You are on page 1of 9

Xin chào các bạn mình là Minh Ngọc

CHƯƠNG II
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN, HOÀN THÀNH GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1945 - 1975)
I.Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1945-1954)
1.Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945-1946)
a.Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
Thuận lợi:
- Quốc tế:
+ Hệ thống XHCN được hình thành trên diện rộng, đứng đầu là Liên Xô. Bên cạnh đó mình sẽ
nói thêm về cách mạng tháng Mười Nga. Hơn một thế kỷ trước, trong lúc cách mạng nước ta
đang rơi vào bế tắc như “không có đường ra” thì tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo thiên tài của
lãnh tụ V. I. Lê-nin và Đảng Bolshevik, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng
lên lật đổ chế độ Nga hoàng, lập nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra thời đại
mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Thắng lợi vĩ đại ấy không chỉ “làm rung chuyển” cả
thế giới đương đại mà còn tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của cách mạng Việt
Nam từ đó về sau.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa dâng cao.
- Trong nước:
+VN trở thành quốc gia độc lập, tự do.
+Có Đảng và hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.(hết slide)
Khó khăn:
- Quốc tế:
+ Chủ nghĩa đế quốc tấn công đàn áp phong trào cách mạng, Việt Nam vẫn nằm trong vòng vây
của chủ nghĩa quốc
- Trong nước:
+ Hệ thống chính quyền cách mạng còn non trẻ, thiếu thốn về mọi mặt.
+ Hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề ( nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết
qua tác phẩm Vợ nhặt ta cũng đã thấy rõ điều đó; nạn dốt; ngân sách Nhà nước trống rỗng,…)
+ Phía Bắc 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo quân vào chiếm đóng; Phía Nam 2 vạn quân Anh
- Ấn đổ bộ vào Sài Gòn.
+ 23/9/1945 quân Pháp núp bóng quân Anh nổ súng tái chiếm Nam Bộ.(hết slide)
 Nền độc lập Việt Nam đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vừa đối phó nạn đói,
nạn dốt, vừa đối phó thù trong, giặc ngoài. Có thể thấy nước ta khó khăn nối tiếp khó
khăn (hết slide)
b.Tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam bộ, đấu tranh báo vệ chính
quyên non trẻ
3/9/1945: Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch HCM, xác định
nhiệm vụ trước mắt là: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
25/11/1945: Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc:
Mục tiêu của Cách mạng Đông Dương là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu “Dân tộc trên hết. Tổ
quốc trên hết”.
Nhiệm vụ:” củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời
sống nhân dân”.
Nhanh chóng xúc tiến bầu cử Quốc Hội, thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến Pháp

Đây là hình chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân tăng gia sản xuất(chỉ lên hình)hết slide
 2 nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam là xây dựng đất nước đi đôi với bảo
vệ đất nước.(hết slide)
Mình xin thuật lại lời của chủ tịch Hồ Chí Minh vào Ngày 28-9-1945, Bác Hồ viết bài kêu gọi
“sẻ cơm nhường áo” đăng trên Tờ Cứu quốc: “Hỡi đồng bào yêu quý, từ tháng giêng đến tháng
bảy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng
thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta
không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ
10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân
nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi
đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái
hưởng ứng lời đề nghị nói trên. Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào”.
Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi.
Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ” để chống
giặc dốt, xoá nạn mù chữ.
6/1/1946: cả nước tham gia bầu cử Quốc Hội.
2/3/1946: Quốc hội khoá I đã họp phiên đầu tiên, thành lập Chính phủ chính thức.
9/11/1946: Quốc Hội thông qua hiến pháp đầu tiên của Nhà nước VN Dân chủ Cộng hoà.(hết
slide)

c.Tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam bộ,
đấu tranh báo vệ chính quyền non trẻ

