You are on page 1of 7

TIỂU LUẬN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


GIẢNG VIÊN: TH.S BÙI THỊ HUYỀN
HỌ VÀ TÊN: QUÁCH HỒNG TÂM ANH
MSSV: 31201024533
STT: 08
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 22D1HIS51002629
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 03/2022
31201024533 | TIỂU LUẬN | LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BÀI LÀM
Câu 1: Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Tháng Tám năm 1945,
Đảng và chính quyền cách mạng đã có những chủ trương, đường lối như thế nào để có thể
vượt qua tình thế trên (1945-1946)? (4 điểm)
Là người Việt Nam thì chắc hẳn ai cũng đã từng nghe câu ví von, trêu chọc nhau “Ăn như
chết đói năm 45”. Câu nói này xuất phát từ một giai đoạn có thật trong lịch sử Việt Nam những
năm sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nước ta vừa ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó
khăn, thử thách. Quân đội các nước Đồng minh với danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã lũ lượt
kéo vào nước ta, nhân dân cả nước đói nghèo, lầm than sống trong cảnh mù con chữ nhưng lại
luôn chịu sự kiềm hãm của Nhật, Pháp. Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính quyền cách
mạng non trẻ của Việt Nam trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với
nạn đói, nạn dốt và thù trong, giặc ngoài trong khi những thuận lợi của ta là hết sức cơ bản.
Ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Chính phủ và nêu ra 6
việc cấp bách cần phải làm ngay. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai việc quan trọng nhất là
cứu đói ở Bắc và đánh giặc ở Nam. Đó là hai nhiệm vụ trước mắt, nhưng cũng là hai nhiệm vụ
chiến lược. Trên cơ sở phương hướng đó, ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra “Chỉ thị Kháng
chiến kiến quốc”. Sau khi phân tích những thay đổi căn bản vê tình hình quốc tế và trong nước
sau đại chiến thế giới thứ hai, Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân
dân ta lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện
đời sống nhân dân. Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra các biện pháp bảo vệ và xây
dựng chế độ mới, đối phó với các lực lượng phản động quốc tế đang bao vây, tấn công cách
mạng:
Xây dựng chính quyền cách mạng
Chỉ một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời công bố
lệnh tổng tuyển trong cả nước. Ngày 6-1-1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù,
hơn 89% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu khắp cả nước vào Quốc hội,
tượng trưng cho khối đoàn kết dân tộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta
được thực hiện quyền công dân. Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương cũng đã tiến hành bầu cử
Hội đồng nhân dân các cấp theo phổ thông đầu phiếu. Ngày 2-3-1946, tại kì họp đầu tiên ở Hà
Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế
độ mới, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng
đầu lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946.
Giải quyết nạn đói – “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Trong sáu vấn đề cấp bách nhất Chính phủ cần giải quyết ngay mà Hồ Chí Minh đã nêu lên
trong phên họp đầu tiên của Chính phủ, vấn đề số một là cứu đói. Bác nói: “Nhân dân ta đang
đói... những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống”. Có
hai giải pháp chống giặc đói:
Giải pháp cấp cứu: Nhường cơm sẻ áo. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động chiến dịch tăng gia
sản xuất và cứu đói. Người kêu gọi nhân dân và gương mẫu thực hiện “nhường cơm sẻ áo” bằng
cách “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa”, đem gạo đó để cứu dân nghèo. Ngay từ giữa tháng 9, Chính
phủ đã tổ chức một lễ phát động phong trào cứu đói. Buỗi lễ này được tổ chức long trọng tại
Nhà hát lớn. Cụ Ngô Tử Hạ, người cao tuổi nhất trong Quốc hội, là chủ tịch của buổi lễ, đã long
trọng đọc lời kêu gọi toàn dân hãy nhường cơm sẻ áo, mỗi nhà bớt một chút gạo để giúp những
người đang đói.

