bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao, trong đó
mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn, mang tính quyết định.
- Kháng chiến lâu dài: là vừa đánh tiêu hao lực lượng địch vừa xây dựng phát triển
lực lượng ta, từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường có
lợi cho ta.
- Dựa vào sức mình là chính: là phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy nguồn
sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu,
nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân.
* Triển vọng của cuộc kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định
thắng lợi.
Ý NGHĨA CỦA ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn đúng
đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
tiến lên. Đường lối đó được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong suốt quá trình kháng
chiến và trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Pháp.

You might also like