- Nguyên nhân:
+ Sau vụ khiêu khích trắng trợn ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn, thực dân Pháp ráo riết thực hiện mưu
đồ xâm lược Việt Nam.
- Diễn biến:
+ Sáng 23/9/1945 Tổng bộ Việt Minh đã nhanh chóng thống nhất, đề ra chủ trương kháng chiến
chống quân xâm lược Pháp.(hết slide)
+ 28/2/1946: Ký kết bản hiệp ước Trùng Khánh (hiệp ước Hoa – Pháp) giữa chính phủ Pháp và
chính phủ Trung Hoa.
 Việt Nam đứng trước tình thế vô cùng nguy hiểm, phải đối mặt với 2 kẻ thù xâm lược là
Pháp và Tưởng trong khi lực lượng cách mạng còn non yếu.
+ 3/3/1946: TW Đảng đề ra chỉ thị “Tình hình chủ trương” với chủ trương tạm thời “dàn hoà với
Pháp”: đòi Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết với Việt Nam.
+ 6/3/1946: Việt Nam ký với Pháp hiệp định sơ bộ.
+ 9/3/1946: Ban Thường Vụ Trương Ương Đảng ra chỉ thị Hoà để tiến.(hết slide)
- Kết quả:
+ 14/9/1946: Việt Nam ký Tạm ước Mácxay, đồng ý nhân nhượng cho Pháp 1 số quyền lợi kinh
tế, văn hoá ở VN, cam kết đình chỉ chiến sự ở Nam bộ để tiếp tục đàm phán.
- Ý nghĩa:
+ Các chủ trương, sách lược và biện pháp đúng đắn của Đảng đã ngăn chặn được bước
tiến của quân xâm lược Pháp ở Nam bộ, vạch trần và làm thất bại âm mưu, hoạt động
chống phá của kẻ thù.
+ Củng cố và giữ vững bộ máy Nhà nước , tạo thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
lâu dài.(hết slide)
2. Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trinhg tổ chức thực hiện (1946-1950)
a) Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng
Cuối tháng 10-1946, Việt Nam tiếp tục kìm chế, kiên trì thực hiện chủ trương hòa hoãn với bày
tỏ thiện chí hòa bình, nhưng thực dân Pháp bộc lộ rõ thái độ bội ước, gây hấn, gây xung đột quân
sự.
Cuối tháng 11-1946, tấn công các vùng tự do của ta ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ.(như Hải
Phòng, Lạng Sơn, ở Đà Nẵng, Hải Dương)

Thành phố Hải Phòng đổ nát sau khi bị pháo trên tàu của giặc Pháp từ ngoài biển tấn công( chỉ lên
hình)
Chiến sĩ quyết tử Trần Thành (Nguyễn Văn Thiềng) ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp năm 1946(chỉ lên hình)

Ngày 18-12-1946, đại diện Pháp ở Hà Nội đơn phương tuyên bố cắt đứt liên hệ với Chính phủ
Việt Nam(hết slide).
Ngày 12-12-1946, Trung ương ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến
Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực
dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ.
Hỡi đồng bào,
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc.
Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc, ai có súng dùng súng, ai có
gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân
Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng
để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân
tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm.
Hà Nội ngày 19/12/1946
Hồ Chí Minh”

Tối ngày 19-12-1946 quân, dân Hà Nội và ở các đô thị từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra đã đồng loạt nổ
súng, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc
Giang quân và dân ta cũng đồng loạt nổ súng tấn công vào các vị trí đóng quân của địch.(hết
slide)chỉ lên hình
Nội dung cơ bản của đường lối:
+Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Đánh đổ thực dân
+Tính chất của cuộc kháng chiến:Là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn
diện và lâu dài.
+Phương châm của cuộc kháng chiến: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào chính
sức mình là chính.
+Kháng chiến toàn dân: là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân tích cực
tham gia kháng chiến(hết slide).

+Kháng chiến toàn diện: là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ bằng quân sự
mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao
+Kháng chiến lâu dài: là vừa đánh tiêu hao lực lượng địch vừa xây dựng, phát triển lực lượng
+Dựa vào sức mình là chính: là phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, huy nguồn sức mạnh vật
chất, tinh thần vốn có trong nhân dân ta làm chỗ dựa(hết slide).
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn đúng đắn,
trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tiến lên(hết slide).
b) Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến (1947-1950)
Ngày 6-4-1947, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương, nhấn
mạnh việc mở rộng mặt trận
Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng tiếp tục đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, tự
cấp, tự túc lương thực, duy trì phòng trào bình dân học vụ
Về quân sự, Thu Đông 1947, thực dân Pháp huy động lục quân, hải quân và không quân tiến lên
vùng ATK Việt Bắc.(vùng an toàn khu Việt Bắc)
Ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công
của giặc Pháp. Ngày 21-12-1947, quân và dân ta đã bẻ gãy tất cả cac mũi tiến công nguy hiểm
của giặc Pháp.(hết slide)chỉ lên hình
Tháng 11-1949, Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự.
Từ cuối năm 1948 đầu năm 1949, Trung ương Đảng chủ trương tăng cường phối hợp chiến đấu
với quân, dân Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở rộng chiến dịch quân sự tiến
công địch dọc tuyến biên giới Việt-Trung thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn (Chiến dịch Biên
giới Thu Đông 1950).(hết slide )chỉ lên hình

You might also like