31201024533 | TIỂU LUẬN | LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1


Giải quyết vấn đề từ gốc: Tăng gia sản xuất. Phát động tăng gia sản xuất, đắp đê, khai hoang
vỡ hóa. Thực hiện giảm tô 25%, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác. Tịch thu ruộng đất
của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công. Tăng gia sản xuất
không chỉ là cơ sở để giải quyết triệt để nạn đói, mà còn là cơ sở cho toàn bộ chính sách kinh tế
của Chính phủ Cách mạng Việt Nam. “Thực túc thì bình cường. Cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng
ta thực hiện tấc đất tấc vàng thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. Tăng gia sản xuất!
Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta
ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập”. Cho đến đầu
năm 1946, công tác đê điều đã hoàn thành. Đồng thời với việc đắp đê, gấp rút tiến hành trồng
trọt, thực hiện khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”. Chính quyền tất cả các địa phương cho phép sử
dụng những đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt. Mặt trận quyết định
nhất của tăng gia sản xuất cuối năm 1945 đầu 1946 là trồng màu bù cho phần thiếu hụt về lúa.
Đây là giải pháp sáng suốt. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp 4 lần so với thời kỳ Pháp thuộc.
Bằng chứng rõ nhất là dân không đói, giá thóc gạo không tăng mà giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.
Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa cho nhân
Xóa nạn mù chữ là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Ngày 8-9-1945 Chủ
tịch Hồ Chỉ Minh ký sắc lệnh mở Nha bình dân học vụ, phát động phong trào xóa nạn mù chữ
trong toàn dân. Đến tháng 3-1945 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có 3 vạn lớp học với 81 vạn học
viên, các trường trung học, tiểu học phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước
đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ. Chiến dịch xóa nạn mù chữ cơ bản được hoàn
thành. Đi đôi với việc diệt “giặc dốt”, việc bổ túc văn hóa để củng cố sự độc thông, viết thạo của
những người đã thoát nạn mù chữ được tổ chức và đẩy mạnh, trình độ văn hóa của nhân dân
cũng được nâng lên. Chính phủ cũng vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn
hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu.
Giải quyết khó khăn về tài chính
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện lớn
nhất của nhân dân cả nước hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào
“Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, nhân dân ta hăng hái đóng góp tiền của, vàng bạc ủng
hộ nền độc lập của Tổ quốc. Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân đã tự nguyện đóng góp 370
kilôgam vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”. Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu
hành tiền Việt Nam trong cả nước, thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.
Nội phản
Vạch trần bộ mặt của bọn phản động, trừng trị các tổ chức phản cách mạng, tay sai của
Tưởng, giải tán các Đảng phái phản động như: “Đại việt quốc gia xã hội Đảng'’, “Đại việt quốc
dân Đảng”.
Chống ngoại xâm
Trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách
lược phân hóa kẻ thù, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Cuộc đấu tranh này
diễn ra qua hai thời kỳ:
Trước ngày 06-03-1946: Ta hòa hoãn với Tưởng để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ.
Đối với Tưởng ở miền Bắc: Ta nhận cung cấp lương thực và lưu hành đồng Quan kim, Quốc
tệ. Nhượng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ cho bọn tay sai của Tưởng. Đảng
tạm rút vào hoạt động bí mật với “sách lược” tự giải tán, chỉ để lại một bộ phận hoạt động công
khai dưới danh nghĩa là Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên mọi sự nhân nhượng phải
bảo đảm các nguyên tắc: Chính quyền được giữ vững; Đảng phải lãnh đạo chính quyền; Chủ
tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu Chính phủ; Độc lập chú quyền của đất nước phải được tôn
31201024533 | TIỂU LUẬN | LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 2
trọng. Tóm lại: Nhân nhượng với Tưởng là cần thiết, đó là một sách lược đúng đắn, sáng tạo,
hòng tập trung lực lượng chống Pháp ở Nam Bộ, giảm bớt khó khăn cho ta, vô hiệu hóa quân
Tưởng xâm lược.
Đối với Pháp ở Nam Bộ: Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức cuộc mít
tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn ra làm 47 người bị chết, nhiều người bị
thương. Ngày 6-9, quân Anh đến Sài Gòn, chúng yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết
tù binh Pháp, trang bị vũ khí cho số quân này và cho số quân Pháp chiếm đóng ở bến tàu, cùng
một số nơi khác trong thành phố. Đồng bào Nam Bộ đã kiên quyết đánh trả bọn xâm lược, bằng
mọi thứ vũ khí và mọi hình thức ngăn cản không cho thực dân Pháp mở rộng địa bàn chiếm
đóng. Nam Bộ xứng đáng là “thành đồng của Tổ quốc”. Ngày 5-10-1945, tướng Lơcơléc đến Sài
Gòn cùng với đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp đưa sang. Có sự hỗ trợ của quân Anh,
Nhật, quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Cuối
tháng 10-1945, hội nghị Xứ ủy mở rộng được triệu tập. Sau khi rút kinh nghiệm chỉ đạo kháng
chiến, hội nghị quyết định chấn chỉnh tổ chức, tăng cường sự lãnh dạo của Đảng, xây dựng cơ sở
bí mật... Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ
Nam Bộ kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả
nước đã ủng hộ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Vấp phải tinh thần chiến đấu của quân dân ta, quân
Pháp bị chặn đứng ở nhiều nơi, như Nha Trang, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột. Trong khi đó các
tỉnh Nam Bộ và ngay trong thành phố Sài Gòn, quân ta vẫn tiến hành chiến tranh du kích, tạo
điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị tổ chức kháng chiến lâu dài.
Từ 6-3-1946 trở đi (19-12-1946): Ta chủ trương hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
Hiệp định sơ bộ (06/3/1946)
Hiệp định sơ bộ được ký kết do Tưởng và Pháp ký kết Hiệp ước Hoa - Pháp vào ngày
28/2/1946 với nội dung: Với Hiệp ước Hoa - Pháp đã buộc nhân dân ta phải chọn một trong hai
con đường: Hoặc cầm vũ khí đứng lên chống Pháp khi chúng kéo ra Bắc, đồng thời chống lại cả
quân Tưởng, hoặc chủ động hòa hoãn với Pháp đề đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh
thủ thời gian để xây dựng lực lượng. Đảng và Chính phù ta đã quyết định chọn giải pháp thứ hai,
đó là hòa với Pháp bàng cách kí Hiệp định sơ bộ. Ngày 6-3-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay
mặt Chính phủ ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ với các nội dung cụ thể sau: Chính phủ Pháp
công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, có nghị viện,
có quân đội, có tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận
để cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân
Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam bộ, tạo không khí thuận lợi
cho việc đàm phán chính thức tại Phông-ten-ơblô. Ý nghĩa: Ta đã nhanh chóng đẩy được quân
Tưởng về nước, tránh được một kẻ thù nguy hiểm, quét được bọn tay sai phản động, tránh được
cuộc chiến đấu bất lợi cho ta; Tranh thủ thời gian hòa hoãn để củng cố chính quyền xây dựng
lực lượng vũ trang chuẩn bị cho chiến đấu lâu dài; Tạm thời ngăn chặn được âm mưu mở rộng
chiến tranh xâm lược ra toàn quốc của thực dân Pháp, buộc Pháp phải công nhận Chính phủ ta;
Hiệp định sơ bộ thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình
thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Tạm ước 14-9-1946: Sau khi ký Hiệp định sơ bộ, cuộc đàm phán chính thức của hai chính
phủ được tổ chức tại Phông-tên-ơblô kéo dài hai tháng nhưng cuối cùng thất bại. Quan hệ Việt -
Pháp trở nên căng thẳng, có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, đề kéo dài thời gian
hòa hoãn và tranh thủ xây dựng lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp bản
Tạm ước 14-9 tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Đó cũng là
giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.

31201024533 | TIỂU LUẬN | LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 3


Tóm lại, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong khi cả nước đang tập trung cho cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã khẳng định chủ trương kết hợp chặt chẽ xây
dựng nền văn hóa nói chung, đời sống mới nói riêng với kháng chiến, kết hợp kháng chiến với
kiến quốc, cuộc vận động đời sống mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng được đông đảo nhân
dân cả nước hưởng ứng nhằm xây dựng đạo đức mới với nội dung cần, kiệm, liêm, chính, bài trừ
các tệ nạn của xã hội cũ như rượu chè, cờ bạc, mại dâm, những hủ tục, cúng lễ, ma chay, cưới
xin linh đình ra khỏi đời sống xã hội. Những thành quả bước đầu trong một năm kiến quốc, xây
dựng chế độ mới đã đặt nền móng vững chắc cho nhà nước cách mạng vượt qua tình thế hiểm
nghèo.
Câu 2: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn
trên. Từ việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử trên anh, chị rút ra được bài học kinh
nghiệm nào cho bản thân? (6 điểm)
Ý nghĩa lịch sử
Ý nghĩa lớn nhất của giai đoạn 1945- 1946 với lịch sử dân tộc là: Thành quả một năm kiến
quốc, xây dựng chế độ mới đã đặt nền móng vững chắc, tạo dựng sức mạnh to lớn của dân tộc
trên nền tảng dân chủ nhân dân để chiến đấu và chiến thắng thù trong giặc ngoài, đưa nước nhà
vượt qua tình thế hiểm nghèo vào những năm sau Cách mạng tháng Tám. Giai đoạn này là bản
lề có ý nghĩa đối với nước ta đến tận hôm nay: Ta đã xây dựng được cơ sở vật chất, cơ sở xã hội
và cơ sở pháp lý cho chính quyền, tức là xây dựng nền móng cho chế độ mới, tạo được thực lực
cho ta để đấu tranh chống giặc ngoại xâm là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước vào năm 1975.
Những sách lược sáng suốt của Đảng không chỉ có ý nghĩa đối với giai đoạn kiến quốc, chuẩn
bị cho cuộc kháng chiến tại miền Nam mà còn có ý nghĩa là tiền đề cho nhiều chủ trương, biện
pháp hay của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đất nước gặp những khó khăn sau này, điển
hình là giai đoạn khó khăn trước đại dịch Covid-19. Những thành tựu ấy không chỉ là niềm tự
hào to lớn mà còn là động lực cho Đảng và nhân dân kiên trì, cố gắng quyết tâm phát triển đất
nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Từng đường đi nước bước của Đảng là một nghệ thuật mà không chỉ Nhà nước Việt Nam áp
dụng mà còn là ngọn đèn soi sáng cho nhiều quốc gia thuộc địa trên thế giới. Hình ảnh một đất
nước nghèo bị đô hộ đã mạnh mẽ đứng lên giành độc lập và vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc” là nguồn cảm hứng vô tận, tiếp sức cho nhiều quốc gia nhỏ bé, còn chịu nhiều áp bức, vùng
lên đòi lại chủ quyền lãnh thổ, quyền tự do dân tộc.
Bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn 1945-1946
Hơn 75 năm đã trôi qua kể từ sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Thành quả đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó, những bài học kinh nghiệm
được đúc kết từ giai đoạn 1945-1946 là nhân tố đặc biệt quan trọng, hàm chứa giá trị lý luận và
thực tiễn sâu sắc quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Một là, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình đất nước ngay từ những
ngày đầu. Với đường lối cơ bản là “Kháng chiến và kiến quốc”, giai đoạn 1945-1946 ghi nhận
những chủ trương của Đảng về việc củng cố, xây dựng lực lượng, tiến hành xây dựng bộ máy
nhà nước, đưa ra các chủ trương giải quyết nạn đói, nạn dốt, vấn đề tài chính và các chính sách
ngoại giao phù hợp. Những biện pháp mà Đảng đưa ra đã cho thấy được sự lãnh đạo tài tình của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta.
Hai là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính
quyền cách mạng. Trong giai đoạn khó khăn của đất nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới
31201024533 | TIỂU LUẬN | LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 4
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là yếu tố chủ yếu đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh hiểm nghèo.
Do Đảng đề ra những chính sách chống giặc đói, giặc dốt hay và nhân dân quyết tâm tin tưởng
Đảng, đem hết của cải đóng góp cho quốc gia nên nạn đói, nạn dốt mới được đẩy lùi kịp thời.
Ba là, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự
nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết
trong hoàn cảnh cụ thể. Những biện pháp ngoại giao mềm dẻo là một nghệ thuật chiến tranh của
Đảng và Nhà nước ta. Đảng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận đúng vấn
đề, thực hiện linh hoạt các đối sách với quân Pháp song tận dụng thời cơ để tiêu diệt kẻ thù.
“Lấy lùi làm tiến” là một bài học rất sáng tạo của Đảng ta.
Bốn là, tận dụng khả năng hoà hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân,
đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ
địch bội ước. Mặc dù đã hòa hoãn nhưng không thể xem địch là bạn, luôn hiểu được điều này,
nhà nước ta luôn dè chừng và chuẩn bị những phương án đối phó với những diễn biến xấu khó
thể xảy ra trên đất nước. Đồng thời, lợi dụng thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng sẵn sàng
chiến đấu cho cuộc kháng chiến toàn quốc sắp đến.
Năm là, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, luôn luôn sáng tạo và học hỏi những
điều hay. Từ bài học "lấy dân làm gốc" suốt quá trình đổi mới, Ðảng đã lắng nghe, tổng kết sáng
kiến, nguyện vọng của nhân dân chăm lo đời sống nhân dân, vừa bổ sung phát triển đường lối
vừa hiện thực hóa mục tiêu vì dân. Ðảng và Nhà nước luôn luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và
hạnh phúc của nhân dân lên trên hết, trước hết.
Bài học kinh nghiệm cho bản thân
Sau khi nghiên cứu những sự kiện lịch sử Việt Nam trong giai đoạn sau Cách mạng tháng
Tám (1945-1946), em cảm thấy vô cùng nể phục tầm nhìn của Bác và các vị lãnh đạo lúc bấy
giờ, đồng thời cũng tự đúc kết những bài học cho bản thân để áp dụng trong thực tế. Theo cá
nhân em, bài học lớn nhất để vượt qua khó khăn là ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết.
Trong giai đoạn khó khăn của đất nước mặc dù có sự lãnh đạo tài tình của Bác và Đảng nhưng
nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm và ý thức vì mọi người, vì tổ quốc của nhân dân thì nước ta
cũng không thể vượt qua khó khăn. Lúc ấy, mỗi người dân ai có ít góp ít, có nhiều góp nhiều,
đều vì mục tiêu chung là giúp đất nước đẩy lùi thù trong giặc ngoài. Từ điều này, em ý thức
được trách nhiệm của bản thân ngay từ những việc nhỏ như làm việc nhóm hay những việc lớn
hơn là trách nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia. Đối với việc làm việc nhóm, em hiểu được
phải hoàn thành tốt phần việc của mình, sẵn sàng giúp đỡ bạn cùng nhóm khi bạn gặp những vấn
đề khó khăn không mong muốn. Còn đối với xã hội, điển hình là việc chung tay đẩy lùi Covid-
19 ở nước ta, em ý thức được việc tuân thủ những quy định của nhà nước đồng thời tự giác rửa
tay, xịt khuẩn, tuân thủ quy tắc 5K, tiêm phòng đầy đủ. Đối với em, đại dịch Covid-19 lúc này
cũng là một lũ “giặc”, các chỉ thị 15, 16, 17 bây giờ như là chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” năm
1945, bản thân em nói riêng và cả nhân dân Việt Nam nói chung cần phải kiên cường, đoàn kết
chung tay giúp đỡ nhau đưa Việt Nam vượt qua đại dịch. Trong đợt dịch vừa qua, em và các bạn
có tham gia làm từ thiện quyên góp thức ăn cho người vô gia cư ở địa phương và tham gia tuyên
truyền công tác phòng, chống dịch bệnh. Hành động này tuy nhỏ nhưng em tin rằng cũng đã
phần nào kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, “lá lành đùm lá rách” từ xưa của nhân
dân ta. Bài học tiếp theo mà em đã tiếp thu được là tinh thần yêu nước, luôn tin tưởng, kiên trì
với đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Đọc những bài viết và xem những thước phim về những
năm đói khổ của đồng bào ta khiến em vô cùng cảm động và thương xót, nạn đói năm ấy đã
cướp đi tính mạng của hơn 2 triệu đồng bào, nhưng nhân dân ta vẫn luôn mạnh mẽ, cố gắng xây
dựng đất nước, kiên trì đấu tranh cho nền độc lập dân tộc, vì thế ngày nay, thế hệ con cháu như
chúng em, những con người được ăn no mặc ấm, được giáo dục và chăm sóc đầy đủ càng phải

31201024533 | TIỂU LUẬN | LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 5


có trách nhiệm kế thừa, giữ gìn và phát huy tinh thần ấy. Em sẽ luôn giữ vững tinh thần của một
công dân tốt, một lòng yêu nước và tin tưởng Đảng và Nhà nước Việt Nam, cố gắng học tập và
phát huy những phẩm chất cao đẹp từ xưa của dân tộc ta, đồng thời em xin hứa sẽ tránh xa
những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, quyết tâm trở thành một công dân toàn cầu, góp phần đưa
Việt Nam sánh ngang với bạn bè quốc tế.
NGUỒN THAM KHẢO
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sử dụng trong
các trường đại học – hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Cổng thông tin điện tử huyện Thọ Xuân (2021), Lịch sử đảng bộ huyện Thọ Xuân- Chương
III: Chống thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt, bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám,
chuẩn bị kháng chiến chống Pháp (8-1945 - 12-1946). Truy cập tại:
https://thoxuan.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/tong-quan/lich-su-dang-bo-huyen-tho-xuan/
tap-1/chong-thu-trong-giac-ngoai-giac-doi-giac-dot-bao-ve-thanh-qua-cach-mang-thang-tam-
chuan-bi-khang-chien-chong-phap-8-1945-12-1946.html
- Nguyễn Vân Chương (2014), Cách mạng Tháng Tám và bài học nêu cao trách nhiệm trong
công việc và cuộc sống, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Điện Biên. Truy cập tại:
https://dienbientv.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-tri/201408/cach-mang-thang-tam-va-bai-hoc-neu-
cao-trach-nhiem-trong-cong-viec-va-cuoc-song-2332636/

- HẾT -

31201024533 | TIỂU LUẬN | LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 6

You might